Tác động của cơ quan hành pháp trong quá trình lập pháp

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 36 - 37)

Quá trình lập pháp ở Nhật Bản cũng giống hầu hết các nước theo chính thể Cộng hồ đại nghị.Thủ tướng và Nội các của ông ta phải xem xét, chuẩn bị hầu hết các dự luật sẽ đệ trình lên Quốc hội và phải làm sao cho các dự luật này được thông qua.Quốc hội xem xét các đề xuất lập pháp và bỏ phiếu cho nó ở các uỷ ban và các phiên họp tồn thể nhưng rất ít khi sửa đổi các điều căn bản của dự luật.

Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, nhưng điều đó chỉ có nghĩa rằng:Quốc hội có quyền quyết định cuối cùng đối với việc thông qua các dự luật.Trên thực tế, hầu hết các luật đã được Quốc hội phê chuẩn đều do cơ quan hành pháp đệ trình lên, cịn các dự luật do các nghị sỹ Quốc hội đệ trình chỉ chiếm thiểu số.Trong cuộc họp thường xuyên của Quốc hội kéo dài 150 ngày, trung bình có khoảng 100 dự luật do Nội các đề xuất và 50 dự luật được đệ trình bởi các thành viên ở cả hai Viện.Trong số đó, khoảng 70% - 90% dự luật của Nội các được hai Viện thông qua và ban hành.Ngược lại, các dự luật của thành viên Quốc hội có rất ít cơ hội để trở thành luật, đặc biệt là các phe đối lập hầu như khơng có một dự luật nào được thơng qua.Trong vịng 30 năm từ 1945 – 1975, 85% các đạo luật được nghị viện thông qua và 90% các luật được ban hành là do Chính phủ đề xuất.

Thơng thường, các dự thảo luật của Chính phủ bắt đầu bằng các đề xuất của công chức.Cho đến khi dự luật được phê chuẩn thì nó phải trải qua các bước sau đây:Trong q trình việc thực hiện quản lý hành chính,các cơ quan thấy có những vấn đề nảy sinh cần phải thay đổi một quan hệ nào đó thì người nhân viên chuyên trách vấn đề này sẽ soạn thảo một dự án.Bản dự án sẽ được chuyển qua các phòng, ban liên quan và nếu khơng có vấn đề gì thì nó sẽ được trình lên hội nghị cấp cao của Bộ.Sau khi được Bộ trưởng phê chuẩn và Tổng cục pháp chế kiểm tra thấy không trái với Hiến pháp và các đạo luật khác thì nó được gửi lên Nội các.ở đây, dự thảo luật sẽ được trình lần lượt lên Hội nghị Thứ trưởng hành chính các bộ và lên Hội nghị Nội các.Hội nghị Nội các sẽ quyết định trình hay khơng trình dự luật lên nghị viện.Tại

nghị viện, nếu dự luật được thơng qua thì nó sẽ trải qua các bước trong quy trình lập pháp của nghị viện đã được trình bày ở phần trước.

Cùng với việc đề xuất lập pháp, vai trò của cơ quan hành pháp còn được thấy rõ trong việc soạn thảo dự án ngân sách hành năm.Mỗi Bộ hoặc mỗi Cục sẽ chuẩn bị ngân sách cho Bộ hoặc Cục đó, thường cao hơn một chút so với năm trước.Bộ tài chính sẽ làm đề xuất ngân sách cuối cùng và phải cố gắng để duy trì sự cân bằng như cũ giữa các Bộ và các Cục cho dù tình hình chính trị mới có sự thay đổi như về Thủ tướng và các thành viên của Nội các.

Tóm lại, Quốc hội – cơ quan làm luật - vừa có quyền soạn thảo luật, vừa có quyền quyết định việc phê chuẩn luật.Song có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các đạo luật mới và cơ quan hành pháp với tư cách là những người thực thi pháp luật thường là những người nhìn thấy chúng trước nên các dự luật xuất phát từ cơng chức Chính phủ là những đề xuất cần thiết và hợp lý.Hơn nữa, các dự luật xuất phát từ Chính phủ so với từ các nghị sỹ Quốc hội không chỉ nhiều hơn về số lượng mà hầu hết chúng đều được Quốc hội thơng qua và trở thành luật.Do đó,có thể nói cơ quan hành pháp có tác động rất lớn trong quá trình lập pháp của Quốc hội.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w