Ưu thế của Quốc hội trong quá trình lập pháp

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 30 - 32)

Quốc hội, theo Hiến pháp mới, là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Chức năng của nó cũng giống với chức năng của Quốc hội Mỹ, được Hiến pháp trao toàn quyền lập pháp. Tuy nhiên, quyền lập pháp của Nghị viện trong chính thể Cộng hồ đại nghị như Nhật Bản có những nét khác với trong chính thể Cộng hồ Tổng thống kiểu Mỹ. Trong chính thể Cộng hồ đại nghị, nếu cơ quan lập pháp bác bỏ một dự luật quan trọng do ngành hành pháp đệ trình thì cuộc khủng hoảng chính trị có thể sẽ dẫn đến một kết quả hoặc là sự từ chức của Nội các, hoặc là sự giải tán của Nghị viện cùng với cuộc bầu cử mới một hoặc là cả hai cơ quan. Do đó, trong chính thể Cộng hồ đại nghị, tiến trình lập pháp hàm chứa ý nghĩa chính trị lớn hơn trong chính thể Cộng hồ Tổng thống. ở đây, các dự luật không những chỉ được xem xét về mặt giá trị của nó mà cịn thể hiện mối quan hệ chủ yếu về mặt chính trị giữa lập pháp và hành pháp. Trong hệ thống Nghị viện, về mặt nguyên tắc, một trong

những chức năng chủ yếu của cơ quan lập pháp là giám sát cơ quan hành pháp.

Thường thì nếu Nội các được sự ủng hộ của đa số tức là Nội các và đa số trong Nghị viện cùng một đảng chính trị,hay cùng một liên minh các đảng thì ít có những quan điểm khác nhau về mặt lập pháp,và Nghị viện có xu hướng trở thành “con dấu” cho các dự luật đã được xem xét bởi Nội các.Trong trường hợp này, Nội các được coi là độc tài hay sự chuyên chế của đa số.

Ở Nhật bản, việc bỏ phiếu ở Hạ nghị viện diễn ra một cách nghiêm túc theo đường lối của Đảng.Nghị sỹ của Đảng hay liên minh cầm quyền thường bỏ phiếu cho các dự luật của Chính phủ, cịn các Đảng đối lập lại thường bỏ phiếu chống lại chúng.

Các dự luật được đệ trình lên Quốc hội xuất phát từ hai nguồn:Dự luật do các thành viên của Quốc hội đệ trình và dự luật do Thủ tướng đệ trình nhân danh Nội các. Tuy nhiên, quyền quyết định thông qua các dự luật này hay không chỉ phụ thuộc vào Quốc hội.Các dự luật chỉ khi nào được Quốc hội phê chuẩn mới trở thành luật và có hiệu lực. Để đạt được điều này,nó phải trải qua một quy trình lập pháp nhất định (gồm 5 bước đã đề cập ở chương 1).Trong đó, dự thảo luật được chuyển lên hai Viện và nó phải được cả hai Viện thông qua hoặc được 2/3 số Hạ nghị sỹ thông qua trong trường hợp Hạ nghị viện và Thượng nghị viện khơng thống nhất ý kiến.

Quy trình ban hành dự luật ngân sách và phê chuẩn các hiệp ước khác với quy trình ban hành các dự luật.Dự thảo ngân sách và hiệp ước trước hết phải được đệ trình và được phê chuẩn bởi Hạ nghị viện.Quyết định của Hạ nghị viện sẽ trở thành quyết định của Quốc hội khi: Thượng nghị viện có quyết định khác với Hạ nghị viện ngay cả khi một uỷ ban chung của cả hai Viện đã được thành lập để thống nhất ý kiến theo đúng Hiến pháp nhưng không đạt kết quả; hoặc khi Thượng nghị viện khơng biểu quyết trong vịng 30 ngày (trừ thời gian nghỉ hè) sau khi nhận được dự thảo ngân sách hoặc hiệp ước đã được Hạ nghị viện thơng qua (Điều 60, 61).Trong lịch sử đã có một sự kiện xảy ra phải áp dụng điều khoản này, đó là vào năm 1960 khi hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ được Hạ nghị viện phê chuẩn, đã không được xem xét

tại thượng nghị viện.Khi đó một cuộc biểu tình ba trăm nghìn người đã bao quanh tồ nhà Quốc hội để chờ đợi cái gọi là hiệp ước “phê chuẩn tự động” sẽ diễn ra vào lúc nửa đêm ngày 18 tháng 6. Các cuộc diễu hành, các bài diễn văn, tiéng la ó và cả các tranh áp phích của quàn chúng nhân dân nhằm chống lại quyết định này vẫn khơng làm thay đổi được tình thế.

Tuy nhiên, bất kỳ một đạo luật nào được Quốc hội phê chuẩn cũng đều có thể chịu sự thẩm tra của cơ quan tư pháp.Về mặt này, tồ án đóng vai trị điều tra xem dự luật do cơ quan hành pháp ban hành có vi phạm Hiến pháp hay khơng.Các đạo luật có hiệu lực cho đến khi tồ án tối cao phán xét đạo luật hay một quy định nào đó của nó là vi phạm Hiến pháp (vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau). Tuy vậy, ít có trường hợp tồ án sử dụng quyền kiểm tra lập pháp để phán xét và làm vơ hiệu hố các luật.Từ những năm 70 trở lại đây, chỉ có bốn trường hợp là tồ án phán xử là các đạo luật vi phạm Hiến pháp.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w