- Chỉ tiêu tương đố
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Thứ nhất, về cơ bản Agribank Ba Vì đã thực hiện đúng quy trình QTRR tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân do Agribank đề ra theo quy định của NNNH.
- Thứ hai, tỷ lệ cho vay KHCN có tài sản đảm bảo của chi nhánh gia tăng về cả số tiền và tỷ trọng. Tỷ lệ cho vay KHCN có TSĐB của chi nhánh tăng cả về tỷ trọng và số lượng, năm 2017 tỷ trọng vốn cho vay KHCN có TSĐB chỉ có 86,81% tăng dần đến năm 2019 đạt 91,02%.
- Thứ ba, nợ xấu đối với cho vay KHCN được kiểm soát hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu giảm dần theo năm. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay KHCN các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 1,55%; 1,52%; 1,47%. hồn thành mục tiêu duy trì cả năm ở mức dưới 2% theo kế hoạch của Agribank Hội Sở và thấp hơn toàn ngành ngân hàng (1,89%).
Để đạt được những kết quả như trên, Agribank đã thực hiện tốt:
- Hầu hết chuyên viên KHCN của chi nhánh thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc thu thập thông tin nhận diện rủi ro khách hàng. Ban lãnh đạo chi nhánh thực hiện đúng quy trình. Ban lãnh đạo cùng phịng kinh doanh đã xây dựng được các nhóm tiêu chí nhận diện rủi ro một cách chi tiết tạo điều kiện thẩm định dễ dàng hơn cho CBTD đặc biệt là với những cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm nhìn nhận khách hàng. Chi nhánh đã nắm bắt kịp thời những thay đổi của nền kinh tế.
- Thông qua tiêu chuẩn quốc tế Basel II, xếp hạng tín dụng chi nhánh dễ dàng phân loại nợ và xếp hạng tín dụng một cách chính xác dư nợ hiện tại dựa vào số ngày quá hạn của khách hàng cùng các thông tin chuyên viên KHCN đã cung cấp. Tỷ lệ nợ xấu được theo dõi và lập báo cáo mỗi tháng một lần bảo đảm được vấn đề kịp thời xử lý nếu có rủi ro xảy ra.
- Các bộ phận kiểm soát rủi ro được tách biệt và thuộc các khối quản lý khác nhau nên đảm bảo được tính khách quan trong cơng tác phịng ngừa rủi ro. Ban lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm soát rủi ro trước và sau cho vay bằng việc lập báo cáo tình trạng nợ hàng tháng đặc biệt với những khoản tín dụng xếp từ
nhóm 2 trở lên. Từ cơng tác kiểm sốt thường xun và liên tục chi nhánh ln kịp thời xác định được các khoản rủi ro và đưa ra biện pháp xử lý.
- Ban lãnh đạo chi nhánh rất quan tâm tới công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn bằng các biện pháp rất cương quyết. Thống kê của chi nhánh cho thấy, số dư trích lập dự phịng RRTD cuối kỳ tăng dần qua các năm, tương ứng với sự tăng lên của số dự phịng trích lập trong năm. Khi tổng dư nợ tăng lên, ngân hàng cũng phải đối mặt với việc số dự phịng trích lập trong kỳ tăng tương ứng, bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng đối với từng nhóm nợ. Số dư trích lập dư phịng đối với các khoản cho vay KHCN đàm bảo phủ kín tồn bộ nợ xấu của chi nhánh đối với khoản cho vay này đang gặp phải. Việc quản trị rủi ro này, đảm bảo cho chi nhánh luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh.
Quy trình xử lý rủi ro tín dụng thực hiện theo bộ quy định chung của Agribank được thể hiện qua: quy trình thẩm định và cho vay, quy trình xử lý chứng từ, quy trình kiểm sốt, quy trình thu hồi nợ, quy trình tất tốn khoản vay, quy trình xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, quy trình chỉ đạo, quy trình phịng ngừa và xử lý rủi ro phát sinh.
2.3.2. Hạn chế
Mặc dù Agribank Ba Vì đã có nhiều biện pháp quản trị và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN song bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn cịn một số hạn chế:
Thứ nhất, quy trình quản trị, kiểm sốt cịn chưa đồng bộ: công tác tiếp xúc
khách hàng, thẩm định trước và trong khi cho vay được thực hiện và rà sốt rất kỹ, song cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm nhiều khi bị coi nhẹ, kiểm tra khơng kịp thời hoặc chỉ mang tính hình thức dẫn đến việc cán bộ quan hệ khách hàng không kịp thời cập nhật các thơng tin khách hàng về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, về tài sản đảm bảo, khiến hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khách hàng có thể lợi dụng điều này để tiếp tục vay vốn, lừa dối ngân hàng.
Hiện nay tại Agribank Ba Vì, cơng tác kiểm sốt rủi ro được thực hiện chuyên biệt bởi Phòng quản lý rủi ro bao gồm: chịu trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tác nghiệp trên tồn bộ các mặt hoạt động trong đó có rủi ro tác nghiệp tín dụng. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý rủi ro chưa được triển khai đồng bộ và tồn diện. Agribank Ba Vì mới chỉ áp dụng một số biện pháp quản lý rủi
ro như: quản lý rủi ro tác nghiệp tín dụng theo chương trình đánh giá tồn diện rủi ro tín dụng tồn chi nhánh, quản lý hệ thống chất lượng ISO đối với hoạt động tín dụng... Cơng tác kiểm sốt tín dụng mới chỉ thực hiện theo từng kế hoạch cụ thể mà chưa mang tính chất thường xun, định kỳ.
Cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang áp dụng chưa đầy đủ và hồn thiện. Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng cơng cụ để đánh giá rủi ro tín dụng là chấm điểm và xếp hạng khách hàng và xây dựng giới hạn tín dụng cho khách hàng mang tính định tính, chưa tuân thủ nghiêm ngặt mà chủ yếu dựa vào trực quan phán đốn của nhân viên chun mơn. Đối với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân vẫn chưa áp dụng việc cho điểm để đánh giá và đưa ra quyết định cấp hay từ chối cấp tín dụng mà vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá hồ sơ của khách vay.
Thứ hai, phân tán rủi ro tín dụng đối với KHCN còn yếu: là một ngân hàng
định hướng phát triển nơng thơn, vì vậy cơ cấu cho vay KHCN tại chi nhánh tập trung chủ yếu đối với các đối tượng khách hàng liên quan đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp (đã phân tích trong bài trên 65%). Đối với các đối tượng này, đa phần khả năng trả nợ đúng hạn thấp vì thu nhập chưa cao. Cùng với đó, giá trị khoản vay không lớn, tài sản đảm bảo hầu hết là bất động sản, số lượng khách hàng vay vốn nhiều, gia tăng chi phí quản lý đối với các khoản vay cho chi nhánh.
Thứ ba, các biện pháp đảm bảo tiền vay, xử lý nợ quá hạn đối với cho vay KHCN tại chi nhánh chưa thực sự đa dạng.
Các biện pháp chủ yếu để xử lý nợ quá hạn được Agribank Ba Vì sử dụng hiện nay là đẩy mạnh thu nợ trực tiếp, cơ cấu lại khách nợ, xử lý tài sản bảo đảm, dùng quỹ dự phòng rủi ro. Các biện pháp khác như bán các khoản nợ xấu đạt tỷ lệ rất thấp so với tổng số nợ xấu được xử lý (chủ yếu hiện nay là bán các khoản nợ đã được xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng, việc bán các khoản nợ xấu nội bảng hiện vẫn cịn rất ít), hoặc biện pháp chứng khốn hố các khoản nợ xấu cũng chưa thực hiện được do môi trường kinh tế, điều kiện pháp lý chưa cho phép...