Đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 110 - 117)

Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, đẩy nhanh CNH, HĐH thì việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Bởi vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách quan trọng nhất đảm bảo thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực phản ánh được tiềm năng có thể khai thác được của các nhà đầu tư, đồng thời chất lượng nguồn nhân lực sẽ tác động đến sự lành mạnh hay không lành mạnh của môi trường đầu tư. Khi các quốc gia, các địa

phương có được một nguồn nhân lực phong phú và có chất lượng tốt thì họ sẽ có được điều kiện hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010- 2015) xác định "Xúc tiến mạnh mẽ việc thành lập trường Đại học công lập theo chuẩn quốc tế đi đôi với việc phối hợp, tạo điều kiện xây dựng Đại học Đà Nẵng xứng đáng là Đại học trọng điểm vùng, cùng với Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 3 và các trường đại học, cao đẳng khác trên địa bàn đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm đào tạo lớn, chất lượng cao của khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế; xem phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định nâng cao lợi thế cạnh tranh”

"Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo quy hoạch; phấn đấu đến năm 2015 có 60 trường, trung tâm dạy nghề có quy mơ vừa và lớn, có trường dạy nghề có vốn đầu tư nước ngồi. Chú trọng dạy nghề cho nông thôn, vùng giải toả, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Phát triển thị trường lao động; phát triển cơ sở giao dịch, các hình thức thơng tin thị trường lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm theo quy hoạch”.

Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế; đồng thời cũng là điều kiện để tăng tính hấp dẫn với việc thu hút vốn đầu tư. Do vậy, để phát triển nguồn nhân lực chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh hoạt động dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động và đáp ứng nhu cầu lao động trong các KCN.

Đà Nẵng, có lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên tính đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới đạt dưới 50%. Do đó, cần có tiếp tục định hướng các

cơ sở đào tạo nghề và dạy nghề ở Đà Nẵng phù hợp yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và phát triển các KCN trong thời gian đến.

Thành phố tiếp tục tăng đầu tư cho hoạt động dạy nghề từ ngân sách nhà nước, nhất là dạy nghề cho các đối tượng chính sách, như lao động nông thôn, hộ di dời, giải toả, lao động thuộc hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ... Ngoài ra, cũng dành một phần kinh phí để hỗ trợ cho cơng tác xã hội hố dạy nghề, trong đó, tập trung khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn ra đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo yêu cầu các KCN.

Hằng năm rà soát, điều chỉnh cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề theo hướng giảm thí sinh thi vào Đại học, tăng tương ứng số lượng thí sinh vào trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, quan tâm cơ cấu ngành nghề ở các khu cơng nghiệp. Theo đó, các cơ sở đào tạo nghề phải xây dựng kế hoạch đào tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng.

Tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm của` Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng đi hoạt động có hiệu quả, chú trọng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp KCN tuyển dụng được lao động đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên hệ với các trường dạy nghề, phòng lao động các quận, huyện để khai thác và thu hút lao động được qua đào tạo nhằm tư vấn, giới thiệu cho các doanh nghiệp trong các KCN có nhu cầu tuyển dụng,. Đồng thời Trung tâm không ngừng nâng cao chất lượng các lớp dạy nghề tại trung tâm cho các đối tượng thuộc diện chính sách theo chủ trương của UBND thành phố.

Hai là, tăng cường sự liên kết các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong các KCN.

Các doanh nghiệp trong các KCN, khi tuyển được lao động thường phải mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để cho công nhân làm quen với các thiết bị đang sử dụng. Hình thức hỗ trợ đào tạo thơng thường nhất để giúp sinh viên có kinh nghiệm làm việc là tạo điều kiện cho họ được thực hành, thực tập tại

doanh nghiệp nhằm giúp họ củng cố và thực hành kiến thức đã học ở trường học với thực tiễn doanh nghiệp.

Hằng năm, Sở Lao động- Thương binh và xã hội phối hợp với Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng tổ chức các buổi toạ đàm giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề, tiến hành điều tra về đánh giá của doanh nghiệp đối với chất lượng đào tạo nghề, nhu cầu cần tuyển dụng lao động với số lượng và tiêu chuẩn cụ thể... Mặt khác, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề cần chủ động gặp gỡ, trao đổi và tiến tới ký kết các văn bản hợp tác trong việc liên kết đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các cơ sở đào tạo nghề đào tạo những lao động đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chủ động đưa lao động đi đào tạo các ngành địi hỏi chun mơn, kỹ thuật ở trong và ngồi nước, sau đó về làm việc cho các doanh nghiệp trong các KCN. Khi dự án khu công nghiệp cao đi vào hoạt động nhu cầu rất lớn số kỹ sư và cơng nhân kỹ thuật có trình độ cao.

Thường xun rà soát, kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy nghề; chấn chỉnh, củng cố, sắp xếp lại hệ thống dạy nghề, đề ra những quy định bắt buộc các cơ sở dạy nghề phải ngày càng nâng cao chất lượng dạy nghề. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm của Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng.

Huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm từng bước hiện đại hoá các cơ sở đào tạo nghề. Thành phố tiếp tục tăng đầu tư cho hoạt động dạy nghề từ ngân sách nhà nước, nhất là dạy nghề cho các đối tượng chính sách như: lao động nơng thơn, hộ di dời, giải toả, bộ đội xuất ngũ. Có chính sách cho các cơ sở đào tạo nghề được thuê đất với mức ưu đãi hay cho vay ưu đãi để các cơ sở có điều kiện đầu tư những trang thiết bị hiện đại đáp ứng ngày một tốt hơn cho việc dạy nghề.

Người lao động cần phải trang bị cho mình thói quen lao động mới, tác phong lao động cơng nghiệp, lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Thứ ba, chăm lo đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một yêu cầu không thể thiếu để phát triển các KCN Đà Nẵng. Nên có chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự phát triển kinh tế- xã hội thành phố và các KCN của Đà Nẵng. Có thể định hướng các lĩnh vực công nghệ cao, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng nghệ tự động hố, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ hạt nhân và dịch vụ công nghệ cao.

Trước hết, tạo điều kiện các trường đào tạo trên địa bàn thành phố liên kết các cơ sở đào tạo nước ngoài để đào tạo các chuyên gia, đào tạo kỹ sư, công nhân kỹ thuật bậc cao, quản lý doanh nghiệp có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các KCN, nhất để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ triển khai khu công nghệ cao Đà Nẵng trong thời gian đến.

Kết luận chương 3

Thu hút đầu tư cần có sự cân nhắc lựa chọn dự án. Phát triển các KCN hiệu quả và bền vững lấy hiệu quả kinh tế -xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất; đảm bảo hiệu quả và bền vững ngay tại các KCN và trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, với các ngành, lĩnh vực khác. Không nên thu hút các dự án gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, các nhà đầu tư khơng đủ năng lực và trình độ thực hiện dự án, những dự án làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Để thu hút tối đa nguồn vốn trong nước, đồng thời tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thích hợp. Đó là, Cải thiện mơi trường và chính sách đầu tư; thực hiện tốt công tác quy hoạch; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN, đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính; Đa dạng hố các phương thức thu hút vốn đầu tư; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các nguồn vốn đầu tư; Đào tạo nguồn nhân lực.

Để các giải pháp được tổ chức thực hiện một cách thắng lợi cần có sự tham gia và phối hợp các bộ, ngành Trung ương; các cấp chính quyền địa phương; các sở, ban, ngành của thành phố và của mỗi cán bộ công chức và từng người dân trong các KCN Đà Nẵng.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng và phát triển KCN là một chủ trương đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đà Nẵng là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cả nước. Trong phát triển kinh tế- xã hội của thành phố đã quan tâm việc quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN tập trung.

Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng là một trong những chính sách lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn Đà Nẵng đã có vai trị to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và tiến bộ, giải quyết được số lượng lớn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương; bảo vệ mơi trường sinh thái và giải quyết chính sách an sinh xã hội là điều kiện để Đà Nẵng chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt đời sống xã hội theo hướng CNH, HĐH.

Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010- 2015) đã xác định "Tiếp tục cơ chế, chính sách thơng thống để thu hút đầu tư; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế”.

“Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, phấn đấu duy trì vị trí nhóm dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI), nhằm tạo mơi trường thơng thống để thu hút đầu tư. Phá bỏ rào cản, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn, đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và bình đẳng để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, phát triển theo cơ chế thị trường”.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN Đà Nẵng hiện nay, tác giả luận văn đề xuất 7 giải pháp cơ bản nhằm thu hút các nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngồi nước vào các KCN Đà Nẵng góp phần vào sự phát triển KT- XH của thành phố Đà Nẵng, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.

Mặc dù, tác giả đã cố gắng tập trung nghiên cứu song do năng lực và thời gian có hạn nên khơng thể tránh được những sai sót. Học viên xin cám ơn sự góp ý của các nhà khoa học.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w