Hành vi thờ cúng tổ nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Các hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo trong làng

3.1.1. Hành vi thờ cúng tổ nghề

“Trong thực tế, sự tôn vinh những vị tổ nghề là một việc làm phổ biến của ngƣời dân các làng nghề ở Việt Nam, ca ngợi những anh hùng lao động giỏi, tri ân đến những ngƣời đã có công gây dựng, phát triển ngành nghề. “Việc thần thánh hóa những ngƣời thợ thủ công tài giỏi, những ông tổ sƣ các nghề vốn là một đặc điểm phổ biến của truyền thuyết ở nhiều nƣớc. Về ý nghĩa, nó thể hiện nguyện vọng của nhân dân muốn biểu dƣơng, ca ngợi những thành quả lao động, lý tƣởng hóa, nâng lên thành những mẫu mực đẹp đẽ. Nhƣng riêng ở Việt Nam lại mang một màu sắc khác: đó là biểu hiện cao đẹp của truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”, “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống ghi nhớ công ơn của tổ tông, gần là ông bà, cha mẹ mình, xa hơn chung hơn là tổ tiên của dân tộc mình”…Tín ngƣỡng tổ nghề có vai trò nhất định trong đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là đối với nhóm xã hội nghề nghiệp. Trong quan niệm của mỗi ngƣời, bất cứ một nghề nào đều có những ông thày để làm điểm tựa tinh thần cho họ trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hình tƣợng tổ sƣ/tổ nghề có thể

bằng xƣơng bằng thịt, có thể là nhân vật huyền thoại nhƣng đều là những ngƣời học rộng tài cao, hiểu sâu biết rộng, thông minh, thức thời, nhạy bén. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng vƣợt qua và thành công trong sự nghiệp. Hơn thế, đa số các vị tổ nghề đều có vai trò với đất nƣớc. Họ vừa là tổ nghề, vừa là một viên quan mẫn cán, một trí thức bậc cao, cũng có những vị tham gia vào các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, dẹp lọan cứu dân… Ngƣời đời sau vì thế mà tôn vinh, noi gƣơng, lấy đó để mà phấn đấu, học tập” [48,tr.1]. Vì thế, ở một số nơi có tổ nghề đƣợc thờ làm Thành hoàng làng nhƣng khi xem xét về địa bàn nghiên cứu chúng tôi thu đƣợc kết quả: tại làng nghề Đông Xuất có thờ tổ nghề truyền lại nghề làm cày bừa cho dân làng khi xƣa và thờ chung vị thần hoàng làng với làng nghề Đông Bích. Trƣớc đây dân làng vẫn tổ chức hai lễ hội gồm lễ hội thành hoàng làng và lễ hội giỗ tổ nghề. Tuy nhiên về sau do nghề làm cày bừa đã mai một cuộc sống khó khăn ngƣời dân gộp hai lễ hội vào tổ chức chung vào ngày giỗ tổ nghề mùng 2 tháng 2. Còn làng nghề Đông Bích thì không thờ tổ nghề mà chỉ thờ thần thành hoàng làng. Vì vậy trong phần hoạt động thờ cúng tổ nghề bài nghiên cứu chỉ xin đề cập đến làng nghề Đông Xuất. Khi hỏi về mức độ thƣờng xuyên thờ cúng tổ nghề của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất thì kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.1: Mức độ thường xuyên thờ cúng tổ nghề của người dân làng nghề Đông Xuất Đông Xuất n % Ngày mùng một (ngày sóc) 14 12,7 Ngày rằm ( ngày vọng) 13 11,8 Ngày giỗ tổ nghề 110 100

Làng Đông Xuất mặc dù nghề đẽo cày bừa xƣa đã lụi tàn nhƣng vẫn giữ truyền thống thờ cúng tổ nghề truyền nghề đẽo cày bừa cho làng. Hiện trong làng không còn ai theo nghề ấy mà đều đã chuyển sang nghề khác hoặc tận dụng lại vốn kiến thức, tay nghề của nghề truyền thống mà chuyển sang làm mộc với những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng hơn. Tuy nhiên, cúng tổ nghề vào ngày nào cũng chiếm tỷ lệ khá khác nhau. Nếu 100% đều cúng vào ngày giỗ tổ nghề để tƣởng nhớ thì tỷ lệ cúng vào ngày mùng 1, ngày rằm chỉ có 12,7% và 11,8%. Trong mẫu khảo sát, 110 ngƣời đƣợc hỏi đều cúng tổ nghề vào ngày giỗ tổ cho thấy họ rất coi trọng ngày này. Thậm chí vào ngày này họ còn tổ chức lễ hội. Lý giải cho điều này một thành viên ban tổ chức lễ hội cho biết:

Lễ cúng tổ nghề có thể vào các ngày mùng một, rằm, giỗ tết…nhưng

quan trọng nhất là ngày kỵ nhật của tổ nghề hay còn gọi là ngày giỗ tổ nghề. Thờ phụng tổ nghề để cầu mong Ngài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, buôn may bán đắt hoặc lúc đi xa tránh được mọi sự rủi ro. Sau khi công việc có kết quả thì phải làm lễ tạ ơn. Nhưng do nghề không còn nên việc thờ phụng cũng đơn giản hóa đi. Bây giờ hầu hết các gia đình ở đây chỉ còn cúng chung với làng vào ngày giỗ”(nam,50 tuổi, ban khánh tiết tổ chức lễ hội, làng Đông Xuất).

Với trƣờng hợp của làng nghề Đông Xuất do nghề không còn tồn tại nên việc thờ cúng đã lƣợc bỏ, không còn rƣờm rà nhƣ thời gian trƣớc. Việc thờ cúng vào ngày giỗ hiện tại phải chăng nhƣ một sự tƣởng nhớ về một ngƣời đã từng có công ơn sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho dân làng, di dƣỡng đạo lý "uống nƣớc nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Tuy cùng là làng nghề nhƣng làng nghề mới Đông Bích lại không thờ tổ nghề nên tỷ lệ không cúng là 100%. Khi đƣợc hỏi về nghề làm tóc hiện nay do ai truyền lại thì họ cho biết rằng do ngƣời trong làng học đƣợc nghề từ nơi

khác về làm. Sau khi thấy nghề mang lại thu nhập cao và có thì ngƣời trong làng bắt chƣớc làm theo, dần dần lan rộng ra khắp làng chứ không có ngƣời truyền nghề dạy cách làm nên không thờ tổ nghề.

“Những năm 1997 - 1998 trong làng xuất hiện một số người đi thu mua tóc rối về sơ chế lại, sau đó chuyển đi các nơi tiêu thụ. Thấy công việc này không cần bỏ nhiều vốn lại dễ kiếm ra tiền nên cả làng lao vào làm theo” (nữ, 40 tuổi, làm tóc, làng Đông Bích).

Nhìn chung hoạt động thờ tổ nghề ở địa phƣơng không sôi nổi. Ngƣời dân không còn tuân thủ các nghi lễ đầy đủ nhƣ trƣớc mà hiện tại đã lƣợc giản bớt. Sự khó khăn về kinh tế sau khi bị mất nghề cũng có phần nào tác động tới quan điểm về sự thờ cúng của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất. Đúng nhƣ câu “ Phú quý sinh lễ nghĩa” khi “phú quý” không còn thì “lễ nghĩa” cũng giảm bớt .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)