Quan hệ của cơ quan lập pháp đối với các chính đảng

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 44 - 46)

Theo quan niệm phổ biến của người Nhật Bản thì chính đảng là một tổ chức chính trị, được lập ra với vai trị tập hợp ý chí của nhân dân và phản ánh ý chí đó vào chính trị.Theo tinh thần đó, các chính đảng phải có một hệ thống chính sách được xây dựng trên cơ sở tơn chỉ và ngun tắc của mình, cơng bố hứa hẹn trước quốc dân, được đưa ra ứng cử viên Tổng thống, Thủ tướng, Tỉnh trưởng, Nghị sỹ… và kêu gọi cử tri ủng hộ mình trong các cuộc tranh cử đó.Nếu chính đảng nào giành được sự ủng hộ của đại đa số cử tri trong bầu cử Quốc hội, thì họ có quyền lập chính phủ và lãnh đạo bộ máy hành pháp.Chính vì thế, có thể nói, chính đảng là cầu nối giữa nhân dân với nhà nước.

Ngày nay, trên thế giới khơng có quốc gia nào lại khơng có chính đảng. Người ta gọi chính trị đảng phái có nghĩa là cơ cấu chính trị trong đó nhiều chính đảng tranh giành một cách hồ bình với nhau quyền lãnh đạo chính quyền thơng qua bầu cử.Tùy theo số lượng chính đảng lớn ở trong một nước, người ta chia ra thành các loại: chế độ hai đảng lớn (Anh, Mỹ…), chế độ đa đảng (pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản…).Để điều hành một cách lành mạnh Quốc hội, loại nào cũng vậy, đều có một điểm chung lấy tiền đề là sự bảo đảm tự do về chính trị như tự do ngơn luận, tự do lập hội và bầu cử công bằng.ở các nước tư bản trong thời kỳ mà quyền bầu cử còn bị hạn chế bởi tài sản và giới tính, các chính đảng được thành lập ra để đối phó với nhau trong Nghị viện, để giành giật quyền lực.Do quyền bầu cử được mở rộng, các chính đảng quần chúng ra đời.Các chính đảng quần chúng này lập ra các tổ chức quần chúng bên ngoài Nghị viện, đưa ra Cương lĩnh và hứa hẹn phục vụ xã hội.Trong nửa đầu thế kỷ XX - thời kỳ bắt đầu chuyển dần sang chính trị đảng phái, sự đối lập sâu sắc trong nội bộ xã hội đã được phản ánh gần như nguyên vẹn trong Nghị viện, vì vậy có những lúc, việc điều hành của Nghị viện bị tê liệt.Nửa cuối thế kỷ XX, các nước công nghiệp tiên tiến đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao trong nhiều năm, xã hội đã giàu có lên một

cách tương đối, và cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, chính đảng cũng phát triển một cách ổn định.

Thực tế của các nước tư bản cho thấy, ở đó, để đảm bảo cho chính trị đảng phái được điều hành ổn định, điều hết sức quan trọng là phải bảo đảm bầu cử tự do và công bằng, giảm bớt những căng thẳng trong nội bộ xã hội và đạt được sự thoả thuận cơ bản cho mục tiêu duy trì chính trị đảng phái.

Sau chiến tranh, nền chính trị đảng phái của Nhật Bản mới được triển khai một cách cơ bản, mang những đặc điểm tương đối khác với các nước Âu, Mỹ do tác dộng của những truyền thống lịch sử, văn hố và chính trị của nó.

Nhìn chung, các chính đảng ở Nhật Bản có tổ chức quần chúng cơ sở yếu, hoạt động thất thường trong các khu vực bầu cử.Thay vào đó, các chính đảng thường liên kết và thơng qua các tổ chức kinh tế, cơng đồn, hoặc các đồn thể quần chúng, các tổ chức xã hội nào đó để tập hợp phiếu hoặc nhân sự, giúp đỡ về tài chính cho hoạt động chính trị.Vì vậy, trong việc quyết định chính sách và hoạt động lập pháp, các chính đảng dễ bị những tổ chức ngoài đảng chi phối, và họ thường được coi là người đại diện cho các chính đảng. Trong suốt nửa thế kỷ, các đảng đối lập luôn ở thế yếu hơn trong điều kiện đa đảng.Trong các đảng lớn, mỗi Nghị sỹ thường lập ra tổ chức tranh cử riêng của mình gọi là cơ sở và tổ chức của những người hậu thuẫn, liên kết với nhau để tranh giành quyền lực.Vì vậy, dễ nảy sinh các phe phái, thiếu sự thống nhất lãnh đạo trong đảng.

Ngày nay, nhiều chính đảng ở Nhật Bản coi thành viên cũ của các tổ chức phối hợp với mình là đảng viên và Nghị sỹ của Đảng.Bản thân điều đó cũng thể hiện khuynh hướng khơng lành mạnh của các chính đảng. Nhất là đối với đội ngũ cơng chức và các quan chức cao cấp thì vấn đề này lại càng phức tạp hơn.Bởi vì, các quan chức với các chính đảng dễ móc ngoặc với nhau, và sẽ khó đạt được mục đích vốn có của chính đảng là giám sát một cách dân chủ các cơ quan hành chính.Các chính đảng bảo thủ từ thời kỳ trước chiến tranh đã kết nạp vào đảng nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền.Sau chiến tranh, tình trạng đó ngày một tăng lên.Lực lượng của “phái đảng viên làm quan” luôn luôn chiếm ưu thế hơn so với “phái đảng viên

thường”.Việc Đảng bảo thủ hiện nay ở Nhật Bản duy trì được chính quyền lâu dài và hiếm có nhất trong số các nước cơng nghiệp tiên tiến có quan hệ nhất định với đặc điểm này.

Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp Nhật Bản với các đảng phái có thể chia ra làm ba giai đoạn chính với những đặc điểm tương đối khác biệt.Giai đoạn 1: từ năm 1946 đến năm 1955, đây là giai đoạn khơng có một đảng phái nào nắm ưu thế nổi trội trong Nghị viện và ở giai đoạn này hầu hết thời gian Nhật Bản chịu sự quản lý của quân Đồng minh, giai đoạn 2: từ năm 1955 đến năm 1993 đây là giai đoạn tương đối đặc biệt trên chính trường Nhật Bản, giai đoạn Đảng Dân chủ - Tự do luôn chiếm ưu thế tuyệt đối trong Hạ nghị viện và một mình nắm cơ quan hành pháp.Giai đoạn 3:từ năm 1993 đến nay. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho một cơ cấu chính trị mới, giai đoạn Đảng Dân chủ - Tự do vẫn chiếm ưu thế trong Hạ nghị viện song khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối nữa và nó buộc phải xây dựng chính quyền liên minh với các đảng khác dẫn tới tình trạng nhiều khi phải phụ thuộc vào tiếng nói của những đảng nhỏ hơn mình nhiều.Sau đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các giai đoạn đó.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w