Dự báo về xu hướng vận động của các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 83 - 87)

trong nước và nước ngồi

* Các dịng vốn đầu tư trong nước

Cùng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng khơng ngừng phát triển và có vị trí quan trọng hàng đầu và chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư trong nước hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu trên, dự báo nguồn vốn được huy động từ các kênh như:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách: tiếp tục tăng với vai trò tạo lập điều kiện cho sự vận động của các nguồn vốn ngoài nhà nước.

Thành phố tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương; nguồn vốn ngân sách này được sử dụng phục vụ cho công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội thiết yếu có tính chất quyết định của các KCN Đà Nẵng.

Vốn vay tín dụng nhà nước với lãi suất thấp để hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng và các khu chức năng, nhưng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của các KCN.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội và các cơng trình dịch vụ và tiện ích cơng cộng quan trọng cần thiết, đảm bảo cho sự hoạt

động và phát triển của các KCN Đà Nẵng, nhất là đầu tư dự án khu cơng nghệ cao đang trong q trình triển khai xây dựng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Nguồn vốn đầu tư từ các chủ thể ngồi nhà nước: có xu hướng tăng

mạnh do cơ chế, chính sách của nhà nước ta ngày càng thơng thống, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tạo cho các thành phần kinh tế phát triển. Xu hướng đầu tư trực tiếp thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới, mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng nguồn vốn đầu tư trong nước. Việc phát triển các khu công nghệ cao sẽ tạo ra làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Xu hướng đầu tư gián tiếp cũng có xu hướng tăng lên, chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm gửi ngân hàng, đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu cũng sẽ được phát triển cùng với sự phát triển hệ thống thị trường tài chính và q trình cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước.

Vì vậy, đối với thành phố Đà Nẵng có thể tranh thủ xu hướng vận động của nguồn vốn đầu tư trong nước để thu hút vốn đầu tư vào các KCN Đà Nẵng. Ngoài các nguồn vốn trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng dự án và đặc điểm KCN có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau, như việc huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội phục vụ chung các KCN Đà Nẵng. Huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; vốn ứng trước của các đối tượng cho nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Mở rộng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn dưới các hình thức khác, phù hợp với quy định của pháp luật.

* Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Bối cảnh trong nước và tình hình quốc tế hiện đang có nhiều yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực tới hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngồi nói riêng.

Đại hội lần thứ X của Đảng xác định: "Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút vốn FDI, hướng vào thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI”.

- Vốn đầu tư trực tiếp(FDI):

Dự báo lượng vốn FDI vào Việt Nam sẽ gia tăng trong giai đoạn tới được đưa ra dựa trên cơ sở: dịng vốn FDI tiếp tục có xu hướng chuyển mạnh sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, ngoài ra sự gia tăng vốn FDI của Việt Nam cịn có cơ sở là sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và những cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Mặt khác, là một nền kinh tế mới nổi, ẩn chứa nhiều tiềm năng phát triển, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, nên triển vọng tăng vốn và thu hút thêm vốn đầu tư mới là khả quan.

Trong tương lai, triển vọng thu hút vốn FDI của Việt Nam rất lớn khi đang có hàng loạt các dự báo về những làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, EU vào Việt Nam.

Việt Nam với tư cách là thành viên thứ 150 của WTO và việc thực hiện cam kết trong khuôn khổ thành viên WTO, Việt Nam sẽ có được nhiều cơ hội mới trong hợp tác đầu tư. Theo thơng lệ, khi đã trở thành một thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có được sự hợp tác đầu tư bình đẳng như các thành viên khác, qua đó mở ra những cơ hội tiếp xúc, xúc tiến thương mại, đầu tư trong các quan hệ với các thành viên khác trong tổ chức này [35, tr.189].

Sự vận động của dòng FDI vẫn chịu sự chi phối khống chế của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). TNCs đã trở thành những chủ thể đầu tư trực tiếp với khối lượng kiểm soát trên 90% tổng FDI tồn thế giới thơng qua hoạt động cắm nhánh.

FDI của TNCs thường gắn với các ngành công nghệ cao và những sản phẩm phức tạp nhưng Việt Nam có các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho đầu tư của TNCs tăng trưởng. Do đó, thời gian tới xu hướng FDI của TNCs sẽ vẫn tiếp tục hướng vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nhưng đến năm 2020, khả năng lĩnh vực dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ phát huy được lợi thế cạnh tranh về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hoặc địi hỏi cơng nghệ cao mà Việt Nam chưa có thế mạnh như giao thơng vận tải - viễn thơng, tài chính - ngân hàng, khách sạn - du lịch, kinh doanh dịch vụ văn phòng, địa ốc..., sẽ là hướng cuốn hút FDI của TNCs [35, tr.193].

Sự vận động của nguồn vốn FDI diễn ra trong điều kiện các nước tiếp nhận đầu tư tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường thu hút đầu tư. Nhu cầu thu hút sử dụng nguồn vốn FDI ở các nước đang phát triển ngày càng lớn, nên dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn FDI. Theo dự báo, nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và vẫn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển KT- XH của đất nước. Do đó, cũng đặt ra những thách thức mới cho nước ta, địi hỏi phải tạo lập được mơi trường đầu tư hấp dẫn.

-Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài:

Đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức viện trợ và cho vay của Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế.

Trong những năm qua, với đổi mới đáng kể về chính sách thu hút vốn đầu tư, các hình thức đầu tư gián tiếp của nước ngồi vào Việt Nam đã có cơ hội phát triển, đặc biệt từ khi Chính phủ nới lỏng những quy định đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài và xu thế cải cách thị trường tài chính theo yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Trong thời gian tới, nhiều chuyên gia tài chính dự báo, sẽ có một luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi (FII) lớn thơng qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có các quỹ đầu tư vào Việt Nam trong những

năm đến, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tạo ra làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 3 của nước ngoài vào Việt Nam. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đang lập kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận thêm hơn 10 quỹ, với tổng số vốn trên 1 tỷ USD, trong đó, như quỹ đầu tiên của Vietnam Holding có số vốn 120 triệu USD; Tập đồn KYPMG có số vốn 80 triệu USD; VinaCaital có vốn huy động khoảng 300 triệu USD;...

Cùng với việc thành lập các quỹ đầu tư tại Việt Nam, thời gian gần đây đã đầu tư vào thị trường chứng khốn Việt Nam đang tăng nhanh, bình quân mỗi tháng, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) cấp mã số giao dịch cho khoảng trên 40 nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w