Căn cứ thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân lê thanh huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 25)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2.1. Căn cứ thời hạn tín dụng

Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Tín dụng này thường phục vụ cho việc huy động và bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cư.

Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Loại tín dụng này phục vụ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh.

Việc phân loại tín dụng căn cứ vào thời hạn trung hạn chỉ có ý nghĩa tương đối, điều quan trọng là tín dụng mua sắm tài sản có thời gian khấu hao ngắn, dưới 5 năm hoặc 1 năm trở lên được coi là căn cứ phân loại thích hợp.

Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên. Loại tín dụng này được dùng để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dân, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và tạo vị thế cho các ngành công nghiệp then chốt và khả năng hợp tác chuyên ngành và đa ngành, đồng thời góp phần đổi mới cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.

Tín dụng dài hạn thường là tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế. Sự phát triển của tín dụng dài hạn sẽ định hướng cho sự phát triển của các loại tín dụng khác.

2.1.2.2. Căn cứ vào sự đảm bảo hồn trả nợ

Tín dụng tín chấp là hình thức tín dụng mà việc cho vay vốn dựa trên uy tín của người vay để đảm bảo việc hồn trả nợ. Loại tín dụng này áp dụng trong trường hợp nếu giữa người cho vay và người đi vay có quan hệ thân tín, hoặc người đi vay là người có uy tín rất lớn và được mọi người cơng nhận, ví dụ như Nhà nước.

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

Tín dụng thế chấp (vật chấp) là sự vay mượn mà việc hoàn trả nợ được đảm bảo khơng chỉ bởi uy tín của người vay mà cịn được đảm bảo bằng các tài sản của người đi vay hoặc người bảo lãnh của người đi vay.

2.1.2.3. Căn cứ vào phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. TCTD áp dụng phương thức cho vay này khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn khơng thường xun. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng:

- Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: Theo phương thức này, một nhóm TCTD cùng thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế này và quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.

- Cho vay trả góp: Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hố, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án. TCTD và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phịng, mức trả phí cho hạn mức tín dụng dự phịng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn.

2.1.2.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng

Theo tiêu thức này thì tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp; - Cho vay tiêu dùng cá nhân;

- Cho vay mua bất động sản; - Cho vay sản xuất nông nghiệp;

2.1.2.5. Căn cứ vào mức độ rủi ro

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), theo Quyết định Số 493/2005/QĐ- NHNN tổ chức tín dụng phân loại nợ như sau:

“Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng và chun mơn hóa trong cấp tín dụng của Quỹ. Với xu hướng đa dạng, các Quỹ sẽ mở rộng phạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà Quỹ có lợi thế. Cách phân loại trên cho phép Quỹ theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức và chính sách mở rộng phù hợp

2.1.3. Chất lượng tín dụng

2.1.3.1. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng

- Bất kể một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường đều phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra mức giá phù hợp,... Quỹ tín dụng nhân dân là một doanh nghiệp đặc biệt, cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho quỹ tín dụng nhân dân. Nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện hàng đầu để Quỹ khơng ngừng phát triển.

- Ngoài ra cùng với sự sản xuất và lưu thơng hàng hố, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong xã hội. Trong điều kiện đó, nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề ngày càng được quan tâm vì:

- Nâng cao chất lượng tín dụng để hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.

- Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để quỹ tín dụng nhân dân làm tốt chức năng trung gian thanh tốn, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

tăng vịng quay vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho Quỹ làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hồ vốn trong nền kinh tế.

- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng vịng quay vốn, huy động tới mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thơng. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thơng qua các cơng trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế.

- Nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động Quỹ theo xu hướng của thế giới, phương thức sản xuất áp dụng những thành tựu của những nền công nghệ cao như công nghệ sinh học, thông tin, vật liệu, năng lượng mới để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng thúc đẩy sản xuất ở trong nước và hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

- Nâng cao chất lượng tín dụng để có khả năng hợp tác cạnh tranh. Khi sản xuất cùng phát triển, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là rất lớn.

- Tín dụng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.

- Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để có chất lượng tín dụng, ngồi sự nỗ lực của bản thân các Quỹ, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng.

* Đối với quỹ tín dụng nhân dân

+ Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần mở rộng quy mơ tín

dụng và tăng thị phần cho Quỹ.

+ Thứ hai, việc nâng cao chất lượng tín dụng có thể hạn chế được những

rủi ro đồng thời tăng thêm thu nhập cho Quỹ.

+ Thứ ba, chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ giúp Quỹ thực hiện và duy

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

+ Thứ tư, chất lượng tín dụng được chú trọng sẽ là cơ sở để Quỹ tạo cho

mình những khách hàng trung thành.

* Đối với khách hàng

Chất lượng tín dụng được chú trọng sẽ góp phần kiểm sốt việc giải ngân vốn vay thêm chặt chẽ. Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng: lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản, không phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng.

Mặt khác, việc Quỹ tích cực nâng cao chất lượng tín dụng của mình cịn thể hiện qua việc đánh giá một cách chính xác tiềm lực của doanh nghiệp, vì chỉ những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có uy tín trên thương trường mới có thể đáp ứng được yêu cầu về thẩm định dự án cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.

* Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Trước hết, chất lượng tín dụng được nâng cao cũng giúp cho Quỹ thực hiện

được chức năng trung gian tài chính của mình..

Thứ hai, do vai trò quan trọng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong

nền kinh tế nên chất lượng tín dụng tốt sẽ đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động của các Quỹ, giảm bớt những khủng hoảng có thể xảy ra trong hệ thống, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.

2.1.3.2. Nội dung chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng quỹ tín dụng nhân dân

Đối với quỹ tín dụng nhân dân:

Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân Quỹ và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với ngun tắc hồn trả đúng hạn và có lãi.

Đối với khách hàng:

Do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn ni nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng.

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

Đối với sự phát triển kinh tế-xã hội chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hố, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với cộng đồng quốc tế.

Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho Quỹ tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

2.1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

* Nhóm chỉ tiêu định tính

- Chất lượng tín dụng được thể hiện thơng qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an tồn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

- Chỉ tiêu định tính được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, các dự án vay vốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Không những thế chất lượng tín dụng cịn được thể hiện ở tình trạng xố đói giảm nghèo, sự lành mạnh của nền kinh tế, sự an toàn của hệ thống Quỹ.

- Sự hài lòng của khách hàng vay đối với các sản phẩm tín dụng của Quỹ là yếu tố sống cịn là mục tiêu mà các Quỹ theo đuổi. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong mơi trường kinh doanh, việc tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng càng trở lên cần thiết. Đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân thì sự hài lịng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng của Quỹ có ý nghĩa rất quan trọng, sự tương tác giữa Quỹ với khách hàng sẽ có ý nghĩa tích cực nếu như khách hàng hồn tồn hài lịng về sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Khách hàng sẽ tiếp tục ủng hộ các sản phẩm mới của Quỹ, trở thành khách hàng trung thành của Quỹ, từ đó làm tăng dư nợ, thị phần và lợi nhuận cho Quỹ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Quỹ.

- Ngồi ra chất lượng tín dụng cịn được xem xét thơng qua tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân lê thanh huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)