Kinh nghiệm của quận

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội ở quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 37 - 43)

Quận 4 là một quận cận trung tâm thành phố, tiếp giáp với các quận 1, quận 2, quận 7, trong quận có mạng lưới đường bộ, đường sắt và Bến cảng Nhà Rồng, giáp sơng Sài Gịn. Kinh tế của quận 4 đang được mở rộng và phát triển, giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu từ cảng, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong thành phố, đồng thời cịn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và cũng là ưu thế đặc biệt của quận 4.

Quận 4 có diện tích trên 418, 5 hecta đất, với dân số trên 200.000 người, mật độ dân số trung bình khoảng 46.000 người/ km2, dân số tương đối đông, do vậy, đất dành cho phát triển kinh tế rất hẹp. Quận 4 cũng là một quận đang trong q trình chỉnh trang, kiến thiết đơ thị, với định hướng phát triển là đẩy mạnh kinh tế theo hướng ưu tiên dịch vụ - thương mại, đó cũng nằm trong định hướng của thành phố trong thời gian tới.

Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của quận 4, với chính sách phát triển các thành phần kinh tế, những năm của thời kỳ đổi mới lực lượng lao động tham gia các loại hình kinh tế ngày càng đơng, đặc biệt là kinh tế tư nhân trong ngành dịch vụ, du lịch (taxi trên đường bộ, du lịch trên sơng Sài Gịn, nhà hàng, khách sạn, mua bán những mặt hàng mỹ nghệ truyền thống...và nghề sản xuất truyền thống như da giày, đàn các loại, kim loại, may mặc...). Đây chính là thị trường lớn giúp cho hoạt động BHXH quận phát triển.

Để thực hiện tốt công tác BHXH trên địa bàn quận, BHXH quận 4 đã tham mưu cho địa phương thực hiện tốt việc quản lý chính sách BHXH trên địa bàn quận theo phân cấp, BHXH quận 4 đã quán triệt và thực hiện nghiêm

chỉnh các văn bản hướng dẫn của ngành BHXH. Đồng thời, xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức đơn vị trên địa bàn để có kế hoạch triển khai cơng tác cho phù hợp. Cụ thể, phân công cán bộ chuyên trách theo dõi các mảng công tác, sâu sát cơ sở để hướng dẫn, nhắc nhở,... Ngoài nhiệm vụ thu, chi BHXH hàng tháng, BHXH quận còn phối hợp với các ban, ngành chức năng như: Liên Đòan lao động, Phòng Lao động - TBXH quận, Phòng Tư Pháp, Phòng Nội Vụ, Chi cục Thuế, UBND của 15 phường... cử người phối hợp theo dõi, động viên đóng BHXH đúng chế độ và thời gian quy định. Có chế độ khen thưởng kịp thời, đồng thời phát hiện và thông báo những cơ quan, đơn vị chậm nộp bảo hiểm hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ trích nộp bảo hiểm xã hội đề nghị UBND quận cho kiểm tra BLLĐ và xử phạt theo quy định hoặc khởi kiện ra Tòa án. Các thủ tục, chính sách, chế độ về BHXH được cơng khai minh bạch, kịp thời được dư luận quan tâm ủng hộ.

Với công tác tuyên truyền, mở rộng đối tượng, duy trì thường xuyên chuyên mục “Bảo hiểm xã hội với cuộc sống” trên sóng của Đài phát thanh của UBND 15 phường, mỗi tháng một lần với nội dung tuyên truyền về Luật BHXH; BHXH quận 4 đã ứng dụng tốt các chương trình cơng nghệ thơng tin vào cơng tác quản lý thu, chi BHXH nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho đối tượng tham gia cũng như đối tượng hưởng. Phối hợp với LĐLĐ quận thực hiện tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH cho đơn vị, người lao động, CBCC,...trên địa bàn quận.

Cách thức thực hiện về công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên hàng tháng được thực hiện như sau: Do số đối tượng quản lý chi trả khá đơng, có 4.288 đối tượng nên việc thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH thông qua đại lý chi trả của 15 phường và sau đó đại lý phường quyết tóan lại cho BHXH quận 4, nhằm để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đến lĩnh tiền và giúp cho công tác quản lý chi trả chặt chẽ và an toàn. Sự phối kết

hợp giữa phường với cơ quan BHXH trong công tác quản lý giúp cho công tác chi trả ngày càng tốt hơn, cụ thể như sau:

Hàng tháng BHXH quận 4 đều có kế hoạch chi tiền mặt gửi ngân hàng vào đầu tháng, đến ngày 3 của tháng khi nhận danh sách điện toán lương của BHXH thành phố gửi về, BHXH quận 4 đã rà sóat, kiểm tra danh sách điện tóan để đảm bảo tính khớp đúng, chính xác mức lương cho từng đối tượng hưởng, sau đó thơng báo cho các phường ngày nhận lương hưu là ngày 5 của tháng, BHXH quận 4 phối hợp cùng với ngân hàng áp tải tiền lương hưu về từng phường để làm thủ tục, giao tận tay cho thủ quỹ và chuyên trách phường có lãnh đạo phường chứng kiến, chuyên trách và thủ quỹ kiểm tra lại tiền và chi trả lương hưu cho đối tượng từ ngày 6 đến ngày 10 của tháng, cán bộ chuyên trách phường sẽ kết sổ và tổng hợp quyết tóan về BHXH quận, sau ngày 10 đến ngày 19 của tháng, các đối tượng không đến nhận lương tại phường thì sẽ về BHXH quận 4 nhận, sau ngày 19 của tháng BHXH quận 4 sẽ tổng hợp đối tượng chưa nhận lương tháng này sẽ chuyển sang tháng sau để đối tượng nhận cùng với lương của tháng sau.

Hiện BHXH quận 4 đang quản lý 679 đơn vị, với 38.947 lao động tham gia BHXH, số đơn vị ngịai quốc doanh hằng năm tăng bình quân khoản 110 đơn vị, với số lao động là: 790 lao động, giảm: 46 đơn vị, với số lao động là 257 lao động, đơn vị giảm là do chuyển đi hoặc giải thể [10, tr.2].

Đầu năm 2009, BHXH quận 4 được BHXH thành phố Hồ Chí Minh giao kế hoạch thu là 116 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với kế họach năm 2008. Xác định công tác thu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành cho nên ngay từ đầu năm BHXH quận 4 đã có kế họach thu và phối hợp với các ban, ngành chức năng và UBND 15 phường thực hiện triển khai Nghị định 01/ NĐ-CP để mở rộng nguồn thu cho năm 2009, hàng tháng nhắc nhở đôn đốc các đơn vị thực hiện trích nộp BHXH theo quy định, hàng quý thực hiện đối chiếu thu, lên danh sách các đơn vị nợ đọng để gửi Phòng Lao động - TBXH quận, UBND

quận để đi kiểm tra BLLĐ, xử phạt,... Tính đến ngày 31/12/2009, BHXH quận 4 đã thu được là 122,45 tỷ đồng, đạt 105,58 % kế hoạch năm, tăng 2% so với cùng kỳ. Tổng chi BHXH trong năm 2009 là: 112,54 tỷ đồng, với 4.288 đối tượng thường xuyên, tăng 31,9 % so với cùng kỳ [9, tr.2-4]. Do BHXH quận 4 đều có xây dựng kế họach thực hiện và biện pháp thu, chi tốt, công chức- viên chức ln nhiệt tình, năng nổ, địan kết trong cơng tác nên liên tục qua các năm, BHXH quận 4 ln hồn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trên địa bàn và được tặng nhiều bằng khen của BHXH Việt Nam và UBND thành phố Hồ Chí Minh.

Qua tìm hiểu hoạt động BHXH của quận Phú Nhuận và BHXH quận 4, rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, về công tác tổ chức. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được

giao của cấp trên về công tác BHXH và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tham mưu cho lãnh đạo địa phương thực hiện tốt công tác quản lý BHXH trên địa bàn quận. Qua đó, phải biết sắp xếp, phân công bộ máy làm việc hợp lý, phù hợp với năng lực sở trường của từng CBCC, mỗi CBCC cần phải nâng cao trình độ, nghiệp vụ chun mơn, vi tính, ln xây dựng đội ngũ CBCC có tinh thần làm việc tích cực, thái độ phục vụ tốt, tận tình nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong công tác đồng thời phải xây dựng mạng lưới đại lý các phường và phối hợp tốt với các ban, ngành chức năng quận và phường để thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi BHXH trên địa bàn quận.

Hai là, về công tác thông tin tuyên truyền. Thực hiện tốt công tác

thông tin tuyên truyền về chế độ BHXH với nhiều hình thức trên các phương tiện thơng tin đại chúng, phát hành tờ rơi, phát thanh sâu rộng trong dân,... đề cao ý nghĩa, tác dụng của việc tham gia BHXH và xem đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân,... để giúp cho nhân dân hiểu được không chỉ là CBCC nhà nước mà cịn là của các cơng dân trong mọi thành phần kinh tế đều được hưởng quyền bình đẳng về BHXH, vì thế phải chấp hành đúng theo

pháp luật BHXH, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng, đảm bảo an sinh, an tòan xã hội.

Ba là, về cơng tác cải cách hành chính. Thực hiện đẩy mạnh cơng tác

cải cách hành chính, khơng ngừng hồn thiện cơ chế quản lý để đảm bảo phục vụ tốt, kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động, tạo dựng niềm tin của các đối tượng tham gia BHXH đối với cơ quan BHXH

Bốn là, về công tác phối hợp. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các

ban, ngành chức năng quận, các phường để đốc thu, mở rộng khai thác nguồn thu BHXH và thực hiện kiểm tra, xử phạt đối với đơn vị chậm nộp BHXH. Thực hiện quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia BHXH đồng thời phải thực hiện nghiêm túc triệt để đối với công tác thu với mục tiêu thu đúng - thu đủ, chi trả kịp thời, chính xác, khơng để nợ tồn đọng đồng thời tạo mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan BHXH và các đơn vị sử dụng lao động để theo dỏi quản lý, nắm bắt tình hình thực hiện chính sách BHXH của đơn vị được kịp thời.

Năm là, về công tác đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào

công tác quản lý thu, chi BHXH nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, đáp ứng kịp thời, chính xác việc truy xuất các dữ liệu, báo cáo,… được đầy đủ theo quy định.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu về bản chất, đặc điểm, vai trò,… của BHXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho ta thấy BHXH đóng vai trị quan trọng trong chính sách an sinh xã hội. Hoạt động BHXH phát triển sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chung của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời thực hiện mục tiêu tổng quát trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. BHXH là chính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngày 26/5/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 15/CT-TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện chế độ BHXH,

trong đó đã nêu: BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an tịan xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội IX của Đảng cũng chỉ rõ: Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động và từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động.

Trong chương này, luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm về họat động BHXH quận Phú Nhuận và BHXH quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, cả 2 quận đều thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý thu, chi BHXH trên địa bàn quận mình, trong quá trình thực hiện đã ln nổ lực để hịan thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đã đạt được nhiều thành tích trong cơng tác BHXH, qua đó nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHXH ở quận Thủ Đức ngày càng phát triển tốt hơn trong thời kỳ đổi mới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xã hội ở quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 37 - 43)

w