CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Các hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo ngoài làng
3.2.3. Hành vi hầu đồng
“Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngƣỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Ngƣời ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ” [50,tr.1]. Hành vi hầu đồng là một hành vi không phải mới mẻ gì đối với
ngƣời dân Việt. Đối với ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích thì thƣờng xuyên đƣợc tham gia dự xem hàng năm mỗi khi vào dịp lễ hội và có một số căn đồng thì tham gia trực tiếp thực hiện.
Bảng 3.6: Hành vi hầu đồng giữa người dân làng nghề Đông Xuất với người dân làng nghề Đông Bích
Đông Xuất Đông Bích
Vai trò khi tham gia hầu đồng n % n %
Chỉ ngồi dự xem 103 93,6 92 83,6
Đóng vai trò là các ông đồng,
bà đồng thực hiện các nghi lễ 6 5,5 17 15,5
Có tham gia một phần nghi thức 1 0,9 0 0
Hoạt động hầu đồng diễn ra ở địa phƣơng thƣờng xuyên vào các lễ hội từ các gánh hát tuồng, chèo cho dân làng xem. Vì thế tỷ lệ ngồi dự xem hầu đồng khá đông và chênh lệc nhau không nhiều ở cả hai làng Đông Xuất và Đông Bích (93,6% với 83,6%). Ngoài ra những ngƣời gọi là có căn có số cũng tham gia đóng vai trò là các ông đồng, bà đồng thực hiện các nghi lễ hầu
ở các điện thờ, đền, phủ, chùa bói...diễn ra trong nhiều dịp trong một năm. Ví
dụ: Hầu xông đền (sau lễ giao thừa năm mới); Lễ Hầu Thƣợng Nguyên (vào tháng giêng); Hầu nhập Hạ (tháng tƣ); Lễ hầu Tán hạ (tháng 7); Lễ hầu tất niên (tháng chạp); Lễ Hạp ấn (25 tháng chạp hàng năm). Trong một năm thƣờng có hai lễ hầu quan trọng nhất là vào tháng 3 và tháng 8 (ngày giỗ cha và giố mẹ). Số này chiếm tỷ lệ không cao và tập trung chủ yếu ở làng nghề Đông Bích (15,5%).
Vậy chi phí cho một lần đi hầu đồng là bao nhiêu? Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hai địa bàn có 22 ngƣời có tham gia tín ngƣỡng Hầu đồng từ
đầu năm đến giờ trong tổng số 220 ngƣời đƣợc hỏi chiếm 10% và chi phí hầu đồng gần đây nhất của ngƣời trả lời trung bình là 17 triệu đồng, thấp nhất là 10 triệu và cao nhất là 25 triệu đồng. Số ngƣời chi 20 triệu đồng cho một lần hầu đồng chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Tóm lại ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích thực hành
khá nhiều hành vi tín ngƣỡng tôn giáo ở phạm vi trong gia đình, trong làng, ngoài làng bao gồm hành vi thờ cúng tổ tiên, thờ thần tài, thờ Mẫu, thờ tổ nghề, lễ hội làng, lễ chùa, lễ đền, lễ phủ, đi xe bói, hầu đồng. Có sự khác biệt về thực hành tín ngƣỡng tôn giáo giữa hai làng nghề, làng nghề Đông Xuất có xu hƣớng thực hành những tín ngƣỡng tôn giáo trong gia đình và trong làng còn ngƣời dân làng nghề Đông Bích ngoài những hành vi tín ngƣỡng tôn giáo trong gia đình và làng thì có xu hƣớng thực hành nhiều hành vi tín ngƣỡng tôn giáo ngoài làng. Họ vừa thờ cúng tổ tiên, thờ thần tài, thờ Mẫu, thờ tổ nghề, lễ hội làng lại vừa lễ chùa, lễ đền phủ, đi xem bói. Kết quả này cũng gần với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Dũng về tín ngƣỡng, tôn giáo làng nghề Đa Sĩ là một làng Việt truyền thống có Phật giáo, tổ nghề, thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng dân gian. Tất cả ngƣời dân làng nghề khi nói về mục đích khi thực hành các hành vi tín ngƣỡng tôn giáo đều có điểm chung cho rằng để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khoẻ và bình an trong tâm hồn. Việc thực hiện các nghi lễ, tới những nơi tờ tự mang lại sự thoải mái trong tâm hồn cho họ, mang lại niềm tin về sự những điều tốt đẹp mà mỗi ngƣời cầu khấn. Hành vi tín ngƣỡng tôn giáo mang lại ý nghĩa hƣớng về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc kinh doanh. Họ luôn coi trọng chữ tín cũng nhƣ sản phẩm làm ra không chỉ nhằm mục đích lợi nhuận mà nó còn chứa đựng sự tinh túy về yếu tố văn hóa, sự tinh xảo của sản phẩm chứa đựng cái hồn của nghề.
3.3. Mối liên hệ của các yếu tố cá nhân tới hành vi tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời dân ở hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích