Song cho dù có những cơ sở khiến cho các phe phái của Đảng Dân chủ - Tự do không tách thành các đảng mới trong một thời gian dài cũng như bất chấp sự tác dụng tích cực và tiêu cực do nền chính trị phe phái của nó đem lại thì ngay năm đầu sau khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, Đảng lại bị chia ra thành nhiều mảnh.Tháng 5 năm 1992, Hosokawa đã dẫn đầu một nhóm tách
ra khỏi Đảng Dân chủ - Tự do để thành lập Tân Đảng Nhật Bản; tháng 6 năm 1993, 10 Nghị sỹ của Đảng LDP dưới sự cầm đầu của Takamura thành lập Đảng Tiên phong (Sakikage); cũng tháng 6 năm 1993, Tsutomo Hata cùng cả nhóm 44 Nghị sỹ đã thành lập Đảng Phục sinh (Shimseito).Việc ly khai hàng loạt khiến LDP mất đa số ghế trong cả nhai Viện. Đảng đã dung con bài cuối cùng để hịng mong cứu vãn tình thế bằng cách đe doạ các cử tri khi khẳng định rằng nếu trong nước xuất hiện một chính phủ liên minh thì sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn định và hỗn loạn.Lúc đó giới kinh doanh cũng tỏ ra lo lắng nên ngay trong phiên họp báo đầu tiên sau bầu cử, Chủ tịch liên hiệp các tổ chức quốc tế (Keidanren) Hiraiva đã tuyên bố rằng chính quyền sẽ trở nên “hiện thực” và “ổn định” nếu Đảng Dân chủ - Tự do vẫn giữ vai trị trung tâm trong chính quyền có sự hợp tác của Đảng Tiên phong (Sakigake) và Tân đảng Nhật Bản.Khi đề cập đến những khả năng ủng hộ về tài chính cho các đảng bảo thủ mới từ phía các nhà doanh nghiệp, ơng ta nói rằng sẽ quyết định sau, để cịn phải “quan sát các hoạt động của họ”
Tuy vậy, các thủ lĩnh của Sakigake và Tân Đảng Nhật Bản đã không đếm xỉa đến những lời khuyên của các vị thủ lĩnh đầy uy tín của giới doanh nghiệp đó. Ngày 23 tháng 7 Takemura và Hosokawa đã đọc tuyên bố của hai Đảng kêu gọi thành lập Chính phủ “Cải cách chính trị”.Trong các điều kiện để tham gia vào Chính phủ liên minh thì vị trí số một giành cho vấn đề hợp tác thực hiện cải cách chính trị đến cuối năm 1993.Cụ thể là việc xem xét lại cách thức bầu cử vào Hạ nghị viện mà Đảng Dân chủ - Tự do vẫn tránh tiến hành cho đến tận thời điểm đó. Chủ trương sẽ chuyển sang bầu 500 Hạ nghị sỹ thay cho 511 Hạ nghị sỹ trước đây, trong đó, 250 đại biểu theo các khu vực bầu cử theo kiểu chọn 1, và 250 đại biểu theo hệ thống tỷ lệ.Các đảng phái thống nhất việc dự thảo ra một chính sách có thể cùng chấp nhận được đối với các vấn đề cấp bách trong quá trình trao đổi ý kiến sẽ diễn ra thường xuyên.
Sáng kiến đưa ra trên đã mở đầu cho các cuộc gặp gỡ lãnh đạo 7 Đảng, và ngày 28 tháng 7, Đảng Xã hội – Dân chủ, Đảng Phục sinh, Đảng Tiên phong, Komeito, Tân Đảng Nhật Bản, Đảng Dân chủ - Xã hội chủ nghĩa và Liên minh xã hội dân chủ đã ra thông báo về quyết định thành lập Chính phủ
liên minh để tiến hành cải cách chính trị, một cuộc cải cách triệt để, kiên quyết, quán triệt lại cả việc xem xét lại hệ thống bầu cử, làm trong sạch chính trị, ngăn chặn nạn hối lộ.Những luận điểm khác trong hoạt động của Chính phủ liên minh cũng được đề xuất ra không kém phần quyết liệt.Những người tham gia liên minh đều thống nhất quan điểm “tôn trọng lý tưởng và tinh thần của Hiến pháp”, và tiếp tục các chính sách đã có trong lĩnh vực quốc tế và quốc phịng.Chính sách kinh tế được thảo luận xây dựng trên cơ sở tính tốn đến tầm quan trọng của các quan hệ kinh tế thị trường.Các nhà lãnh đạo các đảng cũng thể hiện nguyện vọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế và bảo đảm một sự phát triển ổn định mức sống của nhân dân.Cuộc họp đưa ra tuyên bố về việc mong muốn “xem xét lại thái độ đối với các cuộc chiến tranh trước đây”, đồng thời cũng thể hiện rõ quan điểm tích cực đối với hồ bình và phát triển ở Châu Á. Các nhà lãnh đạo còn tự nhận trách nhiệm trở thành những người trung thực trong các cuộc thảo luận giữa các đảng, “nhất trí với nhau về việc xây dựng một xã hội phồn vinh và văn minh”.
Trong số rất nhiều nguyên nhân làm cho Đảng Dân chủ -Tự do bị loại ra khỏi chính quyền thì có hai ngun nhân chính.Thứ nhất, những người Tự do – Dân chủ khơng tránh khỏi hậu quả của việc giữ chính quyền quá lâu đặc biệt là hậu quả của sự hợp nhất lãnh đạo của đảng với đại diện của nó trong các cơ quan nhà nước và giới doanh nghiệp. Việc nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng liên tục trong thời gian qua khiến cho dân Nhật Bản ý thức rằng đó là kết quả của chính sách đảng cầm quyền và do đó những người phái Dân chủ - Tự do đã vượt qua giới hạn cho phép về sự tự tin xem thường sự mua chuộc vốn có đang phổ biến và lan vào cả hang ngũ chính khách và quan chức cao cấp. Họ tỏ ra khơng có khả năng trong việc khắc phục sự cám dỗ đối với hàng ngũ lãnh đạo, cũng như việc tự thanh lọc nội bộ.Thứ hai là nguyên nhân có liên quan trực tiếp đến những biến đổi lớn của thời đại được đánh dấu bằng sự kết thúc của “cuộc chiến tranh lạnh”. Giới chính trị Nhật Bản, kể cả Đảng Dân chủ - Tự do, không đầu tư sức lực cần thiết để cân nhắc đến những biến đổi đó.Thời điểm mới địi hỏi phải tránh các quan điểm đối đầu trong việc xác định chính sách đối nội và đơi ngoại cũng như các biện pháp cho hoạt động thực tiễn của mình. Song, rõ rang là việc ly khai hang loạt khỏi
Đảng là nguyên nhân trực tiếp khiến cho vào tháng 7 năm 1993, Đảng Dân chủ - Tự do trở thành Đảng đối lập sau 38 năm cầm quyền. Và mãi 3 năm sau, cho đến tháng 19 năm 1996, Đảng mới trở lại cầm quyền với cương vị như xưa nhưng sức mạnh khơng cịn được như trước. Thủ tướng tái bổ nhiệm, Hashimoto xây dựng Chính phủ Đảng Dân chủ - Tự do không chiếm đa số tuyệt đối trong Hạ nghị viện đã rất chú trọng đến việc phân chia quyền lực cho các phe phái trong Đảng.Vào tháng 9 năm 1997, với việc tái đắc cử một lần nữa cương vị Chủ tịch Đảng Dân chủ - Tự do và đồng thời là Thủ tướng Nhật bản nhiệm kỳ mới, ông Hashimôt đã phải rất vất vả trong việc tổ chức Nội các.Cuối cùng Nội các của ông đã được xây dựng trên cơ sở chia đều cho 4 phái lớn trong Đảng, mỗi phái 4 ghế, 3 ghế cho các Thượng nghị sỹ của Đảng và 1 ghế cho các phái cịn lại.Song bất chấp những cố gắng đó, với sự thất bại của LDP trong cuộc bầu cử Thượng nghị viện tháng 8 năm 1998, ong đã buộc phải từ chức.
Như vậy, với thời điểm có tính bước ngoặc vào tháng 7 năm 1993 chính trường Nhật Bản diễn ra hết sức sơi động.Nhật Bản đứng trước một sự thay đổi lớn toàn diện từ kinh tế đến chính trị.Cuộc đấu tranh cải cách chính trị diễn ra quyết liệt, cuộc đấu tranh đó dẫn đến tháng 10 năm 1994 Quốc hội đã thông qua dự luật hai khu vực bầu cử nhỏ (với 300 khu vực mỗi khu vực chọn một Hạ nghị sỹ) và 11 khu vực bầu theo tỷ lệ số phiếu các Đảng giành được để chọn 200 Hạ nghị sỹ.Luật bầu cử sửa đổi này được ổn định lần đầu tiên trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 năm 1996 và sau 3 năm tháng 1 năm 2000 một dự luật mới lại được thơng qua, trong đó số Hạ nghị sỹ bầu theo tỷ lệ giảm 20 ghế còn 180 ghế.Cho đến lần áp dụng luật mới này lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 6 năm 2000 trong cuộc tổng tuyển cử “khuôn mặt Nhật Bản” đã mấy lần thay đổi từ Kashimoto,Obuchi đến Mori.Khn mặt chính quyền cũng thay đổi đến chóng mặt, từ Nội các một Đảng (LDP) với sự hợp tác bên ngồi Chính phủ của Đảng Xã hội dân chủ và Đảng mới tiên phong , chuyển sang chính phủ liên hiệp LDP - tự do, LDP - Tự do – Komei, và nay là LDP – Lomei - Bảo thủ.
Giai đoạn này, Nghị viện phần nào đúng là nơi để các Đảng thể hiện quan điểm của mình, cho dù tình hình chưa trở lại như giai đoạn 1946 –
1955, khi đó khơng có bất cứ một Đảng nào chiếm ưu thế. Đây là giai đoạn như thông tin qua các bảng về số ghế ở Hạ nghị viện cho thấy mặc dù không Đảng nào chiếm ưu thế tuyệt đối song LDP vẫn là Đảng chiếm số ghế nhiều nhất so với các Đảng.Chính tình hình như vậy, làm cho chính trường Nhật Bản có đặc điểm xem ra như nghịch lý là nhiều khi sự quyết định trong Quốc hội, trong Chính phủ phụ thuộc vào tiếng nói của các Đảng nhỏ.Ví dụ như nếu Komei nói khơng thì LDP khó có thể làm gì được vì lúc đó LDP mất sự ủng hộ của Hạ nghị viện (số phiếu ủng hộ cho LDP trong Hạ nghị viện 240 phiếu chưa bằng số phiếu quá bán).
Chính trường Nhật Bản sẽ thay đổi và người ta hy vọng rằng, với cách bầu cử nhỏ theo khu vực, Nhật Bản sẽ có một thể chế hai Đảng thay nhau cầm quyền như ở Anh và Bắc Mỹ, Song theo nhiều học giả thì đó đang là câu chuyện của tương lai và trong vịng 10 năm đầu của thế kỷ XXI điều đó chưa chắc xảy ra và thực tế là đã chưa xảy ra.
Dẫu sao đi nữa qua ba giai đoạn trên ta có thể có một kết luận là trong quan hệ với các chính đảng cơ quan lập pháp Nhật Bản cũng như tất cả các cơ quan lập pháp tư sản trên thế giới, nó ln vừa là phương tiện vừa là mục đích trong hoạt động của các chính đảng.Với tư cách là mục đích, nó là cơ quan quyết định phương thức hoạt động của các chính đảng, với tư cách là phương tiện thì nó là nơi để các chính đảng thực hiện lợi ích của mình và những tổ chức, giai tầng mà chúng đại diện.