Mối liên hệ của yếu tố cá nhân tới hành vi thờ tổ nghề và lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 72 - 75)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Mối liên hệ của các yếu tố cá nhân tới hành vi tín ngƣỡng tơn giáo của ngƣờ

3.3.1. Mối liên hệ của yếu tố cá nhân tới hành vi thờ tổ nghề và lễ hội

Sau đây chúng tôi xem xét sự tác động của các yếu tố cá nhân nhƣ giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn tới hành vi thờ tổ nghề và lễ hội và thu đƣợc những ghi nhận nhƣ sau:

Bảng 3.7: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thờ tổ nghề và lễ hội của người dân cả hai làng nghề Đông Xuất và Đơng Bích

Thờ tổ nghề

Giới tính* Nam 47,3%

Nữ 52,7%

Độ tuổi* Dƣới 35 tuổi 35,5%

Từ 35-46 tuổi 30%

Trên 46 tuổi 34,5%

Trình độ học vấn*** Dƣới THPT 60,9%

Từ THPT trở lên 30,1%

Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê *p<0,05,** *p<0,001

 Về giới tính

Khi kiểm định chi - square cho thấy sự khác biệt giữa giới tính và hành vi thờ cúng tổ nghề. Phép kiểm định chi-square có ý nghĩa về mặt thống kê (X2 (df=1), N=220) =1,341, p < 0,05), hệ số Cramer’V = 0,5 cho thấy giới tính và thờ tổ nghề có mối liên hệ chặt chẽ. Kiểm định chi-square cho thấy tỷ lệ nữ giới tham gia thờ cúng tổ nghề cao hơn nam giới (nữ chiếm 52,7%; nam chiếm 47,3%).

Mặc dù khi kiểm định chi - square giữa giới tính và hành vi lễ hội khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhƣng qua phỏng vấn sâu lại thấy dƣờng

nhƣ chúng có mối liên hệ với nhau. Theo ban khánh tiết lễ hội khi nói về ngƣời tổ chức lễ hội làng, đồn rƣớc lễ trong nghi thức thì ngƣời đƣợc chọn hoàn toàn là nam giới.

“Nam giới trong làng khi đến tuổi 50 thì được vào ban khánh tiết tổ chức lễ hội của năm đó gọi là ơng Đám. Đội rước lễ thì sẽ chọn thanh niên đủ 18 tuổi trở lên, khỏe mạnh, chưa lập gia đình trong làng và khơng có điều tiếng gì”(Nam, 50 tuổi, Ban khánh tiết lễ hội, làng Đông Xuất.

“Khi đàn ông trong làng đến tuổi 50 thì được lên ơng Đám làm nhiệm vụ tổ chức lễ hội cho làng từ việc thu tiền tổ chức đến việc tổ chức trò chơi, mời gánh hát…Đội rước lễ sẽ chọn nam thanh niên khỏe mạnh, chưa vợ và khơng có tiếng xấu trong làng” (Nam,50 tuổi, Ban khánh tiết lễ hội, làng Đơng Bích).

Xét theo góc độ tham gia vui chơi lễ hội có thể chƣa tìm thấy bằng chứng vê sự khác biệt giới tính nhƣng xét theo góc độ ngƣời tổ chức lễ hội và tham gia nghi thức rƣớc thì có thể thấy rõ sự phân biệt giới tính chỉ chọn nam giới cịn nữ giới khơng đƣợc tham gia vào.

 Về nghề nghiệp

Mặc dù khi kiểm định chi - square khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhƣng qua quá trình nghiên cứu quan sát thực tế chúng tôi ghi nhận yếu tố nghề nghiệp có liên quan đến hành vi thờ cúng tổ nghề. Theo kết quả khảo sát thì ngƣời dân làng nghề Đơng Xuất làm mộc có thờ tổ nghề cịn ngƣời dân làng nghề Đơng Bích làm tóc thì khơng. Điều này cho thấy rằng nghề nghiệp có ảnh hƣởng hành vi thờ cúng tổ nghề.

Về lễ hội thì chúng tơi khơng tìm đƣợc bằng chứng về mối quan hệ

giữa lễ hội với nghề nghiệp cũng nhƣ khi kiểm định chi - square cũng khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.

 Về độ tuổi

Khi kiểm định chi - square cho thấy sự khác biệt giữa độ tuổi và hành

vi thờ cúng tổ nghề (X2

(df=2), N=220) =4,199, p < 0,05), hệ số Cramer’V = 0,14). Kiểm định chi - square cho thấy tỷ lệ ngƣời tham gia thờ tổ nghề ở ba độ tuổi không chênh lệch nhau nhiều ( dƣới 35 tuổi chiếm 35,5%, từ 35-46 chiếm 30%, trên 46 tuổi chiếm 34,5%).

Tuy nhiên khi kiểm định chi - square giữa độ tuổi và hành vi lễ hội thì lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Trên thực tế quan sát cũng nhƣ quá trình nghiên cứu và phỏng vấn sâu chúng tơi thấy rằng hầu hết các độ tuổi từ già đến trẻ đều tham gia lễ hội làng nên chƣa có ghi nhận sự tác động của độ tuổi đến hành vi lễ hội.

 Trình độ học vấn

Kiểm định chi - square cho thấy có sự khác biệt giữa trình độ học vấn với thờ cúng tổ nghề Phép kiểm định chi-square của mối quan hệ giữa giới

tính và đi lễ đền, phủ có ý nghĩa về mặt thống kê (X2

(df=3, N=220) =25,839, p < 0,001), hệ số Cramer’V = 0,35 cho thấy mối liên hệ rất chặt chẽ. Kiểm định chi-square cho kết quả tỷ lệ ngƣời thuộc nhóm tuổi dƣới trung học phổ thơng có hành vi thờ cúng tổ nghề nhiều hơn ngƣời thuộc nhóm tuổi từ trung học phổ thơng trở lên.

Tuy nhiên khi kiểm định chi-square giữa lễ hội và trình độ học vấn lại khơng có ý nghĩa thống kê. Thực tế quá trình nghiên cứu và quan sát chúng tôi cũng chƣa ghi nhận đƣợc mối quan hệ nào giữa trình độ học vẫn với hành vi lễ hội.

Tóm lại chúng tơi ghi nhận đƣợc mối liên hệ nhất định của yếu tố cá

nhân gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp với hành vi tổ nghề. Với hành vi lễ hội chúng tơi ghi nhận có yếu tố giới tính tác động đến hành vi lễ hội còn hiện tại không ghi nhận đƣợc những yếu tố khác. Những

mối liên hệ nhất định này đƣợc ghi nhận dựa trên ý nghĩa thống kê và thực tế, có những mối liên hệ ghi nhận đƣợc trên thực tế nhƣng lại không ghi nhận đƣợc ở mức ý nghĩa thống kê và ngƣợc lại, vì vậy cần thêm nhiều bàn luận ở vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)