129 25 71 6.6 2 Học nhóm, thường xuyên trao
2.3.3.2. Mong muốn của cha mẹ đối với nghề nghiệp của con khi trƣởng thành
Từ những năm 1994 đến nay, kết quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nên cho đến nay mỗi gia đình ở Hội Phụ chỉ có từ 1- 2 con. Với số con ít nên việc đầu tư, quan tâm chăm sóc của bố mẹ đến việc học của con đươc tốt hơn.
Bảng số liệu cho thấy những mong muốn của các bậc phụ huynh ở Hội Phụ với nghề nghiệp của con khi trưởng thành. Mong muốn nghề nghiệp của cha mẹ với con cái ở Hội Phụ có thể chia ra làm tiêu chí nghề “ở địa phương” và “thốt lý”, cho thấy, tỷ lệ mong muốn con cái làm việc tại địa phương rất thấp 2.5% với con trai và 9.7% với con gái.
Bảng 2.12: Mong muốn nghề nghiệp cho con trai và con gái ở Hội Phụ Nghề nghiệp Mong muốn của cha mẹ đối với
nghề nghiệp của con Con trai Con gái
Làm ruộng tại địa phương 0% 0% Buôn bán tại địa phương 1.5 2.7 Làm nghề khác tại địa phương 1.0 7.0 Đi thốt ly làm cơng nhân 20 17 Đi thoát ly làm cán bộ viên chức nhà nước 60.7 39.7 Đi thốt ly bn bán 12 23 Đi thoát ly làm nghề khác 4.8 10.6
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra phụ huynh học sinh, tháng 7/2011)
Điều dễ nhận thấy từ bảng số liệu này là: khơng có bậc phụ huynh nào được hỏi muốn cho con làm ruộng tại địa phương, ngồi ra mong muốn con bn bán tại
đia phương chiếm tỷ lệ nhỏ 1.5% với con trai và 2.7% với con gái, trong khi đó đi thốt ly làm nghề khác có cao hơn, đi thốt ly bn bán là 12% với con trai và 23% với con gái, đi làm nghề khác 4.8% với con trai và 10.6% với con gái.
Trong khi đó, mong muốn thốt ly làm cơng chức nhà nưỡc chiếm tỷ lệ cao nhất 60.7% với con trai, 39.7% với con gái. Từ kết quả khảo sát, điều tra xã hội học bằng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp với phỏng vấn sâu tại Hội Phụ cho thấy, phần lớn các gia đình được hỏi đều muốn con cái mình trở thành “cán bộ, viên chức”.
Một số ý kiến người được hỏi cho rằng làm cán bộ viên chức là cơng việc có thu nhập ổn định, cơng việc này địi hỏi con cái cần phải học ĐH, CĐ. Trong quan niệm của người dân Hội Phụ để có thể có việc làm và lập nghiệp ở khu vực nhà nước thì con cái phải cố gắng học hành, thi cử đỗ đạt. Mong muốn và tâm lý của phần lớn các bậc phụ huynh ở Hội Phụ là con cái thốt ly nghề nơng vốn có thu nhập thấp vất vả, khơng có địa vị xã hội để trở thành những người thăng tiến, thành đạt và có địa vị trong xã hội thì phải học và thi cử đỗ đạt. Hơn nữa, sự đỗ đạt của con không chỉ mang lại sự yên tâm cho bố mẹ mà còn là niềm tự hào của bố mẹ cho nên tâm lý phổ biến ở Hội Phụ hiện nay, các bậc phụ huynh thường chỉ muốn cho con thi vào đại học mà ít hướng cho con đi vào học nghề, điều này phản ánh tấm lý trọng bằng cấp của người Việt Nam nói chung và người dân ở Hội Phụ nói riêng. Nhiều phụ huynh khi được hỏi cho rằng “chỉ mong cho con vào đại học, dù gia đình khó khăn đến mấy cũng gắng cho con ăn học” [Tư liệu điền dã].
Đối với các bậc cha mẹ hiện nay qua tìm hiểu thực tế ở Hội Phụ cho thấy, cha mẹ rất quan tâm đến nghề nghiệp của con cái sau này. Bởi vì, quan tâm đến nghề nghiệp cũng chính là quan tâm đến kinh tế của con sau này. Nghề nghiệp tốt sẽ có thu nhập cao. Do đó, việc đầu tư cho con học cũng như quá trình định hướng nghề nghiệp cho con cái được các bậc cha mẹ ở Hội Phụ hết sức chú trọng. Tuy nhiên, trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho con, cha mẹ cũng phải nắm thật rõ khả năng học tập của con em mình, phải biết được năng khiếu, say mê mơn học của con cái, đồng thời cha mẹ liên hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho con cái. Việc cha mẹ biết được khả năng và năng khiếu học tập của con em mình có ý nghĩa quan trọng để định hướng nghề nghiệp cho con cái sau này. Mặt khác, cha mẹ cũng không nên để con cái mơ ước viển
vông, chạy theo phong trào mà nên căn cứ vào năng lực thực sự của con và hoàn cảnh của gia đình mình để định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng học tập của con cái. Hướng cho con một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và hồn cảnh kinh tế của gia đình và phù hợp với sở thích và khả năng học tập của con.
Như vậy, tìm hiểu mối qua hệ giữa cha mẹ với việc học tập của con cái ở Hội Phụ, cho thấy các gia đình nơi đây rất chú trọng đến việc học, cha mẹ tham gia vào tất cả những hoạt động học của con em mình. Điều này phản ánh tâm lý và ý thức coi trọng sự học của người dân Hội Phụ, hơn nữa cho thấy vai trị có ý nghĩa quyết định của cha mẹ và giáo dục gia đình với sự học và thành đạt của con cái.