Cơ quan hành pháp đối với vấn đề triển khai luật

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 37 - 38)

Như chúng ta đã biết, các văn bản mang tính pháp lý bao gồm: Hiến pháp, văn bản luật và văn bản dưới luật (hay văn bản pháp quy), trong đó, Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Việc ban hành Hiến pháp và các văn bản luật thuộc chức năng của cơ quan lập pháp, còn các văn bản dưới luật được ban hành bởi cơ quan hành pháp.Về nguyên tắc, các văn bản luật và văn bản dưới luật phải không được trái với Hiến pháp.Mặt khác, văn bản dưới luật được ban hành là nhằm đưa các quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật vào cuộc sống.Thông thường, văn bản luật chỉ chứa những quy định chung còn văn bản dưới luật bao gồm những quy định cụ thể được soạn thảo trên cơ sở luật và có hiệu lực pháp lý thấp hơn.Do đó, khi một đạo luật được Nghị viên thơng qua thì sau đó, ngay lập tức hang loạt các văn bản dưới luật quy định cụ thể hơn cho đạo luật đó cũng được ban hành. Thực tiễn cuộc sống cho thấy văn bản dưới luật khơng chỉ có chức

năng chi tiết hố các văn bản pháp luật mà còn được ban hành nhằm giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện luật.

Sau khi Hiến pháp mới ra đời, Nhật bản được quản lý dựa trên luật do Nghị viện ban hành. Hàng năm, số lượng các đạo luật ngày càng tăng, đặc biệt là các luật về quản lý kinh tế.Nên lượng các văn bản dưới luật cũng tăng theo cấp số nhân.Việc ban hành các văn bản dưới luật khơng chỉ có Nội các thực hiện mà các Bộ, các ngành cũng ban hành cũng quy định để quản lý công việc của Bộ và thực hiện chức năng của mình, thậm chí Hội đồng tự quản địa phương cũng quản lý bằng việc đưa ra các quy định tuỳ theo tình hình cụ thể của khu vực mình.Nói về vấn đề này, có người cho rằng: “nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội hiện nay rất phức tạp,Nghi viện không đủ khả năng ban hành đủ các đạo luật để điều chỉnh cho nên chính Nghị viện tự nguyện uỷ quyền cho Chính phủ hoặc lờ đi những văn bản của Chính phủ đã ban hành thay thế cho các đạo luật của Nghị viện”.Đây cũng là một trong những cách thức Nội các tiếm quyền của Nghị viện.

Mặt khác cùng với sự phát triển của xã hội khối lượng các văn bản luật ngày càng đồ sộ gây khó khăn rất nhiều cho người dân trong việc hiểu biết luật, đặc biệt là những quy định về nghề nghiệp hay liên quan đến cuộc sống của họ.Hầu hết các đạo luật thường rất dài, văn phong khó hiểu và quy định hết sức trừu tượng trong khi các văn bản do cơ quan hành pháp lại quy định cụ thể hơn.Bởi vậy, mặc dù nói là tiếm quyền nhưng thực tế cho thấy là việc ban hành các văn bản dưới luật cũng rất cần thiết. Đối với các công dân - những người thực hiện luật thì các văn bản của cơ quan hành pháp chính lại gần gũi với họ hơn là chính bản thân các đạo luật.

Tóm lại, cơ quan hành pháp khơng chỉ có quyền đề xuất dự luật mà cịn có quyền ban hành các văn bản dưới luật.Mặc dù Hiến pháp chỉ trao quyền lập pháp và giải thích luật cho Quốc hội nhưng rõ rang là việc ban hành văn bản dưới luật cũng là một cách thức giải thích luật của cơ quan hành pháp.Bằng việc này, cơ quan hành pháp không chỉ nhằm thực hiện chức năng quản lý của mình một cách có hiệu quả hơn mà cịn tự tạo cho nó quyền lực lớn hơn, thậm chí lấn át cả Quốc hội trên thực tế.

Một phần của tài liệu tìm hiểu cơ quan lập pháp nhật bản (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w