Đặc điểm quy mô hộ gia đình của hai làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 37 - 39)

Đơng Xuất và Đơng Bích

Thời điểm bắt đầu sống tại làng Từ thời cha ông 89,5%

Từ năm 1983 đến nay 10,5%

Số nhân khẩu trung bình của các hộ gia đình

Giá trị trung bình (Mean) 4,56

Gía trị thấp nhất (Min) 2

Giá trị cao nhất (Max) 10

SD (độ lệch chuẩn) 1,272

Số thế hệ Một thế hệ 3,2%

Hai thế hệ 75%

Ba thế hệ 21,8%

Kết quả cho thấy dân cƣ ở địa phƣơng chủ yếu là dân bản địa sinh sống từ thời cha ông chiếm 89,5%, số dân nhập cƣ chiêm tỷ lệ nhỏ 10,5% . Theo khảo sát chủ yếu là những ngƣời về đây làm dâu. Xét về tổng số nhân khẩu của hộ gia đình thì cao nhất có hộ có tới 10 thành viên, thấp nhất là hộ có 2 thành viên, trung bình một hộ có 4,56 thành viên (SD= 1,272). Với lƣợng nhân khẩu này có xu hƣớng rơi vào gia đình gồm 2 -3 thế hệ. Đồng thời lƣợng nhân khẩu đông đáp ứng phù hợp với đặc trƣng nghề nghiệp tại địa phƣơng cần nhiều lao động. Phần lớn ngƣời dân cịn có tƣ tƣởng sinh nhiều con cho vui nhà vui cửa, cho có anh có em, đồng thời tăng lực lƣợng lao động cho gia đình. Đặc biệt quan niệm cố sinh con trai khiến cho một số hộ mặc dù là gia đình hạt nhân 2 thế hệ nhƣng lƣợng nhân khẩu lại khá đơng. Gia đình 3 thế hệ (gia đình mở rộng) thƣờng đƣợc coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Ngày nay, dạng gia đình này thƣờng gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa và quyền hành không ở trong tay của ngƣời lớn tuổi nhất. Gia đình 2 thế hệ là nhóm ngƣời thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một ngƣời vợ hoặc một ngƣời chồng với các con.

Thật vậy, khảo sát cho thấy hộ gia đình ở hai làng nghề sống tập trung chủ yếu 2 hoặc 3 thế hệ. Khi xét tƣơng quan hai làng thì làng nghề Đông Xuất và Đơng Bích đều có tỷ lệ gia đình 2 thế hệ cao tƣơng đƣơng nhau (66,4% với 67,3%). Nhóm gia đình chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nhóm gia đình 3 thế hệ và làng nghề Đơng Xuất có tỷ lệ nhóm này cao hơn gấp 2 lần làng nghề Đơng Bích (30,9% với 12,7%). Điều này cho thấy làng nghề Đơng Bích hiện tại và tƣơng lai có xu hƣớng mở rộng gia đình hạt nhân làm loại gia đình phổ biển cịn làng nghề Đơng Xuất tuy đã có hơi hƣớng bắt theo thời đại mở rộng gia đình hạt nhân. Tuy nhiên một lƣợng gia đình mở rộng bao gồm ơng bà, bố mẹ và con cái vẫ còn khá lớn.

Nói về điều này một ngƣời dân cho biết: “ Cái thời bác mới làm dâu

thì cả gia đình lớn mấy thế hệ rồi mấy anh chị em dâu đều ở với nhau, nhưng thời giờ tân tiến rồi bác cho các anh chị ra ở riêng hết khi lập gia đình cho thoải mái, chỉ có vợ chồng anh cả là sống chung với hai bác từ giờ cho đến sau này để còn nương nhờ”( nữ , 52 tuổi, làm dịch vụ, làng Đơng Xuất)

“Cơ thì sau cho các con ra ở riêng hết cho thoải mái với cả như thế chúng nó mới phải bươn trải biết tự làm ăn. Hai cô chú ở với nhau , bao giờ già khơng kiếm được nữa thì về với con trai lớn” (nữ, 40 tuổi, làm tóc, làng Đơng Bích)

Qua đây thấy rằng quy mơ gia đình ở làng nghề Đơng Xuất và Đơng Bích chủ yếu là gia đình hai thế hệ và có xu hƣớng ngày càng phổ biến hơn. Số thành viên trong hộ gia đình khá đơng. Điều này phản ánh quy mơ gia đình ở hai làng nghề đang chuyển mình thay đổi cho kịp với xu thế của thời đại nhƣng vẫn cịn mang tƣ tƣởng của cƣ dân nơng nghiệp lúa nƣớc sinh con đàn cháu đống để có nhiều lực lƣợng lao động và sinh con trai để nối dõi và là tấm vé bảo hiểm tuổi già.

2.1.2. Nghề gia đình

Bên cạnh những thông tin về quy mô gia đình thì thơng tin nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp làm nổi bật đặc điểm về gia đình.

Làng nghề có một nét rất riêng và cũng rất đặc trƣng về nghề nghiệp. Đó là ngồi nơng nghiệp thì cả gia đình từ già tới trẻ cùng nhau góp sức vào nghề truyền thống của địa phƣơng mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Sau đây là kết quả thu đƣợc về hoạt động nghề nghiệp của hai làng nghề Đơng Xuất và Đơng Bích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 37 - 39)