Giai đoạn này gắn với sự tồn tại, phát triển và suy yếu của Đảng Dân chủ -Tự do (LDP), sự thao túng của LDP đối với Nghị viện Nhật Bản khiến người ta suy nghĩ rằng Nghị viện và sau đó là Chính phủ đều của LDP.Hiến pháp Nhật Bản quy định tất cả các đạo luật từ Hiến pháp và một số đạo luật liên quan đến quyền lợi của một địa phương cụ thể, đều được thông qua khi Nghị viện biểu quyết quá bán.Và các vấn đề quan trọng như bổ nhiệm Thủ tướng, thông qua ngân sách chỉ cần Hạ nghị viện nhất trí bằng đa số là đủ.Chính vì vậy, việc tìm hiểu quan hệ giữa Nghị viện với các chính đảng trong giai đoạn này rất nên tập trung xem xét quan hệ cụ thể giữa LDP với Nghị viện.
Nhìn tổng thể trong thời kỳ này, thực tiễn chính trị cho thấy Nghị viện Nhật Bản chịu sự chi phối trực tiếp và tồn diện của LDP.Tuy nhiện, sự chi phối đó lại bị quy định bởi quan hệ nội bộ hết sức phức tạp của LDP.Khi đề cập đến LDP các học giả thường nhất trí với nhau về đặc điểm của Đảng này là tính bè phái trong đảng.Thậm chí có người cịn nói tính đa đảng trong một đảng đối với trường hợp LDP.Ngun nhân chính dẫn tới sự phân biệt đó là việc chạy đua vào Nghị viện và đặc biệt là bầu chọn chức vụ Chủ tịch Đảng đồng thời là chức vụ Thủ tướng Chính phủ.
Như chúng ta đã biết vào năm 1955 do sức ép của các tổ chức tài chính và sự hợp nhất của Đảng Xã hội với những thách thức của nó, LDP đã được hình thành trên cơ sở thống nhất giữa hai Đảng bảo thủ Dân chủ và Tự do.Sự hợp nhất đó khơng làm dịu đi mâu thuẫn vốn sẵn có trong từng Đảng và giữa hai Đảng mà ngược lại chúng càng được làm sâu sắc hơn.Ví dụ điển hình là sự thất bại của Ozawa Taro trong cuộc bầu cử năm 1963.ở cuộc bầu cử này Ozawa Taro chẳng những phải đương đầu với những ứng cử viên của phái đối lập, mà còn phải cạnh tranh với cả hai ứng cử viên nặng ký trong Đảng
Dân chủ - Tự do của mình là Kishi Nobusuke, nguyên Thủ tướng, và Sato Eisaku, Thủ tướng tương lai.Ozawa ra tranh cử ở đơn vị bầu cử thứ nhất của tỉnh Yamaguchi cùng với hai ứng cử viên của Đảng Xã hội, 1 của Đảng Xã hội - Dân chủ, và 1 của Đảng Cộng sản, tất cả 7 người cùng chạy đua để kiếm được càng nhiều phiếu càng tốt trong số 188.583 phiếu.Kết quả là Sato được 94.785 phiếu, Kishi được 49.877 phiếu; còn Ozawa chỉ được 43.841 phiếu. Như vậy, ở đây Sato đã giành được số phiếu lớn từ việc giảm bớt số phiếu ủng hộ của Ozawa.Với kết quả này, các ứng cử viên của Đảng Xã hội và Đảng Xã hội – Dân chủ giành được từ 50.000 đến 60.000 phiếu, đã chiếm được 3 ghế còn lại.
Vào lần bầu cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ - Tự do năm 1956, các mâu thuẫn được thể hiện có phần khác trước, lúc này có 8 phe nhóm của Đảng, trong đó, bốn phe có nguồn gốc từ Đảng tự do là các phe: Ikeda, Sato, Oma và Ishi, và bốn phe khác có nguồn gốc từ Đảng Dân chủ là: Kishi, Komo, Miki và Ishibashi; chạy đua vào chức Chủ tịch Đảng lúc đó gồm có 3 ứng cử viên là: Kishi Mabusuke, Ishibashi và Ishi Kikuira.ủng hộ cho Kishi là hai phe Komo và Sato, phe Matsumura Miki và Omo ủng hộ Ishibashi, phe Ikeda giúp cho Ishi.Vịng đầu bầu cử, khơng một người nào giành đa số phiếu và buộc phải có vịng bầu thứ hai.Tại vòng bầu thứ hai, Ishi đã ủng hộ cho Ishibashi dẫn đến việc Ishibashi giành thắng lợi. Ishibashi giữ chức Thủ tướng được hai tháng sau đó thì phải từ chức do sức khoẻ và phải chuyển quyền lực sang cho Kishi. Trong thời kỳ Kishi, các phe phái hoạt động mạnh là phe Kishi, Sato, Komo, Omo và các phe có ảnh hưởng yếu hơn là Ikeda, Ishi, Matsumura, Ishibashi, thời kỳ này được đánh dấu bằng những bước nhảy vọt lớn về kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đặc biệt nhanh chóng trong suốt giai đoạn này. Thời kỳ của Ikeda và giai đoạn tiếp theo là Sato, Đảng Dân chủ - Tự do đã trải qua một “thời kỳ hoàng kim”.Tuy nhiên, mâu thuẫn phe phái không những khơng giảm mà cịn tiếp tục tăng và ngày càng gay gắt kể từ khi Chính phủ Ikeda được hình thành bởi sự ủng hộ của các phe Ikeda, Sato, kishi.
Từ năm 1960 đến 1975 đã chứng kiến hai hướng phát triển chính liên quan đến nhau.Thứ nhất, cả hai Đảng LDP và JSP bắt dầu làm mất đi sự ủng
hộ trong các cuộc bầu cử kế tiếp nhau.Xu hướng này được biểu hiện rõ nét nhất tại các điểm bầu cử ở Thủ đơ cịn vùng nơng thơn vẫn duy trì “một Đảng rưỡi”.Thứ hai, từ năm 1960 các Đảng đối lập đã phân chia và phát triển. Đảng JSP đã giành được những thắng lợi khiêm tốn trong bầu cử.Một Đảng mới gọi là Đảng Komeito do tín đồ đạo phật phái Soka gakkai dựng lên năm 1964 đã thu được thắng lợi trong bầu cử vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Đảng JSP, đang trên đà suy tàn, đã bắt đầu tìm ra được những khu vực ủng hộ mới vào đầu những năm 1970.Đảng LDP vẫn là Đảng lớn nhất duy nhất nhưng số phiếu tổng cộng của các Đảng đối lập gần bằng số phiếu của Đảng LDp đã là một sự thách thức địa vị tuyệt đối của nó.
Tuy nhiên từ giữa những năm 1970, sự việc bắt đầu thay đổi theo hướng khác hẳn.Dù rằng Đảng LDP đã gặp phải tình trạng trứng bỏ đầu đảy với sự thành lập Câu lạc bộ Tự do mới (NLC) vào năm 1976. Sự ủng hộ của Đảng cầm quyền thực tế vẫn tăng lên.Bất chấp sự xung đột giữ dội giữa các phe phái trong suốt thập kỷ 1970, Đảng LDP vẫn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử 2 lần năm 1980, ngay sau khi Thủ tướng Ohira từ trần.Trong những năm 1970, thái độ về bầu cử khó dự đốn hơn trước, và sau thất bại năm 1983, Đảng LDP lại giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1986 dưới sự lãnh đạo của Nakasone cho đến năm 1986. Đảng JSP đã có một chút dấu hiệu phục hồi nhưng những đảng nhỏ hơn đã từng thắng lợi trong kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế cao vẫn thất bại trong việc cố gắng duy trì sự tiến bộ của mình.
Một giai đoạn mới xuất hiện sau khi bầu Doi Takako làm lãnh tụ của Đảng JSP vào năm 1986.Đây là người phụ nữ đầu tiên làm lãnh tụ trong lịch sử Nhật Bản. Đảng của bà dần dần giành được sự ủng hộ, đặc biệt là phái nữ.Khi Đảng LDP bị lôi kéo vào vụ bê bối Recrruit trong năm 1988 – 1989, đồng thời với việc đặt ra loại thuế tiêu dung mới mất lòng dân và việc tự do hoá thị trường đối với các sản phẩm nơng nghiệp thơng dụng thì sự ủng hộ mau chóng chuyển sang Đảng JSP.Tại cuộc bàu cử vào Thượng nghị viện tháng 1 năm 1989, Đảng JSP liên minh với các ứng cử viên do liên đoàn lao động Rengo mới được thành lập bảo trợ, thực tế đã giành được nhiều phiếu bầu hơn LDP và đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập Đảng này đã không
chiếm được đa số trong Thượng nghị viện.Trong thời gian bầu cử Hạ nghị viện vào tháng 2 sau đó, Đảng LDP do Thủ tướng (trong sạch) Kaifu Toshiki lãnh đạo giành được nhiều phiếu bầu đã bị mất trong năm trước mặc dù Đảng JSP cũng giành thắng lợi nhiều hơn so với tất cả các cuộc bầu cử từ năm 1967, chủ yếu là giành phiếu của các đảng nhỏ hơn.Năm 1990 và 1991, những vụ thất bại về chính sách đã làm Đảng JSP mất thêm sự ủng hộ và Đảng LDP lại một lần nữa giữ được vị trí vững mạnh.Tình trạng chia rẽ giữa các phe phái trong Đảng Dân chủ - Tự do được duy trì và tăng cường tuy khơng dẫn đến tình trạng tách thành các đảng bảo thủ mới cho đến năm 1992, năm đầu tiên sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh.Sở dĩ có tình hình đó, theo nhiều học giả, là do: (1) Các phe phái lo sợ rằng nếu đảng bảo thủ tan rã thì họ sẽ khơng cịn là đối thủ của các đảng đối lập (2) Điều lệ của đảng giới hạn cuộc đấu tranh nội bộ bằng việc phân chia những quyền lợi chính trị cho tất cả các phe phái, cụ thể là sự phân chia các ghế trong chính quyền.
Nhìn nhận về vai trị của nền chính trị phe phái trong Đảng Dân chủ - Tự do, các học giả đi theo ba hướng: thứ nhất, phần lớn cho rằng sự tồn tại các phe phái trước nam 1992 cho thấy sự lạc hậu của chính trường Nhật Bản trong nền chính trị bảo thủ: thứ hai, các phe phái đã gây nên sự cản trở q trình hiện đại hố của đảng: thứ ba, các phe phái đã tạo nên nền chính trị Nhật Bản một sự năng động cần thiết, tránh cho đảng trở thành một đảng chuyên quyền.
Tuy nhiên khi đánh giá chung về hệ thống đảng phái Nhật Bản, có tác giả có quan điểm ngược lại với quan điểm thứ ba đã nêu trên.Trong cuốn Bách khoa Thư Nhật Bản, các tác giả cho rằng: Nhật Bản kể từ năm 1950 thường được coi là có “hệ thống đảng vững mạnh”.Chỉ có một đảng độc nhất nắm chính quyền (mặc dù từ năm 1989 quyền lập pháp bị hạn chế đôi chút do bị mất quyền kiểm sốt Thượng viện).Có người cho rằng có thể so sánh LDP với Đảng Cộng sản trước đây ở Liên xô, ở sự tương đồng trong việc bám chắc trong bộ máy Chính phủ và các bộ máy này buộc phải đáp lại ý chí của nó mà khơng mong đợi là người chủ sẽ thay đổi.Hệ thống bầu cử Hạ nghị viện ở đây mặc dù đã qua một số lần sửa đổi về chi tiết nhưng vẫn có vẻ phù hợp với đường lối chính trị của LDP hơn là với phe đối lập.Nó có lợi cho
Đảng này trong các chiến dịch tranh cử của mình với sự kết hợp cuộc xung đột bè phái bên trong do khả năng đưa ra các lợi lộc cho cử tri địa phương.Sự phân chia số phiếu không đều thiên về các vùng nơng thơn cũng có lợi cho LDP nhưng điều này không quan trọng bằng việc các khu vực bầu cử đã thu hút các ứng cử viên LDP ở nông thôn tham gia ứng cử ở nhiều khu vực.Hệ thống bầu cử ở giai đoạn này đặt ra một địi hỏi khách quan phải có một sự thay đổi lớn lao trong tương lai.
Mặc dù số ghế trong Quốc hội phản ánh sự tương quan lực lượng giữa các đảng phái.Nhưng trong giai đoạn 38 năm liên tục, LDP luôn chiếm đa số ghế trong Quốc hội thì Quốc hội là nơi phản ánh quyền lực của LDP - Đảng cầm quyền.Trong những năm này, cả Hạ nghị viện và Thượng nghị viện đều bị chi phối bởi tư tưởng của LDP.Trong q trình hơng qua các dự luật, LDP ln ln chủ động đưa ra các dự luật có lợi cho mình và gây sức ép cho Đảng đối lập. Thậm chí Đảng này cịn mong muốn việc thảo luận các dự luật tại hai Viện càng mang tính hình thức càng tốt. “Đã xảy ra nhiều trường hợp khi các Nghị sỹ thuộc các Đảng đối lập vạch trần nội dung phản dân chủ của các dự luật được đưa ra thảo luận và kêu gọi sự chú ý của dư luận xã hội thì các Nghị sỹ thuộc LDP đã dung đa số phiếu để thông qua quyết định dừng việc thảo luận hoặc nghị quyết và thông qua dự luật khi vắng mặt các Nghị sỹ đối lập, những người phản đối dự luật đó”.Trong suốt thời gian lãnh đạo Nhật Bản, LDP đã luôn dung áp lực của mình để thơng qua hay bác bỏ các dự luật.Bởi vậy, thực tế là Quốc hội Nhật Bản lúc này chỉ phản ánh quyền lực của LDP.
Như vậy, trong giai đoạn 1955 – 1993, người ta có thể nói tóm tắt rằng Quốc hội Nhật Bản là Quốc hội của LDP, là phương tiện để LDP thực hiện ý chí riêng của nó.