Thực trạng cho vay KHCN tại Agribank Ba Vì

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh ba vì (Trang 52 - 59)

- Chỉ tiêu tương đố

2.2.1. Thực trạng cho vay KHCN tại Agribank Ba Vì

2.2.1.1. Quy trình cho vay của Agribank Ba Vì

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, báo cáo đề xuất cho vay.

Bước 2: Thẩm định các khoản vay

Bước 3: Quyết định cho vay/Không cho vay Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết hợp đồng

Bước 5: Giải ngân vay vốn, giám sát sử dụng vốn vay

Bước 6: Kiểm tra/Giám sát, theo dõi khoản vay; thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh

Soạn thảo, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Lập báo cáo đề xuất giải ngân, giấy nhận nợ hoặc báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ (trường hợp phải lập)

Giải ngân

Hình 2.2:Quy trình cho vay KHCN tại Agribank Ba Vì

Nguồn: Quyết định 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cho vay KHCN tại Agribank Ba Vì

Tổng dư nợ cho vay KHCN tăng trưởng trong cả 3 năm với tỷ lệ cao (trung bình 31%), đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp, nơng thơn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt tốt, phù hợp với khả năng quản lý và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn, tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% theo quy định. Năm 2019, Agribank Ba Vì đã thực hiện theo chính sách cho vay của Agribank Hội Sở, đã 02 lần giảm lãi suất cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên dưới trần lãi suất quy định của NHNN (6%), hướng dòng vốn vào đối tượng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng xanh, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao. Agribank Ba Vì đã thực hiện tốt nhiệm vụ là một ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu có khả năng điều tiết thị trường, giữ vai trị chủ lực trong tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn tại huyện Ba Vì.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh, dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng chủ yếu, tăng mạnh cả về tỷ trọng và số lượng vốn được giải ngân qua các năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 60,26%; 67,71%; 74,52% trong tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng hàng năm với mức trung bình trong 3 năm nghiên cứu đạt 18,03%; và để đạt được tỷ lệ tăng trưởng này phần lớn do giải ngân vốn cho đối tượng là KHCN. Cụ thể, năm 2018 tỷ lệ tăng trưởng cho vay KHCN đạt 27,83% cao hơn so với tỷ lệ cho vay khách hàng 14%; đến năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng cho vay so với năm 2018 là 35,04% cao hơn so với tỷ lệ dư nợ cho vay của chi nhánh 12,35%. Đây là nỗ lực của chi nhánh trong việc khai thác thị trướng tín dụng bán lẻ. Tình hình cụ thể cho vay KHCN được thể hiện trong bảng 2.5 sau:

Đơn vị: tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SS 2018/2017 SS 2019/2018 CL % CL %

1 Tổng dư nợ cho vay khách hàng

3.545 4.019 4.931 474 13,37 912 22,69

2 Dư nợ cho vay KHCN 2.136 2.721 3.675 585 27,38 953 35,04

3 Thu nhập từ cho vay KHCN

194 254 340 60 30,74 86 33,88

4 Tỷ lệ dư nợ cho vay KCHN/Tổng dư nợ 60,3 67,71 74,52 7,45 12,36 6,81 10,06 5 Tỷ lệ TN từ cho vay KHCN/Tổng TN của CN 32,03 41,33 41,1 9,30 29,04 - 0,23 -0,56 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Ba Vì)

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân so với tổng thu nhập của toàn chi nhánh qua các năm 2017-2019 ln duy trì ở mức tối thiểu là 32%. Về tốc độ tăng trưởng, nhìn chung thu nhập từ cho vay KHCN đạt mức cao và ổn định. Hàng năm tốc độ trung bình của khoản mục này đạt trên 30% so với năm trước. Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tăng lên qua các năm là dấu hiệu rất đáng khen ngợi, chi nhánh cần duy trì và phát huy thêm trong thời gian tới, để làm được điều đó cần có những chương trình ưu đãi, quan tâm hơn nữa để giữ được khách hàng cá nhân truyền thống cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

(Đơn vị: KH)

Hình 2.3: Số lượng KHCN vay vốn tại Agribank Ba Vì

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Ba Vì)

Khách hàng vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh huyện Ba Vì chủ yếu là khách hàng cá nhân (chiếm 95%). Cụ thể năm 2017 tổng số khách hàng là 6.861, trong đó khách hàng cá nhân là 6.505, khách hàng pháp nhân là 356. Năm 2018 tổng số khách hàng là 7.198 tăng 337 khách hàng so với năm 2016, trong đó khách hàng tổ chức tăng 3 cịn lại là KHCN. Đến năm 2019 số lượng khách hàng tiếp tục tăng 347 khách, trong đó KHCN tăng 305 khách và đạt mức 7.144 KHCN. Qua các số liệu trên ta thấy khách hàng cá nhân qua giai

đoạn 2017-2019 tăng trưởng liên tục, tuy nhiên số lượng khách hàng mới chi nhánh tiếp cận mới chưa cao so với số lượng của chi nhánh hiện có gồm 5 điểm giao dịch (4 PGD và 1 trụ sở chính của Chi nhánh).

Bảng 2.6 Phân loại KHCN vay vốn tại Agribank Ba Vì

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SS 2018/2017 2019/2018SS ST trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố Tỷ trọn g CL % CL % Tổng dư nợ cho vay KHCN 2.136 2.721 3.675 585 27,38 953 35,04 I. Theo Kỳ hạn 1. Ngắn hạn 1.508 70,6 2.019 74,2 2.848 77,5 511 33,88 829 41,05 2. Trung dài hạn 628 29,4 702 25,8 827 22,5 74 11,78 125 17,77 II. Theo mục đích sử dụng vốn 1. Cho vay phục vụ

nhu cầu đời sống 51 2,4 79 2,9 88 2,4 28 53,92 9 11,76

2. Cho vay hạn mức hộ gia đình quy mơ nhỏ

560 26,2 585 21,5 617 16,8 25 4,53 32 5,52

3. Cho vay sản xuất – kinh doanh

1.51 9 71,1 2.04 1 75 2.94 0 80,0 522 34,37 899 44,04

4. Cho vay thấu chi

tài khoản 6 0,3 16 0,6 29 0,8 10 154,76 13 80,05

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Ba Vì)

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN của Agribank Ba Vì phân bố chưa đồng đều về thời hạn cho vay. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm từ 70,6% năm 2017 tăng lên 77,5% năm 2019. Điều này phù hợp với chiến lược kinh doanh của chi nhánh, bởi lẽ cho vay KHCN phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, và thu nhập của cá nhân, do đó đây là khoản cho vay được đánh giá có nhiều rủi ro hơn so với cho vay tổ chức. Vì vậy, chi nhánh tập trung cho vay kỳ hạn ngắn, đảm bảo vốn được quay vòng liên tục đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của chi nhánh.

Phân loại vốn vay theo mục đích sử dụng, chi nhánh tập trung cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao với tỷ trọng trên 71%, tiếp đến là cho vay hạn mức hộ gia đình quy mơ nhỏ (khoảng 20%). Điều này là hồn toàn phù hợp với thực tế tại địa bàn với hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh hộ gia đình

với quy mơ nhỏ phổ biến trên địa bàn. Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 được giao và khả năng tuân thủ tỷ lệ an tồn vốn, Agribank Ba Vì đã điều hành tăng trưởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay nơng nghiệp, nơng thơn khoảng 65-70%; kiểm sốt chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.

Chi nhánh đã bổ sung, hoàn thiện quy chế cho vay đối với khách hàng; chủ động triển khai các biện pháp tăng huy đông và cơ cấu lại tài sản Có rủi ro để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu cho tăng trưởng tín dụng; tiếp tục cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Cùng với đó, đối với cho vay KHCN, chi nhánh phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội khác để đưa vốn đến tận người dân một cách hiệu quả nhất, đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm giúp hàng ngàn hộ nông dân khu vực nông thôn được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ngân hàng góp phần hạn chế tín dụng đen

Tóm lại, Agribank Ba Vì ln phát huy vai trị tiên phong, thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thôn. Chi nhánh đã thực hiện đúng các yêu cầu của hội sở trong việc tiên phong, chủ lực triển khai hiệu quả 06/07 chương trình tín dụng chính sách, đó là: Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nơng nghiệp; Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/ NQ-CP; Cho vay trồng rừng; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nơng nghiệp sạch” và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; Riêng đối với chính sách: Cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP khơng áp dụng cho huyện Ba Vì, chỉ áp dụng cho các tỉnh miền núi khó khăn, do đó khơng thuộc phạm vi thẩm quyền áp dụng của chi nhánh.

Khẳng định quyết tâm cùng Chính phủ, NHNN về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho mọi người dân để góp

phần đẩy lùi tín dụng đen, trong 3 năm nghiên cứu, Agribank Ba Vì ưu tiên dành nguồn vốn để cho vay đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn đột xuất của người dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bà… Theo gói vay này, hạn mức mỗi món vay khơng q 30 triệu đồng phục vụ các mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp thiết của khách hàng cá nhân, hộ gia đình như chi phí học tập, khám chữa bệnh, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình… áp dụng lãi suất hợp lý với thời gian xét duyệt và giải ngân ngay trong ngày. Với hạn mức vay vốn được Agribank Ba Vì cung cấp sẵn, khi có nhu cầu, khách hàng trên địa bàn nơng thơn hồn tồn có thể rút tiền nhanh chóng. Các trường hợp có nhu cầu vay vốn trên 30 triệu đồng, Agribank vẫn áp dụng triển khai với các gói tín dụng phù hợp. Ngay sau khi ban hành chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, Agribank đã chỉ đạo đến tồn hệ thống cử cán bộ bám sát địa bàn, nắm bắt nhu cầu vốn của khách hàng, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội… để phổ biến kịp thời, giúp người dân nắm bắt đầy đủ chính sách tín dụng của ngân hàng. Theo đó, Agribank Ba Vì triển khai đầy đủ các sản phẩm tín dụng qua hơn 5 điểm giao dịch. Kết quả của quá trình triển khai khiến cho tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân tăng tăng mạnh so với các năm trước đó, và năm 2019 có tốc độ tăng trưởng lớn hơn năm 2018. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả chương trình này, Agribank Ba Vì cũng tăng cường kiểm sốt chặt chẽ hoạt động cho vay, rà soát, đối chiếu các khoản vay; nghiêm cấm cán bộ cấu kết, tiếp tay cho các đối tượng hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Chi nhánh phối hợp cơ quan cơng an, chính quyền các cấp đấu tranh, ngăn chặn ảnh hưởng của tín dụng đen đối với tín dụng ngân hàng trên địa bàn. Đối với các trường hợp vi phạm, buông lỏng quản lý, giám sát, chi nhánh kiên quyết xử lý. Agribank Ba Vì tiếp tục gắn kết chặt chẽ với ngành địa phương, các cơ quan báo chí triển khai đồng bộ nhiều giải pháp truyền thơng, đẩy mạnh giáo dục về tài chính cộng đồng và ưu tiên nguồn vốn đáng kể để đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn. Qua đó, người dân đã đến gần hơn với các dịch vụ ngân hàng, hiểu rõ hơn về các sản phẩm dịch vụ của Agribank Ba Vì cũng như các cơ chế, chính sách của Agribank giúp người dân lựa chọn ngân hàng là kênh giao dịch, thanh toán chủ yếu.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh ba vì (Trang 52 - 59)