VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội ở quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 43 - 50)

Ở QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẢOHIỂM XÃ HỘI Ở QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỂM XÃ HỘI Ở QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quận Thủ Đức là một quận ở cửa ngõ phía Đơng Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh, là một quận trong khu vực phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quận được bao bọc chủ yếu bởi sơng Sài Gịn, xa lộ Sài Gịn - Biên Hịa, có lợi thế về giao thơng đường bộ, đường thủy, đường sắt. Quận Thủ Đức là trung tâm nối liền hệ thống giao thông quan trọng như: tuyến đường sắt Bắc Nam, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13, đường xuyên Á và hệ thống giao thông quan trọng nội hạt, nội đồng phát triển, rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế - văn hóa xã hội - an ninh quốc phịng.

Hiện nay, quận Thủ Đức có diện tích là 47,76 km2, với tổng dân số là 442.110 người (tính đến ngày 01 tháng 04 năm 2009), với 12 đơn vị hành chính là các phường như Phường Bình Thọ, Phường Tam Phú, Phường Tam Bình, Phường Hiệp Bình Chánh, Phường Linh Xuân, Phường Linh Trung, Phường Linh Đơng, Phường Bình Chiểu, Phường Linh Tây, Phường Trường Thọ, Phường Hiệp Bình Phước, Phường Linh Chiểu.

Cơ cấu phát triển kinh tế của quận Thủ Đức là “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp", Thủ Đức đã thu hút khá đơng các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Hiện nay trên địa bàn quận có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp, khu chế xuất đặc biệt là khu chế xuất Linh Trung, khu công nghiệp Linh Trung - Linh Xn, khu cơng nghiệp Bình Chiểu, khu chợ đầu mối nơng sản thực phẩm, tập trung các đơn vị kinh tế trung ương, thành phố, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp,… đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của địa bàn Thành phố, đây là lợi thế lớn cho phát

triển kinh tế của quận so với các địa bàn lân cận và cũng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và thu hút đông đảo lực lượng lao động ở các tỉnh vào.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận tăng nhanh chóng, cuối năm 2009, giá trị sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện của quận là : 2.901 tỷ đồng. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và phát triển nông thôn đều được thực hiện tốt trên địa bàn.

Bên cạnh sự phát triển kinh tế, quận Thủ Đức có những thành tích đáng ghi nhận trong những lĩnh vực như: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… Về công tác giáo dục: luôn được quận quan tâm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường, thực hiện nâng cao chất lượng của giáo viên giảng dạy, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt và học tốt, đã phổ cập giáo dục 12/12 phường, hoàn thành phổ cập bậc trung học năm 2007, hiện Ngành Giáo dục quận quản lý 88 trường học (gồm công lập và dân lập), với 62.940 học sinh, chiếm tỉ lệ 14,2 % dân số [42, tr.8].

Về y tế: cơng tác phịng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, mạng lưới y tế của quận được đầu tư xây dựng đầy đủ về cơ sở vật chất từ Bệnh viện quận cho đến trạm y tế của 12 phường, thường xuyên duy trì các chương trình y tế quốc gia, vận động phòng chống AIDS - ma túy, hiến máu nhân đạo, kế hoạch hóa gia đình,… Thực hiện tốt việc tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, hằng năm tổ chức khám và điều trị cho khỏang hơn 800.000 lượt người dân trên địa bàn.

Quận luôn quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương, nâng cao đời sống gia đình diện chính sách, chăm sóc thương binh, các hoạt động phụng dưỡng Bà nẹ Việt Nam anh hùng, thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giúp đở người già neo đơn,...

Cơng trình điện khí hóa đến nay đã có 12/12 phường có điện lưới quốc gia, các hộ dân trong vùng đều có điện sử dụng. Các hộ dân sử dụng nước máy trên 82%.

Hoạt động văn hóa thơng tin thể dục thể thao đã họat động tập trung hướng về cơ sở, với nhiều phong trào sơi nổi, hình thức, nội dung phong phú, lành mạnh, nhiều thiết chế thể dục thể thao được đầu tư xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Để thực hiện nếp sống văn minh đơ thị, gia đình văn hóa trên địa bàn quận, quận đã tập trung công tác vận động, tuyên truyền đến tận khu phố, tổ dân phố, đến các hộ nhân dân với nhiều hình thức, giúp cho người dân ý thức được và thực hiện tốt, qua đó đã đạt được những kết quả khả quan trong quá trình thực hiện, đến cuối năm 2009, có 85,21% số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa. Với những cơ sở vật chất hiện có, quận Thủ Đức đang từng bước nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân và luôn tạo điều kiện cho người dân có cơng ăn, việc làm,… cùng góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn.

Những đặc điểm về dân cư, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục trên địa bàn quận có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình hình thành và hoạt động của BHXH đặc biệt là các nghiệp vụ thu và chi BHXH của quận.

Cùng với sự ra đời của BHXH thành phố Hồ Chí Minh, BHXH huyện Thủ Đức (nay là BHXH quận Thủ Đức) cũng đã được thành lập theo Quyết định số 029/ BHXH - QĐ, ngày 18 tháng 7 năm 1995. Biên chế ban đầu là 6 người, được điều chuyển từ các cơ quan ban, ngành của huyện sang như: Liên đoàn Lao động, Lao động - Thương binh xã hội, Tài chính - Kế hoạch. Vì vậy, trong q trình hoạt động, cán bộ, công nhân viên BHXH luôn gặp phải những khó khăn và thử thách: ít người, nhiều việc, nghiệp vụ BHXH còn mới mẻ, vừa giải quyết khối lượng công việc hàng ngày lại vừa giải quyết các cơng việc cịn tồn đọng. Cán bộ biến động do đời sống khó khăn xin chuyển cơng tác do chia tách để thành lập 3 quận mới, nhưng BHXH thì chưa tách, lúc đó BHXH huyện Thủ Đức được đổi tên là BHXH Thủ Đức và được thành lập theo Quyết định số: 731/BHXH/QĐ - TCCB, ngày 15/4/1997, theo Quyết

định này, BHXH Thủ Đức quản lý BHXH trên địa bàn 3 quận là: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Đến ngày 01 tháng 07 năm 2008, BHXH Thủ Đức được chia tách ra thành 3, đó là: BHXH quận 2, BHXH quận 9, BHXH quận Thủ Đức. BHXH quận Thủ Đức được thành lập theo Quyết định số 182/QĐ - TC/BHXH, ngày 27 tháng 06 năm 1998 của Giám đốc BHXH Thành Phố Hồ Chí Minh về việc thành lập BHXH quận Thủ Đức, BHXH quận Thủ Đức được thành lập và hoạt động cho đến nay.

Đến nay, BHXH quận Thủ Đức gồm 21 cán bộ cơng chức bao gồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và 19 cán bộ thuộc 3 tổ khác nhau. Hiện tại BHXH quận Thủ Đức quản lý thu được 1.270 đơn vị tham gia BHXH, với 36.572 lao động. Về chi lương hưu và trợ cấp BHXH hưởng thường xuyên hàng tháng là: 5.479 đối tượng, số tiền 11,6 tỉ đồng [2, tr.1].

* Cơ cấu bộ máy tổ chức:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức - BHXH quận Thủ Đức

Tổ tiếp nhận

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Tổ Thu Tổ Chi

Kiểm tra Chuyên Quản thu

Sổ - Thẻ VP - K.Toán

Ch. Sách BHYT tự nguyện

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

Về chức năng:

BHXH quận Thủ Đức là đơn vị trực thuộc BHXH thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng quản lý quỹ BHXH và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn được phân cấp và chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH thành phố, quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận Thủ Đức.

Về nhiệm vụ:

- Tham mưu và thực hiện quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và BHXH, BHYT tự nguyện, quản lý và phát hành thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn quận được phân cấp.

- Quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. - Quản lý và tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng.

- Tiếp nhận các văn bản hướng dẫn, các chỉ thị… của cấp trên để thực hiện. - Cấp duyệt sổ BHXH, tờ rời sổ BHXH, phát hành thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia và đối tượng hưởng theo quy định và theo phân cấp.

- Quản lý Cán bộ cơng chức, tài chính, tài sản thuộc BHXH quận theo phân cấp và thực hiện các loại báo cáo đúng quy định.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo thẩm quyền được phân cấp.

- Thực hiện giải quyết các khiếu nại trong quyền hạn cho phép.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do BHXH thành phố Hồ Chí Minh giao. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Giám Đốc BHXH quận tổ chức bộ máy hoạt động thường xuyên, xây dựng và ban hành quy chế, các quy định thực hiện quản lý nội bộ, đảm bảo tính hợp lý, dân chủ, cơng bằng, đạt hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ CBCC có tinh thần và thái độ phục vụ tốt đối với các đối tượng tham gia và đối tượng hưởng, công

khai thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết các loại chế độ hưởng BHXH, BHYT, thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật BHXH, xây dựng các quy trình xử lý cơng việc cho tất cả các bộ phận nghiệp vụ, đảm bảo tính thống nhất, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ công chức, đảm bảo giao trả đúng ngày hẹn với khách hàng, luôn cập nhật, bổ sung những phát sinh mới trong quá trình thực hiện trên bảng tin của cơ quan, đưa nội dung về các chế độ, chính sách,… lên trang Web BHXH Thủ Đức nhằm cung cấp các thông tin, tài liệu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ đến đơn vị…

Cơ quan thực hiện tiếp nhận và giao trả hồ sơ theo cơ chế một cửa của BHXH thành phố quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến liên hệ, đồng thời giảm tải công việc cho cán bộ công chức trong điều kiện công việc phát sinh ngày càng nhiều.

Cơ quan BHXH Thủ Đức có 21 người, chia thành 3 tổ: Tổ tiếp nhận và giao trả hồ sơ (Tổ 1) - Tổ xử lý nghiệp vụ thu (Tổ 2) - Tổ xử lý nghiệp vụ chi (Tổ 3). Mỗi tổ có Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách, có tổ trưởng, tổ phó điều hành cơng việc hàng ngày, quản lý ngày giờ công, lịch đi công tác, đi học.

Nhiệm vụ chung của tổ tiếp nhận và giao trả hồ sơ gồm:

+ Tiếp nhận và giao trả hồ sơ cho cá nhân, đơn vị đến liên hệ công tác,

cập nhật vào chương trình theo dõi, báo cáo,…

+ Thực hiện phân loại hồ sơ giao lại cho tổ 2 và tổ 3 trong ngày để xử lý hồ sơ được kịp thời và tiếp nhận lại hồ sơ để giao trả đơn vị, cá nhân.

+ Tổ chức thu, chi tiền mặt khi có phát sinh.

+ Giao dịch ngân hàng về các khoản. thu, chi, chuyển khoản, tiền mặt, ATM… + Chấm công hằng ngày của tổ và tổng hợp chấm công tháng của cơ quan. + Phụ trách văn thư, hành chính của cơ quan.

+ Thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn, xây dựng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, lịch thiệp.

+ Giải đáp thắc mắc, trả lời điện thoại, hướng dẫn nghiệp vụ,… Nhiệm vụ chung của tổ xử lý nghiệp vụ thu gồm:

+ Tiếp nhận hồ sơ thu BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện từ tổ tiếp nhận một cửa để phân về cán bộ chuyên quản xử lý nhập liệu; tách hồ sơ, trình ký, đóng dấu và trả về tổ tiếp nhận hồ sơ để trả lại cho đơn vị sử dụng lao động, cá nhân liên hệ.

+ Điều chỉnh dữ liệu thu trong chương trình, sổ, thẻ.

+ Tuyên truyền, kiểm tra, khởi kiện các đơn vị nợ đọng BHXH.

+ Cung cấp số liệu, báo cáo tổng hợp thu, báo cáo cơng nợ, tất tốn các đơn vị bỏ điểm, chuyển đi nơi khác khơng khai báo.

+ Thơng báo nộp BHXH tháng, q cho các đơn vị sử dụng lao động. + Hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ đơn vị tăng mới.

+ Soạn tháo công văn hướng dẫn nghiệp vụ thu, trả lời công văn thắc mắc của đơn vị.

+ Cập nhật các thông tin kịp thời trên trang web. + Trả lời IMS.

Nhiệm vụ chung của tổ xử lý nghiệp vụ chi gồm:

- Tiếp nhận hồ sơ chính sách, chi BHXH từ tổ tiếp nhận một của để phân về cán bộ xử lý nhập liệu; tách hồ sơ, trình ký, đóng dấu và trả về tổ tiếp nhận hồ sơ để trả lại cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động,…

- Điều chỉnh dữ liệu chính sách, chi,… trong chương trình kế tốn, chính sách.

- Viết bài về BHXH, BHYT để đăng tin trên bản tin Thủ Đức..

- Cung cấp số liệu, báo cáo tổng hợp chi, chính sách, tài chính,… Theo dõi tạm ứng 2 chế độ, tạm ứng khác,…

- Hướng dẫn, kiểm tra các loại hồ sơ chi, chính sách,… Kiểm tra, quyết tốn chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với các đại lý phường.

- Soạn thảo cơng văn hướng dẫn nghiệp vụ chi, chính sách,… Trả lời cơng văn thắc mắc của đơn vị, người lao động.

- Cập nhật các thông tin kịp thời trên trang web.

- Quản lý tài chính, tài sản cơ quan,…. In ấn, lưu giữ sổ sách, chứng từ kế tốn, chính sách, chi,…

- Nộp thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ công chức cơ quan.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội ở quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 43 - 50)

w