* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
Khi nền kinh tế phát triển cao và ổn định thì đời sống của người lao động cũng được cải thiện hơn, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được phát triển hơn, các chủ doanh nghiệp sẳn sàng tham gia BHXH cho người lao động.
Với tư cách là một chính sách, BHXH có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác của quốc gia mà trước hết là với chính sách về an sinh xã hội và các chính sách xã hội. Trong hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia, gồm các bộ phận: BHXH; trợ giúp xã hội; trợ cấp gia đình; các quỹ tiết kiệm xã hội; các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng… Trong đó, BHXH là một trụ cột cơ bản nhất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác, nhằm góp phần thực hiện an sinh xã hội cho đất nước. Chính sách BHXH có mối quan hệ hữu cơ hoặc chịu ảnh hưởng bởi các chính sách xã hội khác như chính sách dân số; chính sách lao động - việc làm; chính sách chăm sóc sức khỏe dân cư... Chẳng hạn, khi chính sách dân số có sự điều chỉnh (tăng hoặc giảm mức sinh) sẽ làm cho cơ cấu dân số thay đổi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu đối tượng tham gia BHXH và ảnh hưởng đến việc quy định trợ cấp thai sản... Chính sách dân số cịn tạo ra xu hướng
già hóa hoặc trẻ hóa dân số và hệ quả của nó là tăng lên hoặc giảm đi số người nghỉ hưu, buộc chính sách BHXH phải điều chỉnh (tăng hoặc giảm tuổi nghỉ hưu). Tương tự như vậy, giữa chính sách BHXH và chính sách lao động - việc làm vừa có mối quan hệ tương tác, vừa có mối quan hệ nhân - quả. Khi chính sách tuyển dụng lao động của quốc gia được thực hiện tốt, người lao động có cơng ăn việc làm; lực lượng lao động trong xã hội sẽ là những đối tượng tham gia BHXH đơng đảo. Ngược lại, khi chính sách lao động việc làm khơng tốt, người lao động khơng có khả năng đóng BHXH hoặc số người thất nghiệp gia tăng sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với hệ thống BHXH (trợ cấp thất nghiệp)... Chính sách chăm sóc sức khỏe dân cư có mối quan hệ đặc biệt tới chính sách BHXH. Khi dân cư nói chung và người lao động nói riêng được chăm sóc sức khỏe tốt, ít bị ốm đau thì chi phí từ BHXH cho các trợ cấp ốm đau sẽ giảm đi. Ngược lại, khi tỷ lệ ốm đau của người lao động lớn, số tiền chi cho BHYT và trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH sẽ nhiều lên. Hơn nữa, chính sách chăm sóc sức khỏe dân cư tốt góp phần làm tăng tuổi thọ dân cư; khi đó, chính sách BHXH phải điều chỉnh cho phù hợp, như tăng thời gian đóng BHXH, tăng tuổi nghỉ hưu… * Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị:
Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngịai thực hiện khâu hồn thuế triển khai khá chậm, kéo dài, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, chưa theo kịp yêu cầu thực tế. Một số chính sách liên quan đến người lao động, bảo hiểm xã hội cịn bất cập, chồng chéo. Tình trạng thiếu điện trong mùa khô, mất an ninh trong khu cơng nghiệp, thủ tục hành chính rườm rà, hạ tầng giao thơng… ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là làm ăn khơng hiệu quả, lúc đó doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp, lương thấp thì mức đóng BHXH cũng thấp.
Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được thuận lợi, làm ăn có hiệu quả, phát triển thì lương của người lao động được
hưởng cao hơn, lương cao thì mức đóng BHXH cũng cao, tạo điều kiện quan trọng để người lao động được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi về BHXH, ngoài việc người lao động phải đóng góp thì người sử dụng lao động cũng phải đóng góp đầy đủ vào quỹ BHXH. Điều đó đã làm cho người lao động gắn bó với người sử dụng lao động hơn, làm cho quá trình sản xuất được ổn định, bền vững, có năng suất cao hơn, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội và tích lũy xã hội cũng cao hơn.
* Thu nhập của người lao động:
Thu nhập có mối quan hệ chặt chẻ đến BHXH, là cơ sở để tính mức đóng BHXH. Thu nhập của người lao động càng cao thì mức đóng BHXH sẽ tăng tương ứng, mức thu nhập ổn định sẽ tạo cho BHXH có nguồn thu ổn định, mức thu nhập khơng ổn định sẽ tạo cho BHXH có nguồn thu khơng ổn định, mức thu nhập của người lao động thấp, mức đóng BHXH cũng thấp sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ thâm hụt quỹ BHXH….
* Nguồn lực lao động:
Là đối tượng tham gia BHXH, nhất là đối tượng trong tuổi lao động, nếu trong một quốc gia có dân số lao động già, lớn tuổi nhiều sẽ dẫn đến mất cân đối quỹ BHXH.
Mặt khác, khi chính sách BHXH được áp dụng đối với mọi người lao động sẽ tạo ra được một sự phân cơng lao động xã hội hợp lý, có hiệu quả, tạo ra được một thị trường lao động năng động. Bởi vì người lao động có thể làm việc ở bất cứ đơn vị nào, thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình sở hữu thì họ vẫn được quyền tham gia và hưởng thụ tất cả mọi chế độ về BHXH. Chính điều đó tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động được tự do thỏa thuận về điều kiện làm việc phù hợp với nhu cầu, trình độ, nghề nghiệp, tay nghề, thu nhập với từng người lao động. Đó là những yếu tố quan trọng vừa để khai thác, sử dụng triệt để nguồn lực lao động; vừa để nâng cao hiệu suất công tác, năng suất lao động, tiết kiệm chi phí xã hội (về đào
tạo, các nguồn lực khác…), làm tăng của cải vật chất và tăng tích lũy cho nền kinh tế.
Ngồi ra, cịn phải tùy thuộc vào trình độ nhận thức của người lao động về BHXH, sự hiểu biết của bản thân họ về những vấn đề liên quan đến BHXH, nhất là BHXH tự nguyện. Do công tác tuyên truyền vận động chưa được quan tâm đúng mức nên nhận biết của người lao động về BHXH còn chưa đầy đủ, phiến diện.
Nếu người lao động được ngành BHXH, chính quyền địa phương quan tâm cung cấp đầy đủ thông tin, nắm rõ các chế độ quy định về đóng và hưởng các chế độ về BHXH thì rất có thể họ sẽ tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ và sẽ tự bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
* Tỉ lệ trích nộp và mức hưởng BHXH:
Việc thay đổi tỉ lệ trích nộp BHXH cũng ảnh hưởng đến BHXH, tỉ lệ càng tăng thì mức đóng càng tăng, có lợi cho người lao động nhưng đối với doanh nghiệp thì phải trích nộp BHXH cho người lao động với một số tiền lớn. Người lao động đóng phí BHXH, phần đóng góp này là khoản tiền mà người lao động phải đóng góp hàng tháng để được hưởng trợ cấp khi gặp phải rủi ro hoặc sự cố theo các chế độ bảo hiểm. Tỉ lệ trích nộp BHXH càng cao, mức đóng BHXH càng lớn, do đó mức hưởng BHXH cũng cao. Đây là mục đích kinh tế của người lao động, khoản được trợ cấp thường xấp xỉ với giá trị của khoản đã đóng BHXH, thậm chí cịn có thể cao hơn như trường hợp sống lâu. Rủi ro để được hưởng trợ cấp thường là tuổi già, chết, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản. Ở Việt Nam, Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 đã quy định người lao động phải đóng BHXH hàng tháng bằng 5% trên tiền lương, người sử dụng lao động phải đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người lao động được bảo hiểm trong đơn vị. Hiện nay theo quy định của Luật BHXH thì người lao động đóng BHXH hàng tháng bằng 6% trên tiền lương, tiền cơng, người sử dụng lao động đóng 16 % trên tổng quỹ tiền lương, tiền cơng của những người lao động [35, tr.22 - 23].