Nâng cao nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh ba vì (Trang 88 - 90)

- Chỉ tiêu tương đố

3.2.4. Nâng cao nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng vai trị quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Để làm tốt công việc này Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:

- Công tác tuyển dụng cán bộ, nhân viên phải căn cứ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Việc bố trí cán bộ, nhân viên phải phù hợp với năng lực và sở trường. Ngân hàng cần xây dựng “Bảng mô tả công việc” quy định rõ yêu cầu kiến thức và chất lượng nhân sự cho từng vị trí cơng việc trong hoạt động tín dụng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng nhạy bén trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Hướng dẫn tập huấn,

bồi dưỡng kiến thức về chun mơn nghiệp vụ. Định kỳ, có những chương trình họp, học tập kinh nghiệm, trao đổi thực tế giữa lãnh đạo và nhân viên để bổ sung thông tin và kinh nghiệm. Ngồi kiến thức và kỹ năng chun mơn, Ngân hàng cần phải nâng cao sự hiểu biết của CBTD về kiến thức pháp Luật để xử lý công việc chặt chẽ, tuân thủ qui định của pháp Luật. CBTD phải là những người có kiến thức xã hội sâu rộng, am hiểu thị trường, am hiểu pháp Luật, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh, nhất là các chế độ, thể lệ, chính sách mới ban hành

- Đặc biệt là ở bộ phận quản trị rủi ro phải có một tiêu chuẩn rõ ràng về trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng. Kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chun mơn nghiệp vụ. - Bên cạnh đó, có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại. Bổ nhiệm các chức danh khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất. Đồng thời, có chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ (Sổ tay tín dụng) để từng nhân viên trong từng bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.

- Ngồi việc đào tạo, nâng cao kiến thức trình độ chun mơn ra, Agribank Ba Vì cũng phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay tại hệ thống Agribank Việt Nam liên tục xảy ra các vụ vi phạm tín dụng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Nếu một CBTD có trình độ chun mơn cao mà khơng có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ gây ra hậu quả rất lớn trong cơng tác tín dụng. Chính vì vậy trong việc sử dụng con người làm trong lĩnh vực tín dụng thì yếu tố đạo đức nghề nghiệp sẽ đặc biệt quan tâm, nếu phát hiện CBTD vi phạm thì kiên quyết xử lý và luân chuyển sang vị trí khác để làm bài học kinh nghiệm cho các cán bộ khác. Các cán bộ lãnh đạo ngân hàng cũng như lãnh đạo phịng tín dụng thường xun khai thác thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là từ khách hàng để nắm bắt được tư cách cũng như phong cách làm việc của từng CBTD để từ đó có những quyết định đúng đắn về nhân sự. Ngoài những biện pháp trên, Ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống văn bản thống nhất, qui định chi tiết việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp, thưởng để khuyến khích mọi người trong

Ngân hàng làm việc hiệu quả và liêm chính. Cần có chế độ lương khốn theo chỉ tiêu kinh doanh và có cơ chế thưởng phạt phân minh: phạt đối với những cán bộ để xảy ra nợ q hạn và có hình thức khen thưởng thích hợp với những cán bộ thực hiện cho vay tốt, phát triển khách hàng, không để xảy ra nợ quá hạn để tạo động lực giúp các cán bộ cống hiến cho sự phát triển của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh ba vì (Trang 88 - 90)