Bị cấm trong giai đoạn chiến tranh.Các đảng phái Nhật Bản như được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai.Các cuộc cải cách dân chủ của quân đồng minh chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1952 như chất xúc tác khiến cho cuộc đấu tranh trên chính trường Nhật Bản khốc liệt mang đậm nét Châu á.Giai đoạn 1946 – 1955 là giai đoạn có nhiều sự thay đổi được tiếp nhận, các đảng phái được hình thành theo đủ màu sắc, từ chia tách đến hợp nhất hết sức đa dạng.Tuy vậy, giai đoạn này cũng tồn tại một số đảng chủ yếu.Về phe bảo thủ có hai đảng lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Tự do.Về phe tả, phe được coi như là có sức mạnh chính trị lớn hơn nhiều so với trước đó, trước hết phải kể đến là Đảng Xã hội Nhật Bản (JSP) được hợp nhất cánh tả, cánh hữu cuối năm 1955 và trở thành đảng lớn nhất trong Quốc hội.
Trong giai đoạn này chỉ có một thời gian ngắn phe tả giữ được quyền lãnh đạo đó là thời kỳ từ 22.05.1947 đến 10.03.1948.Khi đó Katayama Tetsu
Chủ tịch Đảng Xã hội Nhật Bản (JSP) giữ chức Thủ tướng trong chính phủ liên minh.Tuy nhiên, vào tháng 10.1951, JSP bị chia rẽ do khác biệt quan điểm về giải pháp hồ bình và Đảng đã bị chia thành Đảng Xã hội cánh tả và cánh hữu.Hai đảng này lại tái hợp nhất vào tháng 10.1955, một tháng trước khi LDP được thành lập. Đảng cộng sản Nhật Bản (JCP) xuất hiện hợp pháp lần đầu tiên vào đầu năm 1945 và đã thu được một số thắng lợi trong bầu cử, trước khi bị ngừng hoạt động vào năm 1950 do chiến dịch “thanh trừng đỏ” của quân Đồng minh chiếm đóng.
Trong suốt thập kỷ 50, JPS ngày càng có tiến bộ trong hoạt động chính trị và thu được nhiều thắng lợi trong các cuộc bầu cử vào Nghị viện.Tình hình năm 1955 với sự hình thành một hệ thống hai đảng đã mang lại một dự đốn về tình hình chính trị hai đảng lớn luân phiên cầm quyền như ở Anh, Mỹ.Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau một thực tế rõ rang thể hiện rằng Nhật Bản có hệ thống “một đảng rưỡi” do chỗ các Đảng viên Đảng Xã hội khơng có đủ khả năng duy trì những lợi thế trong bầu cử trước đây, cũng như việc họ khơng có đủ khả năng duy trì sự thống nhất đã đạt được vào đầu năm 1955.Thời điểm mà từ đó LDP dần củng cố quyền lực của mình và duy trì sự lãnh đạo ổn định trong suốt 38 năm cho đến năm 1993, giai đoạn chính trị ổn định đặc biệt của Nhật Bản mà chúng ta sẽ đề cập đến ở phần sau.
Có thể nói cũng như bất cứ nước tư sản nào, các giai đoạn phát triển từ 1946 đến nay của Nhật Bản, trong đó có giai đoạn 1946 – 1955, Nghị viện mà đặc biệt là Hạ nghị viện ln vừa là phương tiện vừa là mục đích hoạt đọng, tồn tại của các chính đảng.Có thẻ nói giai đoạn này là thời gian Nhật Bản tập làm dân chủ.Các chính đảng đấu tranh quyết liệt để giành các ghế trong Nghị viện, cơ sở của việc có tiếng nói trong bộ máy chính quyền Trung ương.Trong suốt thời gian này của Quốc hội, khơng có đảng nào có được đa số ghế tuyệt đối trong Hạ nghị viện khiến cho Chính phủ thường là Chính phủ liên hiệp của nhiều chính đảng. Điều đó giúp cho Chính phủ có được quyết định độc lập dựa trên các suy nghĩ về lợi ích khách quan của đất nước và việc quyết định ký hiệp ước an ninh với Mỹ của Thủ tướng Yoshida Shigoru đã được hiện thực hố chính thức trong giai đoạn này.
Tóm lại, từ 1946 – 1955, trong quan hệ với các chính đảng, Nghị viện Nhật Bản giữ được vị trí độc lập do chỗ khơng đảng nào chiếm ưu thế ở đó.Với tư cách là mục đích và sau đó là phương tiện, Nghị viện giữ vai trị chi phối đối với các chính đảng.