Người ta cho rằng trong chính thể Cộng hồ đại nghị,nếu muốn để cho Quốc hội có quyền lật đổ Chính phủ (Nội các) mà khơng có biện pháp nào để chế ngự sự lật đổ đó thì sẽ phát sinh ra một thứ độc tài, đó là độc tài quốc hội.Trong trường hợp này,Quốc hội sẽ khống chế Nội các và Nội các sẽ phải chịu sự đàn áp của Quốc hội. Do vậy, trong Hiến pháp của nhiều nước có quy định về cụ thể giải tán của Quốc hội.Nhật Bản cũng khơng nằm ngồi số đó. Điều 7 Hiến pháp cho phép Thủ tướng có quyền đệ nghị Thiên Hồng giải tán hạ nghị viện và trong trường hợp đó Thiên Hồng không được từ chối.Bằng cách này Hạ nghị viện có thể bị giải tán trong các trường hợp sau:
- 2/3 số đại biểu đề nghị vì xét thấy tình hình chính trị cần phải thay thế bằng một Hạ nghị viện khác.
- Đảng cầm quyền mất uy tín và gây ra những hậu quả lớn cho nền kinh tế đất nước;
- Giữa Nội các và Hạ nghị viện có những bất đồng lớn về chính trị và Thủ tướng thấy cần thiết phải giải tán Hạ nghị viện vì lợi ích quốc gia.
Tuy nhiện, trong lịch sử có một vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ trong việc giải tán Hạ nghị viện.Đó là liệu Thủ tướng có phải đợi cho đến khi Hạ nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm mới có thể đề nghị Thiên
Hồng giải tán Hạ nghị viện hay khơng.Vấn đề này, Hiến pháp không quy định rõ ràng
Năm 1948,xuất hiện một câu hỏi liệu Yoshida có thể đề nghị giải tán mà khơng bị bỏ phiếu bất tín nhiệm trước khơng.Đảng của ơng đã chỉ ra rằng: Điều 7 của Hiến pháp mới cung cấp đầy đủ quyền giải tán một cách độc lập của Điều 69. Nếu Điều 7 được đem ra phân tích thì nó có nghĩa rằng:Nội các có thể giải tán Hạ nghị viện bất cứ lúc nào Đảng cầm quyền thấy thuận lợi về mặt chính trị bất kể sự phản đối của đa số trong nghị viện. Những ý kiến phản đối lại cho rằng: Hạ nghị viện chỉ có thể bị giải tán sau khi nó thơng qua một nghị quyết bất tín nhiệm Chính phủ.Nhằm phân giải cho hai phía, quân Đồng minh chiếm đóng ở đây đã dàn xếp để Hạ nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm Nội các và sau đó Nội các đề nghị Thiên Hoàng giải tán Hạ nghị viện.
Bốn năm sau đó, khi lực lượng Đồng minh rút khỏi Nhật Bản, Chính phủ Yoshida đã có đối sách mới của mình đối với Hạ nghị viện.Họ đã thực hiện một cuộc “giải tán bất ngờ”mà không cần đến nghị quyết bất tín nhiệm trước của nghị viện.Năm 1953, Thủ tướng Yoshida đã xúc phạm Quốc hội bằng cách gọi một thành viên của họ là một kẻ ngốc suốt một buổi thảo luận và điều này đã gây nên việc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội. Chính phủ ngay lập tức đã chuyển quyết định để Thiên Hồng cơng bố chính thức việc giải tán Hạ nghị viện.Trong cuộc bầu cử sau đó, Yoshida đã mất đa số tuyệt đối ở Hạ nghị viện nhưng vẫn giữ được chức vụ Thủ tướng, và cho đến nay, là người duy nhất trong lịch sử Nhật Bản đã lãnh đạo 5 đời Nội các.Tất cả các lần giải tán Nội các của Hạ nghị viện sau đó thường được thực hiện mà khơng cần chờ đợi một nghị quyết bất tín nhiệm. Điều đó là do Hạ nghị viện trong một thời gian dài, cho đến tháng 7 năm 1993 Đảng Dân chủ - Tự do ln chiếm đa số tuyệt đối và Chính phủ là của Đảng này nên chẳng có lý do gì để nó bỏ phiếu chống lại Nội các của chính mình. Như vậy là về ngun tắc, quyền lực tối cao của Quốc hội (mà bản Hiến pháp do người Mỹ phác thảo quy định) đã được đề cao.Nhưng ưu thế của Quốc hội trong thực tế hồn tồn khơng có thực,Nội các đã giải tán Hạ nghị viện theo tính tốn của mình.
Trong cuộc khủng hoảng năm 1960, Đảng Xã hội khi đó đã chiếm thiểu số trong Nghị viện và khơng thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Nội các.Tuy
nhiên, họ đã yêu cầu cả Nội các và Hạ nghị viện từ chức và giải tán.Khi chính phủ Kishi từ chối cả hai đề nghị đó, các thành viên của Đảng Xã hội đe doạ sẽ rút khỏi Quốc hội để làm cho cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn gây áp lực buộc Kishi phải thực hiện ý chí của họ.Họ đã ký sẵn các đơn từ chức và Chủ tịch Đảng sẵn sàng đệ trình chúng lên Chủ tịch nghị viện khi thấy cần thiết.Chính phủ đương nhiên có thể kêu gọi một cuộc bầu cử nhỏ cho những ghế trống một khi Đảng Xã hội từ bỏ hơn là giải tán Hạ nghị viện,nhưng Đảng Xã hội đã không thực hiện tốt lời đe doạ của họ.Sau một vài cuộc biểu tình và đình cơng lớn, Kishi đã cơng bố ý định từ chức của mình và Nội các Ikeda thay thế đã giải tán Hạ nghị viện mà không cần đợi một nghị quyết bất tín nhiệm.Thực tế đó cũng chỉ ra rằng Nội các có nghĩa vụ giải tán Hạ nghị viện nếu phe đối lập tổ chức các cuộc biểu tình và đình cơng.Từ lúc này đã có tiền lệ để Nội các giải tán Hạ nghị viện bất cứ lúc nào và nó sẽ làm như thế khi nó thấy là thuận lợi về mặt chính trị.
Cho đến tháng 6 năm 1993, tình hình đã thay đổi rất nhiều.Đảng Dân chủ - Tự do của Thủ tướng Miyazawa đã bị mất uy tín sau gần bốn mươi năm cầm quyền. Để cứu vãn tình thế, Miyazawa đã đề nghị kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội để ơng có thể cải cách Nội các nhưng đề nghị của ơng đã bị từ chối.Tiếp sau đó, Quốc hội lại phản đối đề nghị của ông về việc giải tán nghị viện trước khi biểu quyết bất tín nhiệm Nội các. Đồng thời, Hạ nghị viện nhanh chóng tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm Nội các.Điều đặc biệt là có tới 39 phiếu tán thành quyết định đó là của chính đảng viên Đảng Dân chủ - Tự do, có nghĩa là các nghị sỹ của Đảng này đã bỏ phiếu phản đối Chính phủ của Đảng mình.Hạ nghị viện cuối cùng cũng phải giải tán trước kỳ hạn sau khi nhận được quyết định của Thiên Hồng. Kể từ đó đến nay, đời sống chính trị Nhật Bản hết sức sơi động.
Tóm lại, Hiến pháp Nhật Bản đã sử dụng chế độ phân chia quyền lực vừa quy định quyền giải tán Nội các của Quốc hội đồng thời cũng quy định quyền giải tán Hạ nghị viện của Nội các.Khi Hạ nghị viện thông qua nghị quyết bất tín nhiệm Nội các hoặc phủ quyết tín nhiệm Nội các thì Nội các phải từ chức tập thể hoặc giải tán Hạ nghị viện.Tuy nhiện, đời sống chính trị thực tiễn cho thấy thì vấn đề này bao giờ cũng phức tạp, nó phụ thuộc rất
nhiều vào sự tính tốn của các chủ thể chính trị, vào văn hố chính trị của các lãnh tụ trong những thời điểm quan trọng.