Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo

“Trong mỗi một thời kỳ, Đảng và nhà nƣớc lại có những đƣờng lối, chính sách cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Vào năm 1945, trƣớc khi có bản Hiến pháp đầu tiên, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh đầu tiên về tôn giáo. Sắc lệnh này thể hiện sự tôn trọng các tôn giáo của chính phủ Việt Nam. Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nƣớc ta đã có 4 Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992), trong đó

Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định “quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo của công dân” là một trong 5 quyền cơ bản của công dân Việt Nam.

Điều này đƣợc thể hiện rõ hơn trong hai bản hiến pháp năm 1959, 1980. Đến

hiến pháp năm 1992 đã đƣợc bổ sung làm rõ “Công dân Việt Nam có quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước (Điều 70).

Trong suốt giai đoạn từ 1945 cho đến 1986 chỉ có 4 văn bản chính bàn về vấn đề tôn giáo (26/3/1955) thông qua 6 nguyên tắc về chính sách bảo đảm tự do tín ngƣỡng; Sắc lệnh 223 (14/6/1955) quy định về đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, về các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của tôn giáo, về vấn đề ruộng đất của tôn giáo và về mối quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn giáo; Thông tƣ 593/TTg của Thủ tƣớng chính phủ (10/12/1957) về chủ trƣơng đối với các trƣờng hợp của các tôn giáo và Thông tƣ 60/TTg (11/6/1964) bổ sung cho thông tƣ 593/TTg về việc thi hành chính sách tôn

giáo. Các văn bản này có vai trò định hƣớng chung cho các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo.

Từ năm 1986 cho đến nay, số lƣợng các văn bản chính sách liên quan đến tôn giáo tăng lên rất nhiều so với thời kỳ trƣớc đó. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 24 của Bộ chính trị (năm 1990), Nghị định 59-HĐBT (1991), Nghị định 69/HĐBT (1991), chỉ thị 379 (1993) của Thủ tƣớng chính phủ và chỉ thị 37/CT/TW (2/7/1998). Trong đó, nghị quyết 24 của Bộ chính trị đã đánh dấu sự chuyển biến về nhận thức của Đảng về vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo. Theo

đó xác định “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu

cầu tinh thần của 1 bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp

với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Năm 1998, Bộ chính trị đã ra Chỉ thị số

37/CT/TW (2/7/1998) về công tác tôn giáo trong tình hình mới khẳng định

“Hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm, những giá trị văn hóa, đạo đức

tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và phát huy”. Đến Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã nhấn mạnh “Tín ngưỡng, tôn giáo là

nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta…Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”.

Nhận thức đƣợc vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội, quán triệt nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 khóa IX, năm 2004, Quốc hội chính thức thông qua Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (18/6/2004). Pháp lệnh đã khẳng định quan điểm nhất quán về tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc ta, đồng thời là một bƣớc tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách về tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc ta. Điều đáng chú ý trong Pháp lệnh này đã dành riêng điều 3 quy định cách hiểu về một số từ ngữ nhƣ: hoạt động tín ngƣỡng, cơ sở tín ngƣỡng, tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo,

hội đoàn tôn giáo, cơ sở tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc. Điều này tạo sự thống nhất về cách hiểu đối với các cụm từ này, góp phần cho việc thực hiện các quan điểm của Pháp lệnh hiệu quả hơn” [14, tr.27- 29].

Đề tài này góp phần cắt nghĩa những tác động của chính sách cũng nhƣ làm rõ hơn một số hoạt động là hành vi tôn giáo tín ngƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)