Chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện nên nó chỉ được tiếp tục hoạt động khi vẫn cịn sự tín nhiệm của Quốc hội. Ngược lại khi đã mất tín nhiệm, khơng cịn được đa số ủng hộ nữa thì Chính phủ phải từ chức để thay thế bằng một Chính phủ mới. Theo Hiến pháp hiện nay, Nội các (Chính phủ) phải chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội (Điều 66). Trong các kỳ họp
Quốc hội, Nội các phải báo cáo tồn bộ cơng việc lãnh đạo hành chính của mình đồng thời phải có nghĩa vụ giải trình các vấn đề mà Quốc hội chất vấn.
Điều 69 của Hiến pháp mới cũng chỉ ra rằng khi Hạ nghị viện thơng qua một quyết định bất tín nhiệm Nội các hoặc bác bỏ mọt quyết định tín nhiệm thì “tồn thể Nội các phải từ chức , trừ phi Hạ nghị viện bị giải tán trong vòng 10 ngày”. Trong trường hợp Hạ nghị viện bị giải tán thì khi có Hạ nghị viện mới Nội các cũng phải tự giải tán để Quốc hội bầu ra một Nội các mới. Điều đó có nghĩa là Quốc hội trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chính phủ nó khơng những có quyền chất vấn, điều tra mà cịn có thể áp dụng một biện pháp quyết liệt hơn, ra quyết định bất tín nhiệm đối với Chính phủ. Việc bỏ phiếu tín nhiệm Nội các được tiến hành thường xuyên trong các khoá họp của Hạ nghị viện nhằm thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ.
Thực tế cho thấy có hai hình thức lật đổ Chính phủ. Thứ nhất, Chính phủ tự đặt vấn đề tín nhiệm trước Quốc hội khi cảm thấy khơng cịn tin tưởng vào sự tín nhiệm của Quốc hội; thứ hai, Quốc hội ra quyết định khiển trách Chính phủ, trong trường hợp này, Chính phủ khơng tự biết mình và Quốc hội buộc phải nêu vấn đề bất tín nhiệm bằng một nghị quyết. Nếu Nghị quyết bất tín nhiệm đó được đa số nghị sỹ thơng qua thì Chính phủ sẽ phải từ chức.
Trong hai hình thức lật đổ Chính phủ thì Hiến pháp Nhật bản hiện nay dường như chỉ đề cập đến hình thức thứ hai - Hạ nghị viện thơng qua quyết định bất tín nhiệm Chính phủ. Lúc đó, Chính phủ hoặc phải từ chức hoặc phải đưa ra đề nghị giải tán Hạ nghị viện.
Lý do của việc lật đổ Chính phủ có thể bắt đầu bằng việc Quốc hội khơng chấp thuận hiệu quả hoạt động của Chính phủ, hoặc các dự án do Chính phủ đệ trình khơng được quốc hội thông qua, đặc biệt là dự án ngân sách. Đôi khi việc Quốc hội bác bỏ dự án ngân sách do Chính phủ đệ trình được hiểu như là việc Quốc hội bất tín nhiệm Chính phủ. Bởi vì ngân sách là cơ sở để thực hiện chương trình hành động, mọi kế hoạch, mọi chính sách quốc gia trong một năm. Vì vậy, bác bỏ nó có nghĩa là bác bỏ chính sách và đường lối Chính phủ.Sự bất tín nhiệm lật đổ Chính phủ là một biểu hiện của sự mâu thuẫn giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Nó là một trong những nguyên
nhân khởi đầu gây nên khủng hoảng chính trị của đất nước. Vì vậy, để hạn chế việc áp dụng chế định này, Nhật bản quy định sáng kiến đặt vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ phải được sự ủng hộ của tối thiểu là 50 Hạ nghị sỹ.
Ngồi ra, Chính phủ Nhật bản cũng có thể bị giải tán khi khuyết ghế Thủ tướng hoặc do các nhân tố ngoài Nghị viện như diễn ra các cuộc đình cơng và biểu tình chống lại Chính phủ mạnh mẽ.
Nếu so sánh với giai đoạn trước, ta thấy, Thiên Hoàng bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nội các gồm có Thủ tướng và Bộ trưởng các bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thiên Hồng thay vì chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Bởi vậy, Nội các thực chất không phải là một tổ chức thống nhất mà Thủ tướng và mỗi Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, riêng rẽ. Việc chịu trách nhiệm cá nhân trước Thiên Hoàng dẫn đến việc từ chức của cá nhân chứ khơng phải của tồn thể Nội các. Mặt khác, Nội các không phải là sự kết hợp giữa các thành viên của Nghị viện và nó khơng bị các đảng phái kiểm sốt cũng như khơng bị ép buộc từ chức nếu bị thất bại ở Quốc hội. Quốc hội khơng có quyền quyết định thành lập, giải tán Nội các cũng như khơng có quyền kiểm sốt hoạt động của ngành hành pháp như hiện nay.