VAI TRÒ CỦA BHXH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội ở quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 29 - 34)

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bất kỳ một Nhà nước nào trên thế giới cũng phải thừa nhận rằng, sự nghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro, thất nghiệp, tật nguyền bẩm sinh... gây ra không chỉ là trách nhiệm của bản thân cá nhân, của gia đình họ mà cịn phải là trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng xã hội. Cùng với q trình phát triển của lồi người, BHXH được coi là một chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước, nhằm bảo đảm an toàn cho sản xuất, cho đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người trong xã hội. Với tư cách là chủ thể quản lý cao nhất của toàn xã hội, Nhà nước phải can thiệp và tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, giải quyết mối quan hệ thuê mướn lao động giữa chủ và thợ. Yêu cầu giới chủ phải thực hiện những cam kết, đảm bảo điều kiện làm việc và nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho giới thợ, trong đó có nhu cầu về tiền lương, về chăm sóc y tế, về chăm sóc khi bị ốm đau, tai nạn, trả lương khi người lao động đến tuổi hưu... Đồng thời, bản thân người lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp một khoản thu nhập để chi trả cho bản thân mình khi có những rủi ro xảy ra. Mặt khác, trong trường hợp sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động không đủ để trang trải cho những khoản chi cho người lao động khi họ gặp rủi ro, nhà nước phải có trách nhiệm dùng ngân sách của mình bù đắp để bảo đảm đời sống cơ bản cho người lao động. BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH. Chủ sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH. Người lao động (bên được BHXH) và gia đình của họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chế độ BHXH quy định. Đó chính là mối quan hệ của các bên tham gia BHXH.

BHXH ra đời, tồn tại và phát triển là một nhu cầu khách quan. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến, càng đòi hỏi sự phát triển của BHXH. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tạo tiền đề, tạo nền tảng cho BHXH ở Việt Nam hoạt động. Ở nước ta thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Hoạt động của BHXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng đến lợi ích chung của tồn xã hội, phục vụ cho mọi thành viên trong xã hội, lợi nhuận không phải là mục tiêu của hoạt động BHXH. Do đó, BHXH có tác động to lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội của con người nói chung, trong thực hiện cơng bằng xã hội và phát triển con người nói riêng.

Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, hệ thống an sinh xã hội mà cốt lõi là BHXH càng có ý nghĩa đặc biệt, sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội; BHXH không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, mà cịn thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chính trị. Đó cũng là quan điểm lớn mà Đảng, Nhà nước ta đã đặt ra trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, cũng như trong các kỳ Đại hội của Đảng.

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc phát triển BHXH. Từ năm 1945 đến năm 1947, Chính phủ đã lần lượt ban hành 3 Sắc lệnh quan trọng đối với hoạt động BHXH: Sắc lệnh số 54/SL ngày 3/11/1945; Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/06/1946; Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947 nhằm từng bước luật hóa việc giải quyết chính sách xã hội cho người lao động. Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật, chính sách về BHXH đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện. Trong năm 1959, một số quyền của người lao động liên quan đến BHXH đã được đưa vào bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta.

BHXH có mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, bảo vệ và chăm lo cho con người. Chẳng hạn như với chính sách việc làm và tiền lương, khi mọi người lao động đều có việc làm, có thu nhập ổn định, thì số người tham gia BHXH sẽ đơng hơn. Khi thu nhập của người lao động tăng lên, tất yếu mức đóng góp vào quỹ BHXH cũng tăng lên, tạo ra nền tảng vững chắc cho quỹ BHXH ổn định, phát triển vững chắc hơn, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính phục vụ kịp thời nhu cầu chi trả cho người lao động và gia đình của họ khi gặp rủi ro. Mặt khác, BHXH tác động mạnh trở lại nền kinh tế, với quy mơ quỹ BHXH lớn, ngày càng tăng, có thể đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, hiện đại hoá sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động.

Ở nước ta hiện nay, BHXH cùng với ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội... tạo thành một hệ thống đồng bộ các hoạt động an sinh xã hội, bảo đảm cho những người gặp khó khăn thuộc mọi đối tượng đều được quan tâm, bảo đảm cuộc sống ổn định. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt về vật chất và tinh thần của Nhà nước và của xã hội đối với những người đã cống hiến, hy sinh tài sản, sức khỏe, tính mạng... cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đó là những liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, những người có cơng với cách mạng, với dân tộc, với đất nước. Đây là một chế độ đặc biệt quan trọng đối với nước ta đã phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Ưu đãi xã hội là hoạt động phù hợp với truyền thống tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn","đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc ta. Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội và của nhà nước đối với mọi thành viên của xã hội khi họ gặp phải rủi ro, nghèo đói, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật, neo đơn, khơng đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu, nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua sự nghèo khó, vươn lên đảm bảo được mức sống bình thường tối thiểu. Phúc lợi xã hội là sự đáp

ứng nhu cầu, lợi ích về kinh tế và văn hóa cho tất cả mọi thành viên trong xã hội; nói cách khác là làm cho mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng chung về lợi ích kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, hạn chế sự cách biệt giữa những vùng lãnh thổ, thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư có thu nhập và điều kiện sống cao, thấp khác nhau. Tất cả các hoạt động đó sẽ tạo nên một hệ thống chăm lo, bảo vệ mọi công dân Việt Nam khi gặp những rủi ro, những khó khăn, thể hiện bản chất ưu việt của sự định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vị trí, vai trị của BHXH trong hệ thống an sinh xã hội, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng to lớn, có thể khái quát vai trị của BHXH trên các mặt sau:

Một là, BHXH góp phần ổn định thu nhập, từ đó góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động tham gia BHXH và gia đình họ.

Những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường.

Hai là, BHXH góp phần đảm bảo những lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động, đảm bảo an tịan, ổn định cho tồn bộ nền kinh tế - xã hội và làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất... Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế - xã hội. Người lao động, người

sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong cơng việc, trong lao động sản xuất. Người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụ hưởng... Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước - người sử dụng lao động - người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội.

Ba là, BHXH ngày càng thể hiện được vai trị đầu tư của mình trong phát triển và tăng trưởng kinh tế cho đất nước và công bằng xã hội.

Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy, xét trên cả phương diện chi trả các chế độ BHXH cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ BHXH đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, phân phối trong BHXH là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, BHXH góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự cơng bằng xã hội.

Bốn là, BHXH là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, đóng vai trị điều tiết các chính sách trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

BHXH cùng với cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, xóa đói giảm nghèo,…là những chính sách, những chương trình chủ yếu trong hệ thống an sinh xã hội, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và tất cả đều góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, do đối tượng tham gia ngày càng đơng đảo, hình thức BHXH, chế độ BHXH ngày càng được mở rộng, hơn nữa

do cơ chế của hoạt động BHXH khác với các chính sách an sinh xã hội khác ở chổ: có tham gia đóng góp vào quỹ BHXH mới được thụ hưởng, bởi vậy, nếu chính sách BHXH được thực hiện tốt, số đối tượng tham gia và được bảo vệ ngày một đơng hơn thì số đối tượng được bảo vệ của các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội sẽ giảm đi và như vậy các chính sách an sinh xã hội khác sẽ có cơ hội để thực hiện sâu rộng hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn.

Năm là, BHXH trực tiếp thể hiện mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang

phấn đấu, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội ở quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w