Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Thực tế tổ chức Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
Quỹ Tín dụng nhân dân xã Tam Hồng, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Với tư duy đổi mới, nâng cao hiệu quả điều hành, linh hoạt trong lãi suất, quản trị tốt rủi ro, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo thanh khoản hạn chế thấp nhất rủi ro và không để phát sinh nợ xấu mới, Quỹ Tín dụng nhân dân xã Tam Hồng (Yên Lạc) trở thành điểm sáng trong hoạt động quản lý mơ hình quỹ tín dụng mới đạt hiệu quả.
Những năm qua, Hội đồng Quản trị (HĐQT) của quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) xã Tam Hồng (Yên Lạc) đã bám sát Nghị quyết của Đại hội thành viên,
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt
chủ động xây dựng mục tiêu phấn đấu sát với thực tế của địa phương; chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về lãi suất, chế độ cho vay, đối tượng cho vay; chế độ họp HĐQT định kỳ và đột xuất; xử lý tốt các vấn đề phát sinh; 100% cuộc họp của HĐQT và Ban Giám đốc Quỹ đều có kiểm sốt viên tham dự. Tại cuộc họp HĐQT và Ban Giám đốc Quỹ, những khó khăn được bàn bạc kỹ lưỡng, đề ra phương án tháo gỡ kịp thời, nhất là việc huy động vốn, cơ cấu lãi suất, đôn đốc thu hồi nợ q hạn khó địi, khơng để nợ xấu mới phát sinh, nâng cao hiệu quả đồng vốn được bàn bạc tập thể kỹ lưỡng; đối với người vay thì tạo thuận lợi nhanh chóng, lãi suất hợp lý. Mặc dù quy mô cho vay không quá 300 triệu đồng/món/hộ nhưng khi đã giải ngân, các thành viên của Quỹ luôn kiểm tra đồng vốn sử dụng có đúng mục đích, đúng đối tượng mới giải ngân. Quá trình sử dụng vốn, thành viên thường xuyên đến kiểm tra hiệu quả vốn vay. Nhờ vậy, đồng vốn của Quỹ đã giúp hàng trăm hộ nông dân tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Năm 2014, Ban điều hành Quỹ đã điều chỉnh lãi suất cho vay 6 lần (từ 1,25%/tháng xuống còn 1,05%/tháng); thực hiện tốt việc giải ngân, thu nợ đến kỳ hạn, nhất là nợ quá hạn còn tồn đọng từ những năm trước giảm thấp, vì vậy, nguồn vốn phát triển nhanh, nợ xấu năm sau giảm hơn năm trước, đặc biệt khơng có nợ xấu, nợ quá hạn mới phát sinh. Nếu như năm 2010, tổng nguồn vốn của Quỹ mới đạt 12,4 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 10,5 tỷ đồng thì đến hết năm 2014, nguồn vốn huy động đạt gần 70 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2010, trong đó, số dư tiền gửi dân cư đạt hơn 46 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt hơn 60,2 tỷ đồng, tăng 6 lần so với năm 2010, đã có 485 thành viên được vay vốn với mức bình qn 126 triệu đồng/món vay, đặc biệt đã xử lý xong 7 khoản nợ xấu với tổng số tiền 765 triệu đồng; dư nợ quá hạn giảm xuống còn dưới 0,8% tổng dư nợ. 8 tháng đầu năm 2015, Quỹ huy động được hơn 5 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn lên gần 75 tỷ đồng, trong đó, huy động tại chỗ được hơn 63 tỷ đồng đã cho 480 thành viên vay với tổng dư nợ hơn 65 tỷ đồng.
Trang trại của vợ chồng ông Nguyễn Thế Năm, 50 tuổi và bà Nguyễn Thị Lan, 47 tuổi ở thôn Nho Lâm, thành viên vay vốn của Quỹ, là điển hình làm kinh tế V.A.C giỏi, đã có “thâm niên” hơn chục năm trong nghề chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Tam Hồng. Ngồi trong ngôi nhà khang trang giữa trang trại ở thôn Nho Lâm, bà Lan phấn khởi cho biết: “Nhờ được vay 300 triệu đồng vốn của QTDND Tam Hồng 3 năm qua, với lãi suất hợp lý, kết hợp với nguồn vốn
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt
tích lũy, gia đình tơi có thêm vốn đầu tư sản xuất chăn ni”. Với mơ hình đầu tư khép kín, kết hợp giữa chăn ni với thả cá sau khi trừ chi phí gia đình ơng Năm thu lãi hàng chục triệu đồng; tạo việc làm thời vụ cho hàng chục lao động với mức thu nhập ổn định từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ riêng vợ chồng ông Năm vay vốn làm ăn hiệu quả, ơng Chu Văn Sốt và vợ là Nguyễn Thị Phịng, 55 tuổi ở thơn Tảo Phú, vay 300 triệu đồng từ quỹ tín dụng nhân dân xã Tam Hồng để kinh doanh vật liệu xây dựng; ông Lê Văn Hiếu, 45 tuổi, ở thôn Nho Lẻ vay 200 triệu đồng để đầu tư chăn ni đều đạt hiệu quả kinh tế cao….
Ơng Chu Quý Phi, Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND xã Tam Hồng cho biết: Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng tín dụng, ban lãnh đạo QTDND Tam Hồng luôn coi trọng công tác đào tạo nhân lực, mua sắm, trang bị phương tiện, từng bước triển khai thanh toán qua ngân hàng để phục vụ thành viên ngày càng tốt hơn, xây dựng thành cơng mơ hình kinh tế tập thể theo hướng cơ cấu lại QTDND theo chủ trương của Đảng và Nhà nước hiệu quả hơn.
Qũy tín dụng nhân dân Hồng Mai thành phố Hà Nội
Bằng các giải pháp tích cực và hiệu quả, trong thời gian qua QTDND Hoàng Mai đã nỗ lực khắc phục khó khăn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - một lĩnh vực nhạy cảm và đầy rủi ro, thách thức, nhất là trong điều kiện chính sách tiền tệ không ổn định, lãi suất tăng, thất thường như hiện nay. Nhờ vậy việc hoạt động của QTDND Hồng Mai đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm huy động vốn (HĐV) tiền gửi, sản phẩm cho vay và các dịch vụ chăm sóc thành viên có nhiều đổi mới, sáng tạo, phù hợp thị trường và địa bàn nông nghiệp nông thôn.
Hội đồng quản trị (HĐQT) và tập thể CBNV QTDND Hoàng Mai hội tụ cơ bản đầy đủ các yếu tố về năng lực kinh doanh, lịng nhiệt tình, sự chịu khó, hăng say trong lao động, dám nghĩ dám làm, tự chịu trách nhiệm đồng thời nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp ủy Đảng chính quyền và địa phương địa bàn hoạt động của Quỹ.
QTDND Hồng Mai ln là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tuyệt đối tôn thủ luật các tổ chức tín dụng. Đồng thời, Quỹ cũng là một Hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo luật hợp tác xã HĐQT phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên. Do đó, QTDND xây dựng kế hoạch phát triển thành viên, tăng vốn điều lệ, đẩy mạnh
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt
tuyên truyền, lồng ghép thông qua các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các phường. nguồn vốn của QTDND Hồng Mai khơng những đáp ứng nhu cầu vốn của thành viên mà cịn góp phần gửi vốn điều hòa trong hệ thống từ 30 – 35 tỷ đồng. đến cuối năm 2012 dư nợ cho vay của Quỹ đạt 80 tỷ đồng, nộp ngân sách nhàn nước 387 triệu đồng; riêng năm 2012 lợi nhuận đạt trên 1,600 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ cho vay là 120 tỷ đồng. (Lã Cao Giang, 2013)
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Hợp tác (NHHT) nói riêng và hệ thống QTDND nói chung đã khẳng định được vai trị là lực lượng nòng cốt đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, hướng tới xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng nơng thơn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Là đầu mối điều hoà vốn của các QTDND, những năm qua trợ lực từ NHHT đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế của QTDND trên địa bàn, tăng cường tính liên kết hệ thống, đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng tín dụng cho QTDND trong khu vực nơng thơn. Đặc biệt là sau khi hồn thành việc chuyển đổi mơ hình hoạt động vào tháng 7/2013, NHHT đã khẩn trương ban hành Quy chế điều hòa vốn của NHHT đối với QTDND.
Nâng cao năng lực phục vụ khách hàng của các QTDND ngày càng gia tăng cùng với hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho QTDND như dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ nội địa, chuyển tiền điện tử… Trong đó, đặc biệt là hỗ trợ QTDND thành viên tham gia cung ứng dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng điện tử CF-ebank của NHHT.
Sau gần 5 năm triển khai, chương trình đã đạt được những kết quả hết sức khả quan với doanh số chuyển tiền đi của các QTDND trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 141.830 tỷ đồng với 274.488 món; Doanh số chuyển tiền đến của các QTDND đạt 136.360 tỷ đồng với 85.603 món.
Phó tổng giám đốc NHHT Nguyễn Thạc Tâm chia sẻ.
Hiệu quả của mơ hình QTDND cũng đã được cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ở nhiều nơi ghi nhận đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tính đến tháng 12/2015, cả nước đã có 1.149 QTDND hoạt động tại 56/63 tỉnh, thành phố với gần 2 triệu thành viên là các hộ gia đình (nếu tính trung bình mỗi hộ có 4 người, thì số thành viên được phục vụ lên tới 8 triệu người).
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt
Không những thế, hoạt động của các QTDND cịn có ý nghĩa xã hội to lớn. Ở những nơi có QTDND, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc mở mang dịch vụ, ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, xố đói giảm nghèo, từ đó góp phần ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị, xã hội…
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt