Nghiên cứu quan hệ giữa cơ quan lập pháp với các tổ chức cơng đồn có nghĩa là nghiên cứu mối quan hệ giữa các tổ chức của giai cấp công nhân Nhật Bản với một phần nhà nước tư sản Nhật Bản.Theo Bộ luật cơng đồn do quaann Đồng minh ép Chính phủ Nhật Bản phải thông qua vào tháng 6 năm 1949 và cho đến nay vẫn có hiệu lực thì “cơng nhân” là những người khơng phụ thuộc vào thể loại công việc, sống bằng tiền lương, tiền công hay bất cứ một dạng thu nhập nào kiểu như vậy.Và cũng theo Điều 2 của Luật này thì các tổ chức hay các tổ chức liên kết được lập ra với mục tiêu quan trọng là tự
bảo vệ mình, cải thiện các điều kiện lao động và hồn cảnh kinh tế thì được gọi là cơng đồn. Để phân biệt, Luật này cũng nêu rõ các loại tổ chức sau khơng được coi là cơng đồn:
- Các tổ chức cho phép có sự tham gia của cơng nhân và những người đại diện cho lợi ích của chủ, cụ thể là những người giữ các vị trí lãnh đạo và chức năng kiểm tra, nắm quyền lực được thuê mướn, thải hồi, thăng tiến và thuyên chuyển, liên quan đến các bí mật về kế hoạch và đường lối của chủ trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, những người mà nghiệp vụ lao động và trách nhiệm của họ đối lập trực tiếp với nguyện vọng và trách nhiệm của các cơng đồn viên của tổ chức đó.
- Các tổ chức nhận sự ủng hộ tài chính của chủ nhằm mục đích chi trả cho các hoạt động của mình.Tuy vậy khơng cấm chủ cho phép công nhân thảo luận hay thương lượng với mình trong giờ làm việc mà khơng bị trừ lương về khoảng thời gian đó.Ngồi ra cịn cho phép những trường hợp ngoại lệ như chuyển tiền của chủ vào quỹ bảo vệ sức khoẻ về mục đích từ thiện dưới hình thức giúp đỡ vật chất cho các trường hợp rủi ro, dưới hình thức các kiểu trợ cấp và việc cơng đồn được chủ cấp cho một địa điểm nhỏ để làm văn phòng.
- Các tổ chức đảm nhiệm việc trợ giúp hay hoạt động khác trong lĩnh vực phúc lợi.
- Các tổ chức có mục tiêu chính là hoạt động chính trị hay xã hội
Theo cách hiểu như vậy thì cho đến nay Nhật Bản có một số tổ chức cơng đồn chủ yếu sau:
(1). Tổng cơng đồn lao động của các ngành sản xuất Nhật Bản (Đômei) thành lập ngày 12.11.1964 đại diện cho khu vực tư nhân là chủ yếu.Năm 1981, Đơmei bao gồm 31 cơng đồn và liên đoàn với số lượng thành viên là 2,1 triệu người.Những cơng đồn nồng cốt của Đơmei là Cơng đồn ngành Dệt (Zesen Đơmei) với 498,896 cơng đồn viên, Cơng đồn ngành Luyện kim (Zenkin Đômei) với 313.612 thành viên và Cơng đồn ngành Đóng tàu và ngành Chế tạo máy cái (Zosenjuki Roren) với 220.697 cơng đồn viên.
Về địa lý, đa số các cơng đồn thành viên của Đômei đều tập trung ở các thành phó cơng nghiệp, các đơ thị lớn.Ví dụ ở Tơk: 231.385 thành viên, Osaka: 238.013, kanagawa: 169.212, Hyogo: 141.169 và Aichi: 148.450 thành viên.Tại các tỉnh nói trên, Đơmei chiếm ưu thế và tỏ rõ ảnh hưởng của mình, cịn ở các tỉnh thuộc vùng nơng thơn thì ảnh hưởng của Đơmei rất nhỏ.Chẳng hạn như ở Tohori: 8.371 thành viên, Kochi: 9.786 thành viên và Nara: 6.095 thành viên
Đômei là tổ chức ủng hộ Đảng Xã hội – Dân chủ.Tuy vậy, số lượng cơng đồn viên của Đômei gia nhập Đảng này cũng không phải là nhiều.Đảng Xã hội – Dân chủ chỉ động viên được 1,3% tổng số thành viên của Đômei (38.000 người) chính thức gia nhập Đảng.Các nhà lãnh đạo Đômei đánh giá chỉ khoảng gần 30% số liên đồn lao động của mình ủng hộ các ứng cử viên của Đảng XHDC trong các cuộc bầu cử.Trong số các cơng đồn thành viên của Đơmei thì Cơng đồn ngành Chế tạo ô tô giành 70% số phiếu của Đảng XHDC, ở cơng đồn ngành Dệt con số này là 50%.
Theo một cơng trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lao động thực hiện vào tháng 5 năm 1977, ở vùng Kansai có 14.510 cơng đồn viên thì chỉ có 11,3% trong số đó ủng hộ Đảng XHDC.
Càng về sau này, các cơng đồn lao động càng xa lánh và tỏ thái độ khơng tin cậy đối với hoạt dộng chính trị của các đảng.Những năm gần đây, thái độ chính trị của cơng nhân Nhật Bản đã thay đổi rõ rệt.theo điều tra xã hội học thì khoảng 90% dân số Nhật Bản cho mình thuộc tầng lớp trung lưu.Cùng với sự gia tăng mức độ giàu có và thịnh vượng ở Nhật Bản là sự giảm mạnh số lượng các cơng đồn ủng hộ tư tưởng XHDC, cịn số lượng người lựa chọn hình thức nhà nước phúc lợi ngày càng tăng lên.
Bất chấp tình hình như vậy, hang năm Đơmei đóng góp cho Đảng XHDC gần 1000 triệu Yên.Ngoài ra, mỗi thành viên của Đơmei có trách nhiệm đóng góp 200 – 300 Yên vào quỹ bầu cử của Đảng XHDC nên con số tài chính ủng hộ lên tới 500 – 600 triệu Yên.Trong các chiến dịch bầu cử, các trụ sở Đômei địa phương đều tham gia phối hợp ủng hộ chiến dịch.Nhiều công nhân được cơng đồn vận động đã làm việc vào các ngày nghỉ để lấy tiền ủng hộ các ứng cử viên của Đảng XHDC.Một số cơng ty cịn khuyến khích
cơng nhân tham gia các chiến dịch bầu cử, đặc biệt tăng cường ủng hộ tài chính cho các ứng cử viên là người của cơng ty.Một số cơng đồn của Đơmei qun góp tiền cho Đảng XHDC, một số cơng đồn khác đóng góp thường kỳ cho Đảng dưới hình thức tăng cường số lượng cơng đồn viên ủng hộ Đảng hoặc cấp tiền hang tháng cho Đảng.Ví dụ, cơng nhân cơng đồn ngành Điện có 100.000 người ủng hộ Đảng XHDC thì mỗi người trong số đó đóng góp 5 Yên hang tháng làm cho số tiền ủng hộ mỗi tháng lên tới 500.000 Yên.
Thực tế trên cho thấy rằng Đảng XHDC không thể tồn tại được nếu thiếu sự ủng hộ về mặt tổ chức cũng như tài chính của Đơmei.
(2) Đại hội đồng cơng đồn (Sooh)
Sơh là tổ chức cơng đồn lớn nhất của Nhật Bản. Đây là một liên hiệp gồm 50 tổ chức trong cả nước, tập trung trong nó gồm các cong đồn quốc gia, các liên đồn Cơng nghiệp và các liên hội đồng của chúng. Sơh theo cánh tả về định hướng chính trị và ủng hộ mạnh mẽ Đảng Xã hội Nhật Bản. Liên đoàn này bắt đầu đi vào hoạt dộng từ năm 1950.
Theo số liệu thống kê năm 1980, những người làm thuê thuộc khu vực nhà nước chiếm gần 11% lực lượng lao động thường xuyên ở Nhật Bản.Trong số 3,4 triệu công nhân khu vực kinh tế nhà nước thì 87% là thành viên của Sơh.Như vậy, khoảng 2/3 công nhân, viên chức nhà nước là thành viên của Sơh.Tổng số cơng đồn viên của Sơh là khoảng 4,5 triệu người. Sôhyô dã phối hợp hoạt động với các Đảng tiến bộ, thường xun giải thích lập trường của mình đối với các vấn đề “mở cửa” của nền kinh tế.Văn kiện có tính chất Cương lĩnh của Đại hội đồng cơng đồn về vấn đề này là: Tuyên bố “Quan điểm của chúng ta về tự do hoá” được cơng bó năm 1961.Tuyên bố này nêu lên những u cầu và địi hỏi của giai cấp cơng nhân trong điều kiện mới.Một trong những địi hỏi quan trọng nhất của cơng nhân là tăng lương và thông qua đạo luật về mức lương tối thiểu.
Đại hồi đồng cơng đồn cịn đấu tranh chống sa thải công nhân.Trong điều kiện nền kinh tế “mở cửa” cuộc đấu tranh của các tổ chức cơng đồn đã có rất nhiều biện pháp đa dạng.
(3) Ngồi Đơmei và Sơh như đã đề cập ở trên, ở Nhật Bản cịn có hai tổ chức cơng đồn nịng cốt khác là Liên đồn các Tổ chức Cơng nghiệp
tồn quốc (Shinsanbetsu) và Liên đồn các cơng đồn đọc lập (Churitsuroren). Song, so với hai tổ chức đầu thì hai tổ chức này nhỏ hơn nhiều về số lượng và phạm vi ảnh hưởng.Theo thống kê của Bộ Lao động Nhật Bản năm 1983, Churitsuroren tập hợp được 911 cơng đồn với số lượng thành viên là 1.330.000 người.Cịn Shinsanbetsu có 78 cơng đồn và 65.000 cơng đồn viên. Churitsuroren được phát triển từ Hiệp hội các tổ chức người lao động (Churitsukai) và bắt đầu hoạt động từ năm 1951.Liên đồn này về chính trị theo đường lối ơn hồ trung dung và ủng hộ Đảng Xã hội Nhật Bản.Với khuynh hướng thiên tả, Shinsanbetsu muốn giữ lập trường truyền thống do những những người cộng sản lãnh đạo thời kỳ đầu sau chiến tranh là chủ trương hành động chính trị trực tiếp chứ khơng thiên về mặc cả tiền lương.Song liên đoàn này chỉ tập hợp được một số lượng thành viên rất khiêm tốn, chủ yếu là công nhân ngành Đường sắt và thuỷ thủ nên ảnh hưởng của nó rất hạn chế.
(4).Liên đồn lao động Nhật Bản (Rengo)
Đứng trước mối nguy hiểm đe doạ tất cả tổ chức cơng đồn quốc gia như số lượng người tham gia cơng đồn giảm dần, từ 35% trong thập kỷ 70 xuống 25% vào đầu thập kỷ 90, chủ nghĩa tự do cực đoan có xu hướng gia tăng thì sự thống nhát các tổ chức cơng đồn đã trở thành một nhu cầu bức bách.
Năm 1987, những phần tử ơn hồ của tổ chức Churitsuroren và Đômei đã hợp nhất với nhau thành Rengơ.Sau đó, vào năm 1989 tổ chức cơng đồn Sôhyô cũng liên kết với Rengô.Với số lượng 9.300.000 thành viên tổ chức cơng đồn trung tâm mới dã nắm được sức mạnh mà nó đã sử dụng rất hiệu quả về mặt chính trị tại cuộc bầu cử Thượng nghị viện năm 1989.Mặc dù vật, tổ chức này có xu hướng mở rộng và phát triển chỉ với mục đích trở thành người thương lượng với chính quyền chỉ khơng phải để tiến hành đấu tranh giai cấp.Rengô ủng hộ phe đối lập song lại tuyên bố quyền tự trị của mình trong quan hệ với các Đảng khi nó giới thiệu các ứng cử viên theo nghi thức riêng của nó.Rengơ thể hiện nguyện vọng muốn đối thoại trong việc mời Bộ
trưởng Bộ Lao động nhân ngày 1.5.1990.Rengơ đứng trên lập trường hồn tồn mang tính chất cơng đồn và đề ra một “chương trình cuộc sống sung túc chung cho tất cả những người làm công ăn lương”, đề nghị cải cách giáo dục, xây dựng các khu nhà đặc biệt cho người già, đồng thời chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động giải trí.Rengơ cũng đấu tranh đòi tham gia hoạt động quản lý của các xí nghiệp (Reiseisanka) và tham gia các cuộc bầu cử quy mơ tồn quốc (Seisakusanka).Rengơ đã khởi đầu việc liên kết giới làm công với hoạt động của các nhà quyết định, đồng thời tác động các cử tri truyền thống trung thành với Đảng Dân chủ - Tự do xa rời Đảng này.
Phong trào cơng đồn đã đóng vai trị tích cực trong việc cải thiện điều kiện lao động và tăng lương cho công nhân.Thực tế cho thấy mỗi một cuộc bãi cơng nếu xảy ra thì dù bên nào thắng cơng ty vẫn bị tổn thất.giới chủ hiểu được điều đó nên chủ động xây dựng tốt quan hệ chủ - thợ ở Nhật Bản. Quan hệ này cho đến nay vẫn tồn tại hai đặc trưng cơ bản là chế độ làm huê suốt đời và chế độ trả lương theo thâm niên.Chính những đặc điểm quan trọng này của quản lý cơng ty đã góp phần giúp cho Nhật Bản đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế ngay từ thập kỷ 60 và trở thành một siêu cường kinh tế.Qua xem xét các tổ chức cơng đồn chủ yếu trên ta thấy nổi lên việc tác động của chúng tới cơ quan lập pháp Nhật Bản chủ yếu thông qua việc ủng hộ các chính đảng trong q trình bầu cử, cho dù trên thực tế mối quan hệ giữa chúng với các chính đảng không được chặt chẽ lắm.Các tổ chức công đồn cũng có những đấu tranh trực diện để Quốc hội thay đổi hoặc ra những điều luật có lợi cho mình.Ví dụ Liên đồn Lao động Nhật Bản (Rengơ), đã thành công trong việc đưa các đại diện riêng của mình vào Nghị viện ngay từ lần đầu trong cuộc bầu cử vào Thượng nghị viện năm 1989.Nhưng nhìn chung , trong quan hệ với cơ quan lập pháp, cơng đồn vẫn là tổ chức bị quy định do chỗ nó hoạt động theo các điều luật của Quốc hội ban hành, trước hết là Luật cơng đồn.