- Chỉ tiêu tương đố
1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mạ
ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Nhận diện RRTD là quá trình xác định các mối đe dọa mà Ngân hàng phải đối mặt đối với việc cấp tín dụng hay nói cách khác đó chính là q trình tìm kiếm thơng tin để trả lời cho được câu hỏi khi nào, ở đâu, tại sao và làm thế nào mà những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng đã cấp. Để trả lời được các câu hỏi này, các nhân viên tín dụng phải thu thập thơng tin liên quan đến người vay vốn và môi trường kinh doanh, cần đặt hoạt động kinh doanh của khách hàng và dự án trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng và mơi trường để có thể xác định được những mối đe dọa đối với doanh nghiệp hay dự án và gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực thu hồi nợ của NH. Việc xác định rủi ro là tiền đề để phân tích và đánh giá rủi ro đối với việc cấp tín dụng của Ngân hàng và đồng thời cung cấp thông tin giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra cách lựa chọn xử lý rủi ro. Một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu lực, hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết toàn diện và đầy đủ các rủi ro hiện hữu trong tín dụng. Để nắm bắt tình hình RRTD của danh mục tín dụng, NH cần xác định rõ lý do gây ra RRTD là gì? Do đánh giá tín dụng chưa tốt? Do sự thối trào trong kinh doanh? Do gian lận? Do chất lượng tài sản thế chấp kém? Do cho vay tập trung không đúng thị trường?... Việc nhận diện RRTD là một hoạt động xuyên suốt trong q trình thẩm định và đóng vai trị quan trọng bởi nó là tiền đề giúp cho Ngân hàng có thể đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay khơng. Các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro bao gồm:dựa vào khả năng bản thân cán bộ tín dụng, sử dụng bảng hỏi, sử dụng dữ kiện trong quá khứ, tham khảo kiến chun gia. Thơng tin giúp cho NH có thể nhận diện RRTD là các thông tin về môi trường vi mô, vĩ mô, các thông tin về hoạt động ngành. Nói tóm lại tất cả các thơng tin có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và dự án
mà NH có thể thực hiện cấp tín dụng sẽ được NH thu thập để phục vụ cho việc nhận diện được rủi ro này. Trong q trình này địi hỏi tư duy và kinh nghiệm của các cán bộ, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc các thông tin đã thu thập được có chính xác và đáng tin cậy hay khơng.
Phân tích RRTD liên quan đến việc xem xét các nguồn gốc rủi ro, hậu quả của rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp và qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Các yếu tố rủi ro trong bước nhận diện sẽ được xác định về hậu quả và khả năng có thể xảy ra trong bước phân tích rủi ro. Mục đích của việc phân tích các RRTD là giúp cho bộ máy quản trị rủi ro nắm được tính hình và xác định phân tích ngun nhân gây ra rủi ro và đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với NH.
Như vậy, dựa trên q trình phân tích rủi ro Ngân hàng sẽ phải tính tốn đến khả năng xảy ra những nguy cơ đối với Ngân hàng và đánh giá tác động hay hiệu quả của nó. Tác động của rủi ro được lượng hóa bằng cách lấy chi phí phát sinh xảy ra sự kiện nhân với xác suất sự kiện đó. Quy trình chung của việc phân tích rủi ro là: - Nhận dạng các hiểm họa và tổn thất tiềm năng có thể xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng
- Nhận dạng rủi ro và xếp hạng mức độ nghiêm trọng của các rủi ro. - Nhận dạng nguyên nhân và xếp hạng khả năng xảy ra.
Sau khi hồn thành các việc này, có thể lập ma trận rủi ro như sau để xác định mức độ rủi ro của khoản vay.
Mức độ rủi ro = Khả năng xảy ra rủi ro * Mức độ nghiêm trọng
1.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
Đo lường rủi ro khoản vay:
EL = PD x LGD x EAD
(Nguồn: Basel II)
Trong đó:
- PD (Probability of default) là xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng.
- LGD (Loss Given Default) là tỷ trọng số dư rủi ro NH sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.
- EAD (Exposure at Default) là số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ngân hàng khi xảy ra vỡ nợ.
Với PD, LGD, EAD là các yêu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính mà các NH thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụn, là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ các yếu tố đó mà các nhân tố khác có tác động đến khách hàng cũng như các khoản cấp tín dụng cho họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó. Dựa trên kết quả tính tốn PD, LGD, EAD các NH sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý RRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: tính tốn, đo lường RRTD, đo lường tổn thất.
Một số mơ hình được sử dụng trong quá trình đo lường RRTD:
Mơ hình điểm số Z
Đây là mơ hình dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng X dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong q khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mơ hình điểm như sau:
Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 1.0 X5
Trong đó:
X1: Hệ số vốn lưu động/tổng tài sản X2: Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản
X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản
X4: Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của tổng nợ X5: hệ số doanh thu/tổng tài sản
Trị số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ của người vay càng thấp. Và ngược lại, khách hàng được xếp vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao khi trị số Z càng thấp.
Z < 1.81: Khách hàng có khả năng rủi ro cao 1.81 < Z <3: Không xác định
Theo mơ hình cho điểm Z của Altman,các cơng ty được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao là các cơng ty có điểm số thấp hơn 1.81.
Mơ hình điểm số Z là mơ hình có kỹ thuật đo lường đơn giản. Tuy nhiên, mơ hình này cịn hạn chế đó là chỉ phân tách được khách hàng thành hai đối tượng: khơng có rủi ro và có rủi ro, trong khi đó mức độ RRTD của mỗi khách hàng là khác nhau. Ngoài ra mơ hình này cịn tồn tại một số hạn chế như: chưa xét đến yếu tố thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính đang thay đổi từng ngày như hiện này, ngoài ra là các yếu tố như mối quan hệ của khách hàng với NH, danh tiếng của khách hàng… cũng chưa được xem xét đến.
Đo lường rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mơ hình Value at Risk (Var), mơ hình Returrn at Risk on Capital (RAROC), mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II.
Mơ hình Var:
Var của một danh mục tài sản được xác định là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định. Mơ hình Var đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêu chuẩn: khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư và giá trị danh mục đầu tư
Việc xác định Var được tiến hành theo các bước sau:
- Thông qua việc phân ticsh sự ảnh hưởng của RRTD đến các tài sản từ đó đánh giá được giá trị các tài sản rủi ro của NH.
- Phân tích mức độ biến động giá trị của các tài sản rủi ro. - Lựa chọn độ tin cậy cho trước
- Lựa chọn kỳ đánh giá
Mơ hình RAROC
Có thể đưa ra khái niệm tổng qn về mơ hình RAROC đó là: “Mơ hình RAROC thực chất là một phương pháp định lượng đo lường mức độ sinh lời có tính đến yếu tố rủi ro. RAROC tính tốn mức độ biến động của thu nhập ròng (lợi nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng.”
Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất bao gồm hai bộ phận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã được đưa vào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể khơng coi là rủi ro vì có thể biết trước. Còn UL mới thức chất là rủi ro và NH cần chuẩn bị vốn để bù đắp.
RAROC = Thu nhập ròng – Tổn thất rủi ro dự kiếnVốn kinh tế
Trong đó:
Thu nhập rịng là khoản thu nhập từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính (các khoản phí thu trước, chênh lệch lãi suất, cac khoản phí thu định kỳ).
Tổn thất bao gồm:
Tổn thất dự
kiên =
Xác suất xảy ra rủi ro qua xếp hạng * Giá trị
Dư nợ xảy ra khi rủi ro * Giá trị tổn thất khi rủi ro
Tổn thất ngoài dự kiến = Độ lệch chuẩn trong phân bố tổn thất.
Đo lường tổng thể RRTD của NH: RRTD được đáng giá qua việc tính tốn quy mơ, cơ cấu của dư nợ, tỷ lện nợ quá hẹn, dự phòng rủi ro, hệ số RRTD.
- Loại bỏ những khách hàng có mức độ rủi ro cao để tránh gây thiệt hại cho NH
- Giúp khách hàng hiểu rõ hơn những điểm mạnh và điểm yếu của mình để tư vấn những biện pháp đảm bảo vay vốn phù hợp
- Tiến hành phân tích một cách khách quan theo quy định của NH
- NH có thể đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp hơn, đáp ứng như cầu phát triển của xã hội.
1.2.3.3. Kiểm sốt hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong cho vay khách hàng cá nhân
Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:
- Kiểm soát trước khi cho vay: Tất cả các chính sách, thủ tục, quy trình cho vay đều
phải được kiểm sốt một cách chặt chẽ. Trong q trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định người vay vốn, các cán bộ tín dụng phải ln tn thủ các ngun tắc rõ ràng, khách quan, trung thực, thu thập và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ vay vốn.
- Kiểm soát trong khi cho vay: Rà sốt lại hợp đồng tín dụng, kiểm sốt q trình
giải ngân vốn bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng và số liệu của NH để phát hiện các trường hợp vay hộ, kê khai thống kê tài sản đảm bảo…
- Kiểm sốt sau khi cho vay: Kiểm sốt tình hình trả nợ lãi vay của khách hàng.
hay khơng, tình hình sản xuất kinh doanh của người vay, tình hình tài chính mới nhất của người vay vốn….
1.2.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Sau khi xác định được tất cả những tổn thất nếu như rủi ro xảy ra, tùy vào khả năng chịu đựng mà mỗi Ngân hàng sẽ đưa ra cách xử l cho phù hợp. Có những cách xử l sau: có thể là tránh né rủi ro, chuyển giao, san sẻ rủi ro cho bên thứ ba hoặc chấp nhận rủi ro trong điều kiện cho phép.
Chấp nhận rủi ro: tức Ngân hàng đồng ý thực hiện cấp tín dụng và sẽ đưa ra những
giải pháp quản lý để hạn chế RRTD như:
- Xác định các mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng: - Phân tích và thẩm định tín dụng. - Bảo đảm tín dụng. - Xếp hạng tín dụng cho khách hàng. - Chấm điểm tín dụng cho khách hàng. - Lập quỹ dự phòng RRTD
San sẻ rủi ro cho bên thứ 3: Tức Ngân hàng với khả năng chịu đựng rủi ro
có hạn sẽ liên kết với Ngân hàng khác thực hiện đồng tài trợ cho khoản vay. Hoặc trong trường hợp Ngân hàng thực hiện cho vay nhưng e ngại trong trường hợp rủi ro xảy ra sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho Ngân hàng thì lúc đó Ngân hàng u cầu doanh nghiệp thực hiện mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay. Điều này đặc biệt phổ biến ở cho vay các dự án mà tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo , chẳng hạn như mua bảo hiểm cho tuabin đối với các dự án nhà máy thủy điện…
Chuyển giao rủi ro: trong trường hợp khoản vay có rủi ro quá cao vượt khả
năng chịu đựng của Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển rủi ro cho các chủ thể khác bằng cách bán khoản cho vay này cho các Ngân hàng lớn khác hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.
Tránh né rủi ro: tức là Ngân hàng từ chối hồ sơ vay vốn khách hàng nếu xét