Quyền thành lập Chính phủ (cơ quan hành pháp) của Quốc hội (cơ quan lập pháp)

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 26 - 28)

1. Ưu thế của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp

a. Quyền thành lập Chính phủ (cơ quan hành pháp) của Quốc hội(cơ quan lập pháp) (cơ quan lập pháp)

Phương thức thành lập Chính phủ ở mỗi nước đều có sự khác nhau tuỳ vào quy định của Hiến pháp. Theo một số tác giả thì có hai phương pháp cơ bản để thành lập Chính phủ. Đó là phương pháp thành lập Chính phủ dựa trên cơ sở Nghị viện và phương pháp không dựa trên cơ sở Nghị viện. ở phương pháp thứ nhất, việc thành lập Chính phủ phụ thuộc vào số ghế mà các đảng phái chiếm được trong Nghị viện. Phương pháp này được coi là một nguyên tắc trong chính thể Đại nghị. Cịn phương pháp thứ hai là phương pháp của các nước theo chính thể Cộng hồ Tổng thống. ở đây, Tổng thống do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu nên. Căn cứ vào hai phương pháp này thì Nhật Bản được xếp vào các nước áp dụng phương pháp thứ nhất – phương pháp dựa trên cơ sở Nghị viện.

Chính phủ Nhật Bản sau chiến tranh được hình thành dựa trên liên minh các đảng phái chính trị hoặc Chính phủ của một đảng duy nhất. Theo Hiến pháp mới, Quốc hội chứ khơng phải Thiên Hồng, sẽ bầu Thủ tướng. Công việc đầu tiên của Quốc hội sau khi được thành lập là thông qua một nghị quyết bổ nhiệm Thủ tướng - người được chọn ra trong số các thành viên của Quốc hội.Thông thường đảng nào chiếm đa số trong Hạ nghị viện thì chr tịch của đảng đó sẽ được bầu làm Thủ tướng. mặc dù quy định của Hiên pháp tương đối rõ rang nhưng trên thực tế, việc bổ nhiệm Thủ tướng là một quá trình hết sức phức tạp, đặc biệt khi khơng có một đảng nào chiếm đa số trong Hạ nghị viện. Trong những năm đầu của thập kỷ 50, trước khi cuộc bầu cử Thủ tướng được tổ chức ở Quốc hội , thường có rất nhiều thủ đoạn trong quan hệ giữa các đảng phái. Nếu khơng có một đảng nào chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện thì việc giành sự ủng hộ của các phái giữa là rất cần thiết để chọn ra một Thủ tướng.Ví dụ, khi Đảng Xã hội do Katayama Tetsu lãnh

đạo giành phần lớn số ghế trong cuộc bầu cử năm 1947, tất cả các đảng trừ Đảng Cộng sản đã đồng ý thành lập một liên minh bốn đảng đứng đầu là Katayama. Kết quả là Katayama đã được nhất trí bầu làm Thủ tướng mặc dù sau đó Đảng Tự do đã rút lại sự chấp thuận liên minh và Katayama phải mất trọn một tuần lễ để thành lập Chính phủ của mình.

Khi Nội các Katayama từ chức vào năm 1948, liên minh các đảng đã lập kế hoạch tổ chức một Chính phủ mới do Ashida Hitoshi lãnh đạo. Đảng Tự do dưới sự lãnh đạo của Yoshida, đã chỉ ra rằng nguyên tắc của một Chính phủ hợp hiến là khi Chính phủ từ chức thì nên để cho phe đối lập tổ chức Chính phủ hơn là thành lập Nội các liên minh. Để làm rõ thêm ý chí của mình, người phát ngơn của Đảng Tự do nói: Quốc hội nên bổ nhiệm Yoshida làm Thủ tướng. Ngày 21 tháng 2 năm 1948, Hạ nghị viện đã đề cử Ashida và Thượng nghị viện đề cử Yoshida vào cương vị Thủ tướng. Theo quy định của Hiến pháp, một uỷ ban có sự đại diện của cả hai Viện đã được tổ chức nhưng vẫn không thể đi đến một quyết định thống nhất. Quyết định của Hạ nghị viện vì thế đã trở thành quyết định của Quốc hội và Ashida trở thành Thủ tướng.

Trong cuộc bầu cử sau đó, năm 1949, Đảng Tự do đã giành được phiếu bầu ở cả hai Viện và đã có kinh nghiệm nên khơng gặp khó khăn gì trong cuộc bầu cử và tái bầu cử Yoshida làm Thủ tướng. Năm 1954, khi Nội các Yoshida thứ năm từ chức,không một đảng nào chiếm đa số trong Hạ nghị viện, và sự nhất trí của phái giữa lại trở nên cần thiết. Hatoyama Ichirom,Chủ tịch Đảng Dân chủ, đã hứa với các thành viên Đảng Xã hội cánh tả và cánh hữu của Hạ nghị viện rằng ông sẽ giải tán Quốc hội sau khi trở thành Thủ tướng. Sau đó Hatoyama đã được bầu trên cơ sở thu lượm các phiếu bầu của Đảng do ông lãnh đạo và Đảng Xã hội.

Từ khi xuất hiện hệ thống một đảng rưỡi từ năm 1955, mỗi đảng tiến cử vị lãnh đạo của mình vào vị trí Thủ tướng và sau đó bỏ phiếu theo đường lối của đảng nên kết quả bầu chức vụ này thường được thấy trước. Sau khi Hatayama từ chức vào năm 1956, các phe phái trong Đảng Dân chủ - Tự do đã hiệp thương và thống nhất:từ nay sẽ tiến cử Chủ tịch Đảng vào cương vị Thủ tướng. Do Đảng Dân chủ - Tự do luôn chiếm ưu thế trong Hạ nghị viện

sau đó nên việc bầu cử chức vụ Chủ tịch của nó đã trở thành vấn đề trung tâm chú ý hơn là một cuộc bầu cử Thủ tướng thông thường trong Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch Đảng Dân chủ - Tự do chỉ có 2 năm nên đơi khi một Thủ tướng có thể bị mất chức vì gặp thất bại trong cuộc tái bầu cử Chủ tịch đảng.

Sau khi Thủ tướng được bổ nhiệm, với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành pháp, ông phải chỉ định các thành viên của Nội các. Hiến pháp mới quy định ít nhất một nửa những người này phải được chọn trong số các thành viên của Quốc hội. Tuy nhiên, thực tế, ngay từ thời Yoshoda tất cả các Bộ trưởng thường được chọn từ các nghị sỹ, bởi vì Chính phủ cần sự ủng hộ của Quốc hội để những đề nghị, dự luật của nó được thơng qua và trở thành luật. Sự sắp xếp, tổ chức cơ quan hành pháp về mặt chính trị là một điều hết sức quan trọng mà bất cứ Thủ tướng nào cũng cần phải lưu ý.

Nếu so sánh với Hiến pháp cũ, Hiến pháp Minh Trị, quy định Thiên Hồng có quyền bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự, bao gồm cả các Bộ trưởng.Trước chiến tranh thế giới hai, Thủ tướng do Thiên Hồng lựa chọn có sự cố vấn của Viện Nguyên lão. Mãi đến năm 1918, Viện Nguyên Lão mới lựa chọn Thủ tướng trong số các phe cánh có ảnh hưởng chính trị lớn, và từ năm 1918 đến năm 1923 đứng đầu Nội các thường được lựa chọn từ những nhà lãnh đạo đảng trong Quốc hội. Nhưng từ đó đến năm 1945, không một Thủ tướng nào là lãnh tụ của các đảng, và chỉ trừ 3 người là dân sự còn lại tất cả đều là những người đứng đầu lục quân hoặc hải quân.

Hiến pháp mới không chỉ quy định Thủ tướng và các Bộ trưởng phải là dân sự, mà cịn quy định quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ thuộc về Quốc hội, trong đó Hạ nghị viện có quyền lớn hơn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w