Xét xử các thẩm phán là quyền của Quốc hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 42 - 44)

Một sự chi phối nữa của Quốc hội đối với cơ quan tư pháp, thể hiện quyền lực cụ thể của nó đến với cơ quan này là quyền lập ra toà án để xét xử các thẩm phán.ở đây, Quốc hội đảm nhiệm một phần chức năng tư pháp.Tuy nhiên như chúng ta đã biết, quyết định “xét xử” các thẩm phán cịn phụ thuộc vào một chủ thể khác đó là nhân dân. Điều 79 của Hiến pháp quy định rằng: Việc bổ nhiệm thẩm phán Toà án tối cao do toàn dan chuẩn y sau cuộc tổng tuyển cử, và cứ sau 10 năm, trong cuộc tổng tuyển cử, nhân dân lại chuẩn y việc bổ nhiệm đó một lần.Trong trường hợp đa số nhân dân biểu tình đề nghị chấm dứt nhiệm vụ của một thẩm phán nào đó thì vị đó phải từ chức.

Mặc dù trong Hiến pháp, Điều 78 chỉ nói rằng: “Các thẩm phán chỉ bị cách chức theo thủ tục đặc biệt, trừ trường hợp toà án tuyên bố các vị đó thiếu sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ, khơng một cơ quan nào trong ngành hành pháp được phép áp dụng biện pháp kỷ luật đối với thẩm phán”.Thủ tục đặc biệt này có nghĩa rằng tồ án do Nghị viện lập ra để xét xử các thẩm phán trong các trường hợp cụ thể. Điều 64 Hiến pháp nêu rõ: “Quốc hội có thể lựa chọn nghị sỹ hai Viện để thiết lập một toà án xét xử việc cách chức các vị thẩm phán”.

Trong trường hợp đưa ra cơng khai buộc tội một thẩm phán nào đó thì phải có một uỷ ban cáo trạng của Nghị viện gồm 29 thành viên với mỗi Viện 10 thành viên và một tòa án của Nghị viện với 14 thành viên trong đó mỗi Viện có 7 thành viên tham gia thực hiện.Những lý do để miễn nhiệm một thẩm phán là sao nhãng nhiệm vụ hoặc khơng đủ uy tín.Khi có một cáo giác buộc tội rằng một thẩm phán có lỗi thì uỷ ban cáo trạng của Quốc hội sẽ mở một cuộc điều tra, và khi đó có đủ chứng cớ buộc tội thì tồ án Nghị viện sẽ mở phiên xét xử cơng khai.Khi tồ đi đến phán quyết rằng viên thẩm phán nào đó bị tố cáo thực sự có tội thì thẩm phán đó sẽ bị cách chức và khơng có đủ tư cách của một thẩm phán nữa.

Việc luận tội và xét xử các thẩm phán do tồ án Nghị viện tiến hành ở Nhật Bản có tính hợp lý khách quan, song mặt khác nó cũng chịu ảnh hưởng truyền thống của Thuyết Tam quyền phân lập.Thuyết này cho rằng: “Các ông lớn…các nhà quý tộc không nên bị đưa ra xét xử ở một toà án thường, mà chỉ nên đưa ra trước một bộ phận của cơ quan lập pháp gồm chỉ các nhà quý tộc mà thôi”.Điều này chẳng xảy ra ở Nhật Bản mà còn ở các nước khác như Anh, các quan chức cao cấp chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện chứ không chịu sự xét xử ở bất cứ một toà án nào.Hay ở Tây Ban Nha các quan chức cao cấp phạm các tội sinh sự thì khơng bị xét xử ở các tồ án bình thường mà chỉ bị xét x ử ở một toà án dành riêng cho họ gọi là tồ án đặc biệt.Nhìn chung cho đến nay, ở rất nhiều Hiến pháp ở các nước tư bản quyền luận tội các quan chức cao cấp từ hàm Bộ trưởng trở lên đến các nguyên thủ quốc gia được trao cho Nghị viện.Thủ tục xét xử ở Nghị viện được pháp luật xử sau gọi là thủ tục đàn hạch.

Như vậy có thể nói bằng việc chia sẻ quyền tư pháp ở điểm cụ thể này, xét xử chính các quan tồ, Quốc hội Nhật Bản đã có quyền lực cụ thể rất đáng kể đối với toà án, cơ quan giữ quyền tư pháp chủ yếu.

CHƯƠNG 3

QUYỀN LỰC CỦA CƠ QUAN LẬP PHÁP TRONG HỆ THỐNGCHÍNH TRỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM CHÍNH TRỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w