c. Quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở
1.3.2. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước dự án phát triển nhà ở bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
ngoài ngân sách nhà nước của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Thời gian qua, nhiều dự án trên địa bàn đã được đầu tư đưa vào sử dụng, góp phần hiện thực hóa quy hoạch xây dựng đơ thị, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cịn tồn tại các dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày 1/7/2014 (ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành) nhưng nhà đầu tư chưa triển khai theo tiến độ được phê duyệt, phải thực hiện điều chỉnh tiến độ hoặc gia hạn sử dụng đất.
UBND Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã chủ động kiểm tra, rà soát các dự án chậm triển khai trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn, đề xuất UBND thành phố thu hồi giao cho địa phương đầu tư xây dựng. UBND Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát 36 dự án (14 dự án nhà ở; 6 dự án trường học, nhà trẻ, bệnh viện, trung tâm dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ; 10 dự án văn phòng, khách sạn, khu trưng bày sản phẩm; 6 dự án bãi đỗ xe...) đã được giao đất, với diện tích 111,6 ha; Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát 12 dự án chưa có quyết định giao đất.
Theo báo cáo số 57/BC-HĐND của HĐND thành phố ngày 17/7/2020, sau khi thực hiện giám sát, tại thời điểm này Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có 4 dự án chậm được triển khai.
UBND Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thực hiện báo cáo trên trong thời gian nhiều năm qua nhưng phần lớn các dự án đã được giám sát vẫn bị chậm tiến độ. Nguyên nhân mà quận đưa ra là do một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch phân khu, do vậy chủ trương đầu tư hết thời hạn phải xin điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Một số dự án chuyển tiếp từ Luật Đất đai 2003 sang Luật Đất đai năm 2013, đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn tiếp tục phát sinh vướng mắc chính sách về đất dịch vụ, dẫn đến phát sinh đơn thư, khiếu kiện ảnh hưởng đến tiến độ, thời