Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân lê thanh huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 68 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng nhân DÂN LÊ

4.1.2.1. Công tác huy động vốn

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

điều lệ, vốn huy động, vốn Quỹ và vốn vay NHHTX. Trừ nguồn vốn Quỹ thì mỗi loại nguồn vốn kể trên được Qũy tạo lập với những phương thức khác nhau.

- Phương thức tạo vốn điều lệ:

Việc giữ vững và phát triển vốn điều lệ là thực sự cần thiết, do vậy mà QTDND Lê Thanh trong quá trình hoạt động của mình có những phương thức hợp lý để nguồn vốn này ngày càng tăng trưởng.

Để tạo lập được nguồn vốn này thì Quỹ chú ý tăng trưởng vốn cổ phần thường xuyên và vốn cổ phần xác lập. Đây là những khoản vốn của thành viên góp để mua cổ phần xác lập tư cách thành viên, góp để kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Vốn xác lập tăng khi thành viên của QTDND Lê Thanh cũng tăng lên.

Hiện nay Quỹ mới chỉ thu hút được số thành viên và tăng rất chậm. Như vậy là còn một lượng lớn thành viên tiềm năng mà Quỹ chưa tiếp cận được. Việc thu hút các chủ hộ ra nhập, làm thành viên của Quỹ phụ thuộc vào uy tín hoạt động của Quỹ, phụ thuộc vào nhu cầu của thành viên vì đây là sự tự nguyện. Như vậy, để có được một lượng thành viên đơng đảo thì các Quỹ cần nâng cao chất lượng hoạt động, đồng thời có biện pháp tuyên truyền để họ tự nguyện ra nhập, là thành viên của Quỹ.

Việc các thành viên của Quỹ đầu tư vốn để kinh doanh tiền tệ tại Quỹ sẽ làm tăng vốn thường xuyên. Để thu hút được nguồn vốn này thì uy tín hoạt động cũng như chất lượng hoạt động thể hiện qua kết quả kinh doanh có lãi cần được chú trọng nâng cao. Có như vậy mới tạo cơ hội gọi mời thành viên góp vốn.

- Phương thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm:

Một trong những phương thức tạo vốn quan trọng của QTDND Lê Thanh trên địa bàn là phương thức huy động vốn tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương. Hiện nay QTDND Lê Thanh, huy động tại địa phương dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với thủ tục nhận tiền gửi rất đơn giản và được tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo quy định.

Tiền gửi ACCU là chương trình phụ nữ tiết kiệm hình thức tiền gửi góp khơng kỳ hạn hàng tháng. Huy động vốn thông qua cộng tác viên là hội phụ nữ các xã đứng ra vận động hội viên gửi tền tiết kiệm hàng tháng với số tiền từ

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

50.000 - 3.000.000 đồng/sổ.

Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn tại QTDND Lê Thanh

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh năm Số tiền (Tr.đ) Cơ cấu % Số tiền (Tr.đ) Cơ cấu % Số tiền (Tr.đ) Cơ cấu % 2013/ 14 2014/ 15 I. Tiền gửi không kỳ hạn 5.975 13,09 6.355 12,44 7.652 12,28 6,36 2,41 ACCU 4.760 10,43 5.175 10,13 6.435 10,33 8,72 24,35 Tiền gửi khác 1.215 2,66 1.180 2,31 1.217 1,95 -2,88 3,14

II. Tiền gửi ngắn hạn 39.660 86,91 44.721 87,56 54.650 87,72 12,76 22,20 1 tháng 5.664 12,41 6.388 12,51 7.817 12,55 12,78 22,37 2 tháng 5.735 12,57 6.145 12,03 7.560 12,13 7,15 23,03 3 tháng 8.496 18,62 9.562 18,72 11.235 18,03 12,55 17,50 6 tháng 8.915 19,54 10.312 20,19 12.520 20,10 15,67 21,41 9 tháng 1.825 0,04 1.950 3,82 2.326 3,73 6,84 19,28 12 tháng 9.025 19,78 10.364 20,29 13.192 21,17 14,84 27,29 ∑ Tiền gửi (I + II) 45.635 100 51.076 100 62.302 100 _ _

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

Qua bảng 4.1 cho thấy tiền gửi tiết kiệm tại QTDND Lê Thanh tập trung chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn chiến 86 – 88% tổng nguồn vốn huy động của Quỹ. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ từ 12- 14% qua các năm 2013 – 2015.

Vốn huy động trong các năm 2013 – 2015 liên tục tăng. Trong năm 2014 tiền gửi không kỳ hạn tăng 380 triệu đồng tương ứng tăng 6,36% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2015 tiền gửi không kỳ hạn 7.652 triệu tăng 1.297 triệu đồng tương ứng tăng 20,41% so với năm 2014.

Tiền gửi có kỳ hạn năm 2013 là 39.660 triệu đồng đến 31/12/2014 đã là 44.721 triệu đồng tăng 5,061 triệu đồng tương đương tăng 12,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2015 lượng vốn huy động ngắn hạn tăng 22,20% tăng 9.929 triệu đồng đạt 54.650 triệu đồng chiếm 87,72% tổng vốn huy động. Để có được sự tăng trưởng nguồn vốn huy động như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên quỹ tín dụng nhân dân Lê Thanh làm việc hiệu quả tạo được niềm tin của khách hàng. Đồng thời được sự ủng hộ không biết mệt mỏi của các cộng tác viên là các đoàn hội như hội phụ nữ, hội người cao tuổi của các xã.

Như vậy có thể nói vốn huy động tại QTDND Lê Thanh tập trung chủ yếu là vốn ngắn hạn tỷ lệ nguồn này chiếm trên 80% sau đó đến tiền gửi khơng kỳ hạn. Tiền gửi trung và dài hạn là khơng có, điều này sẽ làm hạn chế vốn cho vay trung và dài hạn.

Cơ cấu huy động vốn theo địa bàn

Qua bảng số liệu bảng 4.2 cho thấy nguồn huy động vốn của QTDND Lê Thanh chủ yếu tập trung ở địa bàn xã Lê Thanh chiếm đến 82-83% trong các năm 2013 – 2015. Trong khi đó huy động vốn trên địa bàn 2 xã Hồng Sơn, Xuy Xá cộng lại cũng chưa được 20%. Trong năm 2013 vốn huy động tại địa bàn Lê Thanh là 37.420 triệu đồng chiếm đến 82% tiếp đó đến địa bàn xã Hồng Sơn 4.535 triệu đồng chiếm 9,94% vốn huy động trong năm. Địa bàn Xuy Xá chiếm 8,06% huy động đạt 3,680 triệu đồng. Nắm 2014 huy động vốn tại Lê Thanh vẫn chiếm 82% tương đương với 41.882 triệu đồng. Hồng Sơn xếp thứ 2 chiếm 9.50% đã giảm. Xuy Xá chiếm 8,50% tương đương với 4.339 triệu đồng. Đến năm 2015 địa bàn Lê Thanh huy động đạt 51.710 triệu đồng chiếm đến 83%. Hồng Sơn huy động đạt 5.918 triệu tăng hơn so với năm trước chiếm 9,51%. còn lại vốn địa bàn Xuy Xá chiếm 7,50% tuy huy động tăng hơn năm trước nhưng tỷ

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

lệ cơ cấu trong tổng vốn huy động đã giảm so với các địa bàn khác.

Bảng 4.2. Kết quả huy động theo địa bàn hoạt động

Địa bàn

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Số tiền (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số tiền (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số tiền (Tr.đ) Cơ cấu (%) Năm 2013/14 Năm 2014/15 Lê Thanh 37420 82 41882 82,00 51710 83,00 11,92 23,27 Hồng Sơn 4535 9,94 4855 9,50 5918 9,50 7,06 21,89 Xuy Xá 3680 8,06 4339 8,50 4674 7,50 17,91 7,72 Tổng 45635 100 51076 100 62302 100 11,92 21,98 Nguồn: báo cáo huy động vốn QTDND Lê Thanh (2013 – 2015) Theo ý kiến cán bộ nhân viên Quỹ cũng như qua một số ý kiến phản ánh từ người dân. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa các địa bàn như vậy là:

Quỹ tín dụng nhân dân Lê Thanh đã tạo được uy tín trên địa bàn xã Lê Thanh từ nhiều năm trước so với địa bàn xã Hồng Sơn và Xuy Xá.

Do đặc thù từng địa bàn cũng khác nhau. Như xã Lê Thanh dân số trong độ tuổi lao động là cao chủ yếu là lao động bán thời gian không đầu tư buôn bán lớn ngoài địa bàn; mặt khác ngồi đất hai lúa cịn có đất canh tác hoa mầu nên thu nhập của người dân có nhiều nguồn thù nhỏ. Nên nguồn huy động trên địa bàn xã Lê Thanh là khá lớn so với địa bàn còn lại.

Địa bàn xã Xuy Xá với đặc điểm người dân đi làm xa nhiều, cũng chủ yếu mang vốn đi đầu tư ngoài địa bàn nên mức huy động ở đây thấp.

Địa bàn xã Hồng Sơn đất chủ yếu là đất hai lúa khơng có nhiều thu nhập ngồi nên nguồn huy động cũng có hạn chế.

Nhiều khách hàng tiền gửi cho rằng quỹ tín dụng nhân dân là của tư nhân nên với những khác hàng có lượng tiền lớn sẽ đem đến gửi ngân hàng, dù lãi suất huy động của ngân hàng thấp hơn QTDND Lê Thanh.

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

thương mại hoạt động trong mơi trường có nhiều sự cạnh tranh song hiện nay tại QTDND Lê Thanh chỉ có hình thức huy động duy nhất là nhận tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau của các cá nhân, tổ chức bằng VNĐ. Việc Quỹ chỉ có một hình thức huy động duy nhất, chỉ với một số đối tượng khách hàng là do quy định của Ngân hàng Nhà nước đã có sự ràng buộc, mặt khác bản thân QTDND Lê Thanh cũng chưa có được sự nhanh nhạy, linh hoạt tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để mở rộng các hình thức huy động vốn của các đối tượng khách hàng.

Tuy hình thức huy động hiện nay cũng đã phần nào huy động được một lượng vốn đáng kể cho Quỹ nhưng việc nghèo nàn trong hình thức, khơng mở rộng đối tượng huy động đã làm cho Quỹ lãng phí một lượng lớn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.

Do vậy việc đa dạng hố các hình thức, đối tượng huy động vốn là rất cần thiết, Chính sự đa dạng với nhiều hình thức huy động hấp dẫn, linh hoạt, mềm dẻo sẽ là sự kích thích để đánh thức, thu hút các nguồn vốn đang tiềm ẩn trên địa bàn, mặt khác nó làm cho Quỹ tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cùng hoạt động trên địa bàn.

- Phương thức tạo nguồn vốn vay:

Trong quá trình hoạt động khi vốn điều lệ, vốn huy động và các loại vốn Quỹ của QTDND Lê Thanh không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động Quỹ gặp khó khăn về vốn thì Quỹ phải vay mượn để đảm bảo khả năng chi trả và phần nào đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên.

Hiện nay Quỹ chỉ có một nguồn vốn duy nhất khi gặp khó khăn, đó là vốn vay từ NHHTX. Do vậy, để tạo lập được nguồn vốn này QTDND Lê Thanh đã gia nhập là thành viên NHHTX. Tham gia NHHTX Quỹ ngoài việc được vay vốn của NHHTX khi cần để đảm bảo khả năng chi trả, khả năng thanh tốn và cho thành viên vay mà cịn được gửi vốn khi có nguồn vốn thừa, khơng sử dụng hết để điều hoà cho các Quỹ khác cần vốn.

Mức vốn được vay của Quỹ phụ thuộc vào quy mô hoạt động, khả năng thanh tốn, uy tín của Quỹ và được giới hạn theo tỉ lệ phần trăm lượng vốn huy động tại thời điểm.

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

vốn này và với một lượng vốn đúng theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân lê thanh huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)