6 tháng đầu năm
2.2.5. Quản lý đối tượng đóng và hưởng bảo hiểm xã hộ
Cơng tác quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH được thực hiện thường xuyên, liên tục, chặt chẽ theo một trình tự thời gian, xuyên suốt trong quá trình tham gia và hưởng BHXH, tuy lúc đầu việc theo dõi cịn gặp nhiều khó khăn, về sau nhờ đẩy mạnh cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng, thu, chi,…kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong q trình quản lý và phân cơng phân nhiệm cán bộ chuyên trách theo dõi, kiểm tra,…đến nay công tác quản lý ngày càng đi vào nề nếp, đạt hiệu quả.
Hiện nay, BHXH quận đang quản lý 1.270 đơn vị, với 36.572 đối tượng đang đóng BHXH và 5.479 đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn 12 phường, do địa bàn rộng, phức tạp nên công tác quản lý theo dõi tăng, giảm đối tượng đóng và hưởng BHXH là một việc khá phức tạp của BHXH quận.
Một là, đối với đối tượng đóng BHXH, phần lớn lao động làm việc
trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh từ các nơi khác đến, cịn lao động ở địa phương thì ít, việc thay đổi mức lương tham gia BHXH, việc di chuyển trong và ngoài địa bàn diễn ra khá phổ biến, hàng tháng khi có phát sinh tăng
lao động thì đơn vị phải làm danh sách đề nghị tăng theo mẫu (kèm theo các giấy tờ liên quan) nộp về BHXH quận để BHXH quận kiểm tra, nhập liệu, cấp sổ BHXH, phát hành thẻ BHYT kịp thời cho đối tượng, nếu có phát sinh giảm lao động thì đơn vị phải làm danh sách đề nghị giảm lao động (kèm theo giấy tờ liên quan) nộp về BHXH quận để BHXH quận kiểm tra, nhập giảm lao động và thu hồi thẻ BHYT, thực hiện chốt sổ BHXH để trả cho người lao động. Trong thực tế có những đơn vị thực hiện tốt chính sách BHXH cho người lao động thì thực hiện báo cáo danh sách tăng, giảm, trích nộp BHXH, đối chiếu quyết tóan, thực hiện các chính sách cho người lao động kịp thời, đối với các đơn vị thực hiện chưa tốt thường làm chậm, để tồn đọng việc, không điều chỉnh kịp thời, đối với những đơn vị cố tình vi phạm để kéo dài nợ đọng nhiều tháng liền mặc dù đã có kiểm tra, xử phạt nhưng vẫn khơng có thiện chí khắc phục,…điều này đã gây khó cho BHXH quận trong cơng tác quản lý, theo dõi đối tượng đóng BHXH.
Do cán bộ làm công tác BHXH của đơn vị sử dụng lao động chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, khơng có nghiệp vụ chun mơn nên khi có phát sinh thường làm sai sót, làm chậm, nhất là đối với các đơn vị có đơng lao động, việc quản lý lao động của các đơn vị được thực hiện thông qua các mẫu biểu, tờ khai BHXH, do lao động biến động thường xuyên nên việc kê khai danh sách lao động tham gia BHXH có nhiều sai sót, trùng lắp, khó kiểm sốt. Có hiện tượng một người lao động đóng BHXH ở hai nơi hoặc có trường hợp người lao động bị bỏ sót hoặc việc kê khai tên đệm, ngày, tháng, năm sinh khơng chính xác, hoặc mượn tên kê khai đi làm,… Điều này làm cho việc quản lý đối tượng đóng BHXH thêm phức tạp.
Hai là, đối với các đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH
thường xuyên hàng tháng ở đại lý chi trả của 12 phường, số đối tượng này hàng tháng tăng khoảng 40 đến 50 người. Do đối tượng chi trả hàng tháng thường hay biến động (tăng do phát sinh hưu mới; tăng, giảm do chuyển đến,
chuyển đi, chết, hết hạn hưởng…) nên việc quản lý đối tượng cũng khá phức tạp, việc đối tuợng di chuyển chổ ở, cũng sẽ xin chuyển phần nhận lương hưu, trợ cấp BHXH đến địa bàn mà họ sinh sống như: chuyển sang quận khác, sang tỉnh khác hoặc từ tỉnh khác chuyển về,… nên khi có phát sinh phải làm các thủ tục di chuyển để theo dõi đối tượng tăng, giảm và đưa ra khỏi danh sách quản lý kịp thời những đối tượng khơng cịn hạn hưởng. Đối tượng hưởng BHXH tăng, giảm từ năm 2003 đến tháng 6/2010 là: tăng 3.560 đối tượng, giảm là 779 đối tượng [3, tr.2]. Số liệu di chuyển thể hiện ở bảng 2.15.
Bảng 2.15: Số liệu đối tượng tăng, giảm từ 2003 đến tháng 6/2010
Đơn vị tính: người
Năm Loại đốitượng
Hưu CNVC, mất sức lao động Tai nạn lao động, BNN Tuất hàng tháng Tổng cộng (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2003 Tăng Giảm 224 1 12 237 90 3 93 2004 Tăng 241 9 15 265 Giảm 89 5 94 2005 Tăng Giảm 25393 51 234 28198 2006 Tăng 653 4 5 662 Giảm 135 1 14 150 2007 Tăng 722 3 1 726 Giảm 91 2 93 2008 Tăng Giảm 51584 162 339 56495 2009 Tăng 542 10 19 571 Giảm 97 3 16 116 Đến 6/2010 Tăng 250 1 3 254 Giảm 38 2 40 Tổng Cộng Tăng 3.400 49 111 3.560 Giảm 717 7 55 779
Nguồn: BHXH quận Thủ Đức - Báo cáo kết quả giải quyết chính sách BHXH các năm từ 2003 - 2009 và 6 tháng năm 2010
Trong quá trình thực hiện quản lý đối tượng hưởng BHXH cũng gặp nhiều khó khăn vì các đối tượng sống ở địa phương, quản lý theo hộ khẩu thường trú nên phụ thuộc rất nhiều vào UBND các phường. Việc đối tượng tạm trú, tạm vắng, di chuyển không khai báo làm khó khăn cho cơng tác quản lý. Ví dụ một số trường hợp chết khơng báo giảm vẫn được chi trả,...
Trong điều kiện như vậy, để làm tốt cơng tác quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH quận đã thực hiện nhiều biện pháp sau:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và dựa vào tình hình thực tế ở địa phương, BHXH quận thực hiện tốt việc tham mưu cho Lãnh đạo Quận Ủy, UBND quận để có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và phối hợp cùng các ban ngành chức năng quận và UBND 12 phường để hỗ trợ và triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn quận đạt hiệu quả. Trong cơng tác quản lý đối tượng đóng BHXH, BHXH quận phân cơng, phân nhiệm cho từng cán bộ phụ trách quản lý đơn vị tham gia BHXH, cán bộ phải thường xuyên cập nhật, theo dõi, kiểm tra, đối chiếu, ghi xác nhận sổ BHXH đến từng người lao động, phải nắm bắt tình hình thực hiện chính sách BHXH của đơn vị sử dụng lao động để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa sai sót khi có phát sinh, đồng thời có chế độ khen thưởng đối với đơn vị làm tốt chính sách BHXH cho người lao động. Đối với đối tượng hưởng lương hưu trên địa bàn, BHXH quận phân công cán bộ phụ trách quản lý đại lý chi trả của 12 phường, hàng tháng, khi có đối tượng di chuyển địa bàn, chết,... Đại lý chi trả ở 12 phường có trách nhiệm báo danh sách giảm về BHXH quận trước ngày 20 của tháng để BHXH quận tổng hợp danh sách tăng, giảm các đối tượng và nộp về BHXH thành phố Hồ Chí Minh chậm nhất vào ngày 25 của tháng để điều chỉnh, lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho tháng sau, thực hiện lưu trữ hồ sơ đầy đủ, kịp thời theo quy định. Định kỳ 6 tháng một lần, BHXH quận rà sóat và lập danh sách đối tượng hưởng tuất gửi về cho đại lý 12 phường để phường thông báo cho đối tượng hưởng tuất photo hộ khẩu có
cơng chứng nộp lại cho đại lý phường để đối chiếu, kiểm tra đối tượng hưởng tuất còn ở địa phương hay di chuyển nơi khác hoặc chết mà chưa báo kịp thời cho đại lý phường.
- Trong quá trình thực hiện, ln đúc kết kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, xác định các thời điểm có phát sinh khối lượng cơng việc lớn để theo dõi và tăng cường bố trí cán bộ thực hiện nhằm đảm bảo tính kịp thời, tránh gây phiền hà cho đối tượng như: đối với đối tượng đóng BHXH, cuối mỗi quý, cuối năm thường phát sinh nhiều công việc đối chiếu, kiểm tra, ghi chép sổ biểu theo dõi quản lý đối tượng, phát hành, gia hạn thẻ BHYT,... Còn đối với đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng, thường vào đầu tháng có phát sinh gia tăng đột biến, chi lương hưu, tổng hợp báo cáo… trong các thời gian phát sinh khối lượng công việc nhiều, cơ quan BHXH phải tập trung lực lượng và hỗ trợ cán bộ từ các bộ phận khác để kịp thời giải quyết các thủ tục, phục vụ tốt cho đối tượng và quản lý chặt chẽ sự di biến động khi có phát sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động trong việc theo dõi tăng, giảm các đối tượng đóng BHXH, cập nhật và lập báo cáo đầy đủ, kịp thời, phối hợp chặt chẽ với đại lý chi trả 12 phường, Ban Đại diện chính sách của quận và 12 phường để thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn. Để tránh các trường hợp tiêu cực xảy ra, BHXH quận đã bố trí cán bộ phụ trách theo dõi, kiểm tra công tác chi trả ở đại lý 12 phường trong các đợt chi trả hàng tháng, đảm bảo chi trả chính xác, đầy đủ, kịp thời đến tay đối tượng hưởng, tránh các trường hợp tiêu cực xảy ra, đồng thời thơng tin kịp thời các chế độ, chính sách BHXH khi có phát sinh thay đổi cho các đối tượng hưởng biết để điều chỉnh kịp thời khi có phát sinh sai sót.
- Đẩy mạnh và thực hiện tốt cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng tham gia và đối tượng hưởng BHXH theo hướng dẫn của BHXH thành phố và BHXH Việt Nam, cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin của các đối tượng vào chương trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý, giúp cho việc truy xuất các dữ liệu, báo cáo được nhanh, chính xác đáp ứng kịp thời cho việc xác nhận quá trình tham gia và quá trình hưởng BHXH cho các đối tượng, thực hiện tốt việc nối mạng giữa BHXH thành phố và BHXH quận để phối hợp trong công tác quản lý đối tượng, mỗi BHXH quận đều được BHXH thành phố trang bị máy chủ để quản lý dữ liệu cho tòan cơ quan.
Qua nhiều năm thực hiện, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH ngày càng tăng cao, từ năm 2003 chỉ có 16.412 đối tượng tham gia nhưng đến tháng 6/2010 đã tăng lên là 36.572 đối tượng tham gia, tuy có số đối tượng đông và thường hay biến động nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ công chức BHXH quận luôn thực hiện tốt việc quản lý theo dõi, cập nhật đầy đủ và chính xác các thơng tin của đối tượng, đồng thời việc xác nhận quá trình, chốt sổ và chi trả các khỏan lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng cũng được đảm bảo kịp thời, chính xác, khơng để hồ sơ tồn đọng, tạo được lịng tin đến đối tượng, được BHXH thành phố đánh giá cao trong công tác quản lý đối tượng tham gia cũng như đối tượng hưởng BHXH, góp phần tạo uy tín cho ngành.