Tồ án
Như trên đã nói, Nội các do Quốc hội lập ra sau đó Nội các bổ nhiệm các thẩm phán. Hơn thế nữa, cơ quan tư pháp là một trong những cơ quan phải thi hành các văn bản luật do Quốc hội ban hành.Chính vì vậy, khi thực hiện chức năng xét xử, dù là Toà án tối cao hay các Tồ án cấp dưới đều nhất trí phải tn thủ tuyệt đối các quy định của Hiến pháp và luật hay tất cả các phán quyết của toà án phải căn cứ vào các quy định của luật và có đáp ứng quy định này thì các phán quyết đó mới được coi là có hiệu lực thi hành.
Chúng ta biết rằng, có ba cấp độ văn bản quy định cho hoạt động của Nhà nước đó là Hiến pháp, các văn bản luật và các quy định dưới luật.Trong đó Hiến pháp là những quy định có tầm cao nhất nhằm điều chỉnh nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước, hình thức, cơ cấu và mối quan hệ của Nhà nước với công dân.Trong lịch sử hình thành Hiến pháp trên thế giới người ta có một số cách để làm cho tính pháp lý của Hiến pháp cao hơn các đạo luật thơng thường. Đó là:1)Thành lập Quốc hội lập hiến với một nhiệm vụ làm Hiến pháp sau đó giải tán nó để bầu một Quốc hội lập pháp khác làm nhiệm vụ lập pháp; 2) Chia sẻ quyền thông qua, sửa đổi Hiến pháp giữa Quốc hội với các chủ thể chính trị khác; 3) Quy định việc thơng qua Hiến pháp với những chuẩn mực ngặt nghèo hơn như 2/3 hoặc 3/4 số phiếu tán thành.Trường hợp Nhật Bản. Hiến pháp 1946 được thiết lập tương đối đặc biệt.
Ngày 15.08.1945 (năm Chiêu hồ thứ 20), Chính phủ Nhật bản đã chấp thuận Tuyên bố Posdam, thông báo cho quốc dân đồng bào về việc Nhật Bản đã đầu hang qn Đồng minh gồm có Anh, Xơ, Trung… Tun bố Posdam yêu cầu Nhật Bản cần có Hiến pháp mới, trong đó phải quy định dân chủ hố nền chính trị đất nước, bảo đảm nhân quyền cơ bản, thành lập Chính phủ mới. Vì vậy, tháng 10 năm 1945, Nội các đã lập ra “Uỷ ban điều tra Hiến pháp” và bắt tay vào việc soạn thảo Hiến pháp sửa đổi do Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Matsumoto làm chủ nhiệm.Uỷ ban này đã tiến hành các cuộc thảo luận cho đến đầu năm 1946.Ngày 8 tháng 2, Uỷ ban đã chuyển dự thảo (còn gọi là dự thảo Matsumoto) cho Bộ Tổng tư lệnh quân Đồng minh.Bản dự
thảo này còn nhiều nội dung rất bảo thủ, chỉ sửa đổi nhỏ so với Hiến pháp Minh Trị.Cùng với thời gian đó, các chính đảng và các tổ chức xã hội được phục hồi sau chiến tranh đã thành lập Hội Nghiên cứu Hiến pháp.Hội này đã đưa ra dự thảo cương sửa đổi Hiến pháp. Đề cương này so với dự thảo Matsumoto thì có nội dung sửa đổi phong phú hơn nhiều.Bộ Tổng tư lệnh quân Đồng minh cho rằng, Chính phủ Nhật Bản khơng muốn và khơng có khả năng soạn thảo dự thảo Hiến pháp mang tinh thần dân chủ, tự do nên đã qua chủ trương tự mình soạn thảo, rồi chuyển nó cho Chính phủ Nhật Bản tham khảo.Họ đã tham khảo Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ và của các nước khác, đồng thời còn tham khảo các ý nguyện của các chính đảng và các tổ chức xã hội để phản ánh vào nội dung Hiến pháp.Đề cương dự thảo Hiến pháp của Hội nghiên cứu Hiến pháp đã có ảnh hưởng nhất định đến bản dự thảo của Bộ Tổng tư lệnh quân Đồng minh.Đề cương Hiến pháp của Hội nghiên cứu Hiến pháp đề ra nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, quy định chế độ Thiên Hồng với hình thức gần với chế độ Thiên Hoàng tượng trưng hiện nay.Nội dung cơ bản dự thảo Hiến pháp của Bộ Tổng tư lệnh quân Đồng minh là đã phản ánh được quyền xã hội như trong Hiến pháp năm 1919 của Đức; các quyền về sinh tồn, quyền lợi của người công dân.
Sau khi dự thảo Hiến pháp do Chính phủ Nhật Bản,Bộ Tổng tư lệnh quân Đồng minh cho tiến hành các cuộc thương thuyết giữa hai bên.Ngày 6 tháng 3 năm 1946, dự thảo được công bố làm nhiều người Nhật ngạc nhiên và rất phấn khởi trước nội dung dân chủ, tiến bộ và tự do.Vì vậy, nó được tuyệt đại đa số ủng hộ.Dự thảo được hồn chỉnh về hình thức, và sau đó, ngày 20 tháng 6 năm 1946 nó được đệ trình lên Quốc hội (Quốc hội đã được bầu vào ngày 10 tháng 4 cùng năm).Hạ nghị viện và Thượng nghị viện đã thảo luận dự thảo này suốt 2 tháng liền.Sau khi tu chỉnh một số điểm, ngày 7 tháng 10 năm 1946, hai Viện đã thông qua bản Dự thảo Hiến pháp với đa số phiếu áp đảo.
Điều chắc chắn là, vào tháng 2, Bộ Tổng tư lệnh quân Đồng minh chiếm đóng tại Nhật Bản đã vội vã chính thức hố bản Dự thảo đó.Một trong những lý do được nêu ra là:cuối tháng 2, Uỷ ban Viễn Đông, cơ quan quyết định về mặt chủ trương cao nhất trong các vấn đè chiếm đóng tại Nhật Bản
nhóm họp và trong hội nghị đó có nhiều khả năng đại biểu Liên Xô và đại biểu Anh sẽ đề nghị thủ tiêu chế độ Thiên Hoàng.Việc làm trên của Bộ Tổng tư lệnh quân Đồng minh nhằm đặt Chính phủ và nhân dân Nhật Bản vào một việc đã rồi.
Như vậy việc thông qua Hiến pháp năm 1946 đạo luật có giá trị cao nhất ở Nhật Bản hiện nay là do Quốc hội quyết định cho dù nó chịu sự áp lực của quân Đồng minh. Hơn nữa trong quy định của Hiến pháp ở Điều 96 cũng ghi rằng việc sửa đổi Hiến pháp trước hết phải được Quốc hội thông qua với 2/3 số phiếu.Tất nhiên việc sửa đổi ở đây khơng thuộc tồn quyền của Quốc hội mà phải thông qua ý kiến của chủ thể tối cao là nhân dân mới có giá trị.Như vậy, Hiến pháp, đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất mà các bộ phận cấu thành nhà nước trong đó có cơ quan tư pháp đều phải tuân theo, chịu sự quy định rất lớn của Quốc hội.
Theo tư tưởng của Thuyết Tam quyền phân lập, Tồ án giữ quyền tư pháp, có tính độc lập của nó song điều đó khơng có nghĩa là cho phép quan toà tuỳ tiện quyết định đi ngược lại mong muốn của nhân dân.Hiến pháp còn quy định cụ thể nguyên tắc hoạt động của tồ án là cơng khai.Và ngay cả trường hợp ngoại lệ, không công khai cũng phải tuân theo quy định của Hiến pháp (Điều 82 - Hiến pháp).
Với Hiến pháp, cái cơ sở giúp cho toà án giữ quyền tư pháp có tính độc lập đối với hai nhánh cịn lại của nhà nước, Quốc hội đã có mọt sự chi phối rất to lớn như vậy thì đối với các văn bản luật khác nó cịn chi phối quyết định hơn. Các đạo luật đều do Quốc hội ban hành, kể các đạo luật quy định về tổ chức tồ án. Mặt khác tịa án xét xử các vụ tranh chấp cũng phải căn cứ vào chính các bộ luật Quốc hội đã thơng qua. Ngồi ra, để có thể hoạt động được một cách có hiệu quả hệ thống tồ án tất yếu phải đề ra các quy định về tổ chức bên trong của mình cũng như các quy định về thủ tục tố tụng v.v… hay nói cách khác là những quy định dưới luật.Những quy định này cũng không được trái với các Bộ luật do Quốc hội đã ban hành (Điều 77 – Hiến pháp).
Tóm lại, ở đây chi phối của Quốc hội hay quyền lực của Quốc hội đối với cơ quan tư pháp, toà án các cấp của Nhật Bản được thể hiện trước hết thông qua các văn bản có tính chất pháp lý trên tất cả các cấp độ.