Quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 32 - 33)

Cũng như Quốc hội các nước khác, Quốc hội Nhật Bản có thể chất vấn các thành viên của Nội các trong q trình thi hành cơng vụ trong các buổi họp Quốc hội khi cần thiết.Hiến pháp quy định cho Quốc hội quyền điều tra các hoạt động chính trị của đất nước. Điều 62 của Hiến pháp nói rằng: mỗi Viện của Quốc hội có thể mở cuộc điều tra về hoạt động của Chính phủ và có thể chất vấn các Bộ trưởng hoặc những người thay mặt họ và buộc những người liên quan phải xuất trình tài liệu khi cần thiết.

Trong bộ luật về Chính phủ cịn quy định rằng Chính phủ khơng được quyền áp đặt các nghĩa vụ hoặc hạn chế các quyền cơng dân.Quốc hội có thể căn cứ vào quyền điều tra của mình để kiểm tra và huỷ bỏ những quy định sai trái nếu do Chính phủ ban hành.

Nhìn chung ở Nhật Bản các hoạt động điều tra các hoạt động của các quan chức trong bộ máy hành pháp theo đơn khiếu nại, tố cáo của công dân được trao cho các uỷ ban của Quốc hội và kết quả điều tra được báo cáo trước Quốc hội.

Ngoài ra, bằng việc trao quyền bàn bạc về ngân sách Quốc hội đã thực hiện quyền giám sát tài chính của mình.Quốc hội có quyền quy định thủ tục

quản trị tài chính quốc gia (Điều 83 - Hiến pháp), Nội các phải soạn thảo việc đệ trình ngân sách trong các tài khoản để Quốc hội xét và quyết định (Điều 85 – Hiến pháp); để có quỹ dự phịng cho ngân sách, Quốc hội có thể thiết lập một quỹ dự trữ, và Nội các chịu trách nhiệm sử dụng quỹ này, song chỉ được sử dụng nó khi có ý kiến của Quốc hội (Điều 87 - Hiến pháp)

Tóm lại, một dự luật từ khi được soạn thảo đến khi trở thành luật và được ban hành là cả một q trình.ở đó khơng chỉ có sự tham gia của thành viên Quốc hội mà cịn bao gồm cả Nội các, tồ án và sự công bố của Thiên Hồng.Tuy vậy, quyền quyết định thơng qua một dự luật thuộc về Quốc hội, trong đó Hạ nghị viện có quyền cao hơn Thượng nghị viện, đặc biệt là quyết định dự án ngân sách và hiệp ước. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w