Hành vi thờ cúng trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 50 - 56)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Hành vi thờ cúng trong gia đình

“Thờ cúng tổ tiên là một hiện tƣợng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tƣợng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những ngƣời đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”, biết kính trọng, phụng dƣỡng ơng bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất… Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con ngƣời, là tổng thể phức hợp của ý thức về tổ tiên, biểu tƣợng

về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng” [42,tr.1]. Vì tính phổ biến của nó nên tơi chọn làm hành vi đáng chú ý. Ngoài ra, qua q trình quan sát tơi cũng thấy rằng hành vi thờ thần tài chiếm tỷ lệ khá đông tại hai làng nghề đặc biệt là làng nghề Đơng Bích. Để xem xét hành vi thờ cúng trong gia đình mà họ thực hiện, chúng tơi nhìn qua góc độ hình thức thờ cúng trong gia đình tại nhà ngƣời dân làng nghề Đơng Xuất và Đơng Bích và thu thập kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.8: Hình thức thờ cúng trong gia đình giữa làng nghề Đơng Xuất và làng nghề Đơng Bích

Thật vậy kết quả định lƣợng trên cũng cho thấy rằng trong gia đình ngƣời dân địa phƣơng ở đây có bàn thờ gia tiên phổ biến, chiếm tỷ lệ cao nhất (100% ) ở cả hai làng. Nhóm thứ hai là ban thờ thần tài với tỷ lệ làng Đơng Bích cao hơn làng Đơng Xuất (53,6% với 20%). Nhóm thứ 3 là Điện Mẫu chỉ có ở làng Đơng Bích chiếm tỷ lệ nhỏ (3,6%). Bàn thờ gia tiên xuất hiện trong gia đình ngƣời dân tại đây từ lâu theo tục nối truyền từ đời này sang đời khác cịn bàn thờ thần tài và điện Mẫu thì xuất hiện những năm gần đây. Khá nhiều ngƣời dân ở đây thờ thần tài, đặc biệt là làng nghề Đơng Bích với một nửa làng là có thờ .

Thời điểm lập ban thờ thần tài và thờ Mẫu trung bình tại hai làng nghề đều là những năm gần đây.

Đơng Xuất Đơng Bích

N % n %

Hình thức Ban thờ gia tiên 110 100 110 100

Ban thờ thần tài 22 20 59 53,6

Bảng 2.9: Thời điểm lập ban thờ thần tài và thờ Mẫu trung bình của hai làng nghề

Thời điểm lập ban thờ trung bình của hai làng nghề SD ( độ lệch chuẩn) Đông Xuất Thân tài 2011 1,4 Đơng Bích Thần tài 2007 3,7 Thờ mẫu 2011 1,5

Ngƣời dân làng nghề Đơng Bích lập bàn thờ thần tài trung bình vào năm 2007 cịn ngƣời dân làng nghề Đơng Xuất lập ban thờ thần tài trung bình vào năm 2011, đây cũng là năm mà hoạt động nghề nghiệp diễn ra khá sôi nổi, là năm mà nhiều ngƣời tham gia làm nghề nhiều. Điện Mẫu đƣợc lập trung bình vào năm 2011 và chiếm một lƣợng rất nhỏ ở làn nghề Đơng Bích. Làm rõ hơn cho điều này ngƣời dân nơi đây nói:

“Gia đình chú thờ ơng bà tổ tiên, thần tài.…Ơng bà tổ tiên thì nhà ai

cũng thờ cả, đời này nối tiếp đời sau mà thờ cịn thần tài thì chú mới thờ năm 2009 lúc làm nghề mộc. Trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có việc trọng đại... chú đều thắp nhang cầu khấn xin ông bà tổ tiên phù hộ giúp đỡ…Bàn thờ thần tài thì ngày nào chú cũng thắp vào mỗi sáng khẩn cầu buôn may bán đắt, làm ăn thuận lợi” (nam, 45 tuổi, làng nghề Đơng Xuất)

“Nhà chị có ban thờ tổ tiên và thần tài. Bàn thờ ông bà tổ tiên và bàn thờ thần tài chị đều lập lúc ra ở riêng năm 2006. Bình thường thì lúc chị lúc anh thắp hương và thường thắp vào những dịp mùng 1, ngày rằm, tết nhất hay có việc thì thắp nén nhang lên ban thờ ơng bà. Ban thờ thần tài thì ngày nào cũng thắp.” (nữ, 30 tuổi, làng nghề Đơng Bích).

Có thể thấy rằng việc thực hiện các hành vi thờ cúng trong gia đình ngồi việc yếu tố tiếp nối truyền thống đời này sang đời khác với ý nghĩa uống nƣớc nhớ nguồn, tƣởng nhớ lớp ngƣời đi trƣớc hoặc là hành vi làm theo đời trƣớc trong vơ thức thì cịn có yếu tố có chủ đích liên quan đến kinh tế mà điển hình cho hình thức này hoạt động thờ cúng thần tài. Nhìn chung thì cả hai loại hình thờ cúng phổ biến trong gia đình ngƣời dân làng nghề dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có mong muốn đƣợc che chở , phù hộ giúp đỡ mọi thứ trong cuộc sống suôn sẻ, tiền tài dồi dào, làm ăn thuận lợi. Điều này khá gần đồng thời bổ sung thêm cho quan điểm của Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn “ Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam”. Theo Đặng Nghiêm Vạn đời sống tôn giáo Việt Nam đƣợc vận hành đặc trƣng xu thế hịa nhập mà khơng hợp nhất, mang tính đa thần khó mà phân biệt đƣợc cái thiêng và cái tục. Trong tâm thức ngƣời Việt khơng có ranh giới giữa hai thế giới hƣ và thực. Con ngƣời thân thƣơng, không xa cách với đối tƣợng mình thờ phụng. Bởi vì họ tin đó là ngƣời bảo vệ cho mình. Mối quan hệ trong xã hội hiện thực “có cầu, có đƣợc”, “có kiêng, có lành”.

Tóm lại, từ những phân tích về bức tranh hai làng nghề Đơng Xuất và

Đơng Bích và đặc điểm hành vi thờ cúng trong gia đình có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

Về đặc điểm ngƣời dân nơi đây chủ yếu là cƣ dân bản địa, sống từ thời cha ơng. Gia đình sống tập trung chủ yếu 2 thế hệ theo xu hƣớng hiện đại. Tuy nhiên lƣợng nhân khẩu trong gia đình khá đơng, trung bình 4-5 ngƣời/ hộ, Có một bộ phận sống theo gia đình mở rộng 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ và con cái. Ngƣời dân ở đây 100% không theo tôn giáo nào nhƣng lại chịu ảnh hƣởng của phật giáo và tín ngƣỡng dân gian nhƣ đạo mẫu, thờ cũng tổ tiên…Trình độ học vấn của ngƣời dân ở đây chủ yếu là ở trình độ THPT. Về độ tuổi tham gia nghề gia đình cũng khá phong phú ngồi độ tuổi lao động

vẫn giữ vai trị nịng cốt thì đã có sự tham gia của lao động trẻ em (dƣới 15 tuổi), lao động ngoài độ tuổi lao động (trên 55 với nữ, trên 60 với nam), mặc dù tỷ lệ này chiếm không cao.

Về hoạt động nghề nghiệp hiện nay tại hai làng đƣợc phân ra rất rõ ràng và khác biệt. Làng nghề Đông Xuất sống chủ yếu bằng nghề mộc mang lại thu nhập chính, bên cạnh đó vẫn làm nơng nghiệp để tăng thêm thu nhập. Xét tổng thể thì đặc trƣng nghề nghiệp của hai làng là tiểu thủ công nghiệp kết hợp với nông nghiệp.

Về thời gian làm nghề thì Đơng Xuất có tuổi nghề lâu đời hơn Đơng Bích. Bởi lẽ Đơng Xuất vốn dĩ là một làng nghề làm cày, bừa cổ. Tuy nhiên, sau này cơng nghiệp hóa hiện đại hóa làng khơng cịn sống đƣợc bằng nghề nên tận dụng tay nghề truyền thống chuyển sang làm đồ mộc dân dụng và mới phát triển mạnh trong năm 2010 trở lại đây. Cịn làng nghề Đơng Bích là một làng nghề mới xuất hiện từ năm 1998. Ngƣời dân ở đây học đƣợc nghề từ nơi khác, cụ thể là bên Trung Quốc rồi về làm. Do nhu cầu thị trƣờng ngày càng tăng cao nên ngƣời dân đua nhau làm ngày càng nhiều và lan rộng ra khắp làng và phát triển mạnh cho tới nay.Trƣớc khi làm nghề của địa phƣơng hiện tại hai làng nghề đã có khoảng thời gian làm nhiều loại nghề khác nhau mà chủ yếu là làm nông nghiệp và làm thuê ,làm mƣớn. Lý do chuyển sang nghề hiện tại đƣợc đƣa ra nhiều nhất là do hoàn cảnh mang lại nhƣ nhu cầu thị trƣờng tăng cao, tận dụng lại nghề truyền thống sẵn có, làm theo các hộ khác, thu nhập mang lại cao mà trình độ học vấn khơng cao khó kiếm đƣợc cơng việc tốt tƣơng đối ổn định lƣơng cao lại thêm gánh nặng gia đình thơi thúc ngƣời dân chuyển nghề .

Về quy mô nghề nghiệp là những hoạt động sản xuất quy mô siêu nhỏ, sản xuất chủ yếu mang tính gia đình nghề là chủ yếu. Xét tƣơng quan giữa hai làng thì làng nghề mới Đơng Bích có quy mơ nghề nghiệp lớn hơn làng nghề cũ Đơng Xuất nhƣng nhìn chung quy mơ vẫn mang tính chất sản

xuất manh mún, kinh doanh hộ gia đình nhỏ lẻ, tự phát. Ngồi nhân cơng của gia đình thì nhân cơng đƣợc thuê chủ yếu là ngƣời trong thôn, xã và ngƣời ở địa phƣơng khác đến.

Về hành vi thờ cúng trong gia đình hầu hết các gia đình đều thờ cúng tổ tiên theo tục nối truyền từ đời này sang đời sang đời khác. Ngồi ra cịn thờ thần tài và thờ Mẫu là những hành vi tín ngƣỡng, tơn giáo mới phát sinh về sau này và chủ yếu xuất hiện ở làng Đơng Bích. Ngƣời dân làng nghề thực hiện những hành vi tín ngƣỡng, tơn giáo trong gia đình với mục đích tƣởng nhớ ơng bà tổ tiên, cầu mong tài lộc, làm ăn buôn may bán đắt, cầu sức khỏe và bình an cho gia đình.

CHƢƠNG 3: THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG TƠN GIÁO

TRONG LÀNG VÀ NGOÀI LÀNG CỦA NGƢỜI DÂN LÀNG NGHỀ ĐƠNG XUẤT VÀ ĐƠNG BÍCH

“Max weber là nhà xã hội học đầu tiên nghiên cứu thực chứng về các yếu tố văn hóa tinh thần có sự tham gia vào q trình thúc đẩy hay kìm hãm hoặc cản trở sự phát triển kinh tế xã hội thông qua tác phẩm “ Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tƣ bản” . Weber cho rằng những ngƣời theo đạo tin lành có xu hƣớng trở thành doanh nhân thành đạt. Với niềm tin vào thuyết định mệnh, những tín đồ tin lành tham gia vào kinh doanh với nỗi lo sợ tín ngƣỡng, sợ bị xuống địa ngục nên họ cố gắng làm việc với mục đích góp phần tạo dựng vƣơng quốc của chúa trên trần gian. Sự lo lắng vì tín ngƣỡng đã tạo động cơ cho hành động đi tìm kiếm lợi nhuận tái sainh”, theo đuổi lối sống duy lý, kìm chế đƣợc bản năng “ham muốn chiếm hữu”, “chạy theo doanh lợi” [20,tr.2]. vậy các yếu tố văn hóa tinh thần nhƣ tín ngƣỡng, tơn giáo có mối quan hệ với kinh tế thì những ngƣời có đặc trƣng nghề nghiệp gần giống nhau, có một số đặc điểm tƣơng đồng phải chăng có những hành vi tín ngƣỡng , tơn giáo giống nhau? Và hành vi tín ngƣỡng, tơn giáo của họ là gì? Để xem xét về sự tham gia của ngƣời dân làng nghề Đơng Bích và Đơng Xuất vào các hoạt động tín ngƣỡng, tơn giáo chúng tơi xem xét ở: Hình thức thờ cúng trong gia đình; các hoạt động tín ngƣỡng; tơn giáo trong làng, các hoạt động tín ngƣỡng, tơn giáo khác . Bởi lẽ, một ngƣời hành nghề kinh doanh có xu hƣớng tham gia vào hoạt động của nhiều loại hình tín ngƣỡng, tơn giáo khác nhau nhƣng trong khuôn khổ cho phép của đề tài chúng tôi chỉ xin nêu ra ở những khía cạnh chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)