- Chỉ tiêu tương đố
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro định hướng quốc tế, lựa chọn cho ngân hàng mình một mơ hình quản trị RRTD cụ thể phù hợp với điều kiện hiện nay của Agribank. Nội dung cụ thể như sau:
-Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng, chấm điểm và xếp hạng KHCN trên những thông tin đã đánh giá. Nghiên cứu để hồn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính. Từ đó sẽ xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có độ chính xác cao. Qua đó hỗ trợ việc phân loại nợ và trích lập dự phịng.
-Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mơ hình lượng hố mức độ rủi ro của khách hàng cũng như hạn mức tín dụng đi kèm mức độ rủi ro đó. Xây dựng mơ hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.
-Để cập nhật thơng tin chính xác, đầy đủ thì Ngân hàng Nơng Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt cần phát triển một hệ thống thông tin quản lý đảm bảo. Hệ thống này sẽ được tổ chức lại Hội sở chính và kết nối với các chi nhánh thơng qua mạng nội bộ. Hệ thống cần có các thơng tin cần thiết cho hoạt động quản lý RRTD. Hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam chưa được đồng bộ cơng nghệ nên Agribank cần có những mẫu biểu phù hợp để cung cấp phát triển hệ thống của riêng mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế và phù hợp theo quy định của NHNN.
-Bộ máy của ban kiểm soát HĐQT và bộ phận Kiểm toán nội bộ cần tổ chức lại để bảo đảm tính khách quan tại mỗi Chi nhánh thuộc Agribank. Qua đó, tăng cường tính chủ động của các cán bộ làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt ở chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo ngành dọc. Việc tăng cường mối quan hệ.
-Agribank cần tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ thường xuyên và liên tục. Đảm bảo chuyên môn, kiến thức và đạo đức của mỗi bộ phận tham gia xây dựng nên tồn ngân hàng.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN khơng phải là vấn đề mới, tuy nhiên đây là vấn đề luôn được nhà nước và các ngân hàng quan tâm hàng đầu ở Việt Nam. Hiện nay Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Ba Vì đã có những cố gắng trong công tác quản lý RRTD trong cho vay KHCN, để trở thành những ngân hàng hàng đầu với mục tiêu vừa góp phần phát triển xã hội nói chung, vừa tạo điều kiện phát triển khu vực nơng thơn, địi hỏi Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Ba Vì phải có những giải pháp để duy trì sự an tồn trong hoạt động tín dụng của mình. Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Nơng Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- chi nhánh Ba Vì, tơi đã mong muốn với những nghiên cứu trong Luận văn có thể giúp ích phần nào cho sự nghiệp phát triển của chi nhánh ngân hàng.
Luận văn đã đề cập một số vấn đề mang tính chất cơ bản sau :
- Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị RRTD trong cho vay KHCN ngân hàng tại các NHTM.
- Hai là, Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD trong cho vay KHCN thơng qua phân tích số liệu giai đoạn 2017 – 2019 tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nơng Thơn Việt Nam- chi nhánh Ba Vì, trong đó có phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích thực trạng cho vay KHCN, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cho vay KHCN, mơ hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCm cũng như tình hình quản trị rủi ro trong cho vay KHCN … Từ đó, xác định các kết quả đạt được cũng như hạn chế đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, cũn như các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên. - Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với mục tiêu phát triển quản trị RRTD
trong cho vay KHCN tại Agribank Ba Vì, luận văn đã đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn hạn chế RRTD trong cho vay KHCN tại chi nhánh đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo môi trường thuận lợi cho Chi nhánh hoạt động.
Mặc dù, tơi đã có nhiều cố gắng để đạt được những kết quả nghiên cứu nên trên, nhưng Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và những ai có quan tâm đến đề tài này để Luận văn được hoàn thiện hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.