Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4.1. Nhân tố khách quan
*Môi trường kinh tế- xã hội
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Quỹ, điều này thấy rõ ở đường lối chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước, của mỗi địa phương.
Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so với một nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động thời vụ và chu kỳ. Các khoản kí thác trong nền kinh tế không ổn định thường chao đảo biến động mạnh so với các khoản kí thác trong một nền kinh tế ổn định. Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt trong những giai đoạn thịnh vượng nhưng trong giai đoạn suy thối vốn có thể bị tiêu tan, lợi nhuận có thể giảm sút từ đó có thể gây nên tình trạng quỹ tín dụng nhân dân không thu hồi được vốn. Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân là đường lối chủ trương của quốc gia, địa phương. Lí do chủ yếu để quỹ tín dụng nhân dân đuợc tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng, xã hội. Về mặt lý luận, các quỹ tín dụng nhân dân chỉ cho Thành viên vay vốn nếu đưa ra được yêu cầu xin vay hợp lệ, hợp pháp và lành mạnh về kinh tế, nhưng theo chủ trương của nhà nước.
Tóm lại, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nói chung và hoạt động tín
dụng nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi do nhiều hay ít có quan hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế của quốc gia.
*Mơi trường pháp lý
Nhân tố luật pháp có vị trí hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt động tín dụng nó tạo mơi trường hành lang pháp lý cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Nhân tố luật pháp ở đây bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành luật pháp và trình độ dân trí.
Việc hồn chỉnh cơ chế, thể lệ tín dụng của ngành đúng với luật các tổ chức tín dụng, phù hợp với thực tiễn là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt
lượng tín dụng. Bất kỳ một điều khoản nào, một quy định nào chưa phù hợp với thực tiễn đều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong điều kiện như vậy, việc vận dụng thực thi các bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động quỹ tín dụng nhân dân là vấn đề có ảnh hưởng rấy lớn đến hoạt động tín dụng của QTDND cơ sở.
* Mơi trường cạnh tranh
Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của QTDND. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh QTDND luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của Quỹ. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các Quỹ có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.
* Môi trường tự nhiên
Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và QTDND. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đốn nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ khơng lớn, mặt khác Quỹ thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.