Hành vi đi xem bói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 67 - 69)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Các hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo ngoài làng

3.2.2. Hành vi đi xem bói

Xem bói đƣợc xem là một hành vi mê tín dị đoan tuy nhiên trong nghiên cứu này tôi cũng muốn quan tâm xem ngƣời dân tại hai làng nghề có cái nhìn nhƣ thế nào đối với hành vi này. Gắn với các hoạt động lễ đền, phủ đầu năm thì hoạt động xem nhƣ một hoạt động có xu hƣớng ăn theo. Sau đây bài nghiên cứu xin xem xét ở khía cạnh chi phí bỏ ra cho hoạt động xem bói.

Bảng 3.5: Chi phí người dân làng nghề Đông Xuất và người dân làng nghề Đông Bích bỏ ra cho lần đi xem bói gần nhất

Valid Missing

52 168

Mean (giá trị trung bình) 80.00

Median (giá trị trung vị) 80.00

Std. Devitation (độ lệch chuẩn) 47.07

Minium (giá trị nhỏ nhất) 30

Maximum (giá trị lớn nhất) 200

Đầu năm ngoài việc lễ các nơi đền, phủ, chùa chiền cũng là dịp để ngƣời đi lễ xem bói tử vi cho một năm mới của mình. Có ngƣời rút quẻ xem bói tại đền có ngƣời lại đến nhà thầy bói để xem. Mặc dù lƣợng ngƣời đi lễ đền ,lễ phủ, lễ chùa chiếm tỷ lệ cao nhƣng tỷ lệ ngƣời đi xem bói thì không cao. Có 52 ngƣời trả lời từ đầu năm đến giờ có đi xem bói trong tổng số 220 ngƣời chiếm 23,7% và Chi phí xem bói gần đây nhất của ngƣời trả lời trung bình là 80 nghìn đồng (SD=47,07) , thấp nhất là 30 nghìn đồng và cao nhất là 200 nghìn đồng.

Chi phí bỏ ra cho sinh hoạt xem bói là không cao nên thu hút đƣợc một bộ phận ngƣời dân làng nghề tham gia. Những ngƣời tham gia xem bói mong chờ biết đƣợc tử vi của mình một năm mới nhƣ thế nào .Làm rõ hơn cho điều này ngƣời dân chia sẻ:

“Đầu năm cô đến nhà thầy xem bói để xem tử vi một năm mới của mình thế nào. Nếu là tốt thì lấy đó làm động lực làm ăn còn không tốt, có vận hạn thì để đi xin thầy cúng giải hạn. Các cụ nói có thờ có thiêng có kiêng có

lành, cũng không biết thế nào nhưng xem để cho mình yên tâm” (nữ, 40 tuổi,

“Đầu năm cô thường hay đi đền Sái bên Đông Anh để xin lộc. Trên đấy có rút quẻ rất đông người vào rút nên cô cũng thường hay xem.” (Nữ, 39 tuổi, làm mộc, làng nghề Đông Xuất).

Tuy nhiên, nam giới lại có cái nhìn về hoạt động xem bói có phần khác biệt so với nữ giới. Nam giới không tham gia và cũng không quan tâm nhiều đến hoạt động xem bói:

Chú không quan tâm lắm đến vấn đề bói toán, bình thường toàn vợ

chú đi xem rồi thích làm gì thì làm, lúc nào bảo thì chú chở đi thôi chứ chú

không trực tiếp xem”. (Nam, 51 tuổi ,làm mộc, làng nghề Đông Xuất) .

Bình thường khi nhà có công việc như sửa hướng cổng hay xem mồ

mả chẳng hạn thì vợ anh là người đi xem chứ anh không đi…” (nam, 31 tuổi, giáo viên, làng nghề Đông Bích).

Nhƣ vậy, ngƣời dân làng nghề thƣờng đi xem bói vào đầu năm và khi gia đình có công việc. Tỷ lệ đi xem bói chủ yếu là nữ giới. Khi đƣợc hỏi về mục đích xem bói chủ yếu là muốn biết tử vi, gia trạch đầu năm đồng thời trong năm khi nhà có công việc thì mới đi xem. Còn nam giới thì không quan tâm lắm đến hoạt động xem bói.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở bắc ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề đông xuất và đông bích, xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)