nghiệp Đà Nẵng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Qua hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các KCN Đà Nẵng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực vào các KCN Đà Nẵng theo hướng công nghiệp - nông, lâm, thuỷ sản- dịch vụ (xem bảng 2.4)
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo lĩnh vực các ngành đầu tư
vào các KCN Đà Nẵng
TT Lĩnh vực đầu tư
Số lượng dự án Vốn thực hiện(tỷ đồng)
Số lượng % Số lượng %
1 Nông, lâm, thuỷ sản 39 12,5 1504,23 15, 2
2 Công nghiệp, xây dựng 237 75,96 7328,04 74,5
3 Dịch vụ 36 11,54 1064,03 10,3
Tổng 312 100 9896,3 100
Nguồn: Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng, tính đến 9/2010.
Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy cơ cấu đầu tư vào các KCN trên địa bàn Đà Nẵng phát triển theo hướng tích cực, phản ánh đúng thực trạng và lợi thế địa lý kinh tế của Đà Nẵng; điều này phản ánh vai trò hoạt động các KCN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng cơng nghiệp, hồn toàn phù hợp với xu hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Trong tổng số 312 dự án đang thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn Đà Nẵng; trong đó số lượng dự án đã đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng duy trì ở vị trí thứ nhất có 237 dự án, chiếm tỷ lệ 75,96%; lĩnh vực nơng, lâm, thuỷ sản có 39 dự án đầu tư, chiếm tỷ lệ 12,5% và lĩnh vực dịch vụ có 36 dự án đầu tư, chiếm tỷ lệ 11,54%. Trong các dự án đầu tư vào các KCN với nhiều ngành, nghề đa dạng.
Đối với ngành nông, lâm, thuỷ sản: chủ yếu đầu tư vào các KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, KCN Hoà Cầm, Hoà Khánh. Tổng số dự án đầu
tư là 39 dự án, tập trung các lĩnh vực, như chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu có 28 dự án; chế biến gỗ xuất khẩu có 9 dự án; sản xuất nước giải khát, bia có 02dự án; chế biến thức ăn ni tơm. Trong đó, với địa lý thuận lợi có ngư trường đánh bắt hải sản thuận lợi của các tỉnh duyên hải miền Trung , có cảng biển Tiên sa, cảng Sơng Hà, có cảng cá Thuận Phước, Âu thuyền Thọ Quang cho các tàu thuyền các tỉnh duyên hải miền Trung ra vào thuận lợi, trú bảo an toàn và bán hải sản cho các doanh nghiệp chế biến, tiếp nhiên liệu, thực phẩm cho chuyến ra khơi mới. Ngoài ra, làng nghề đánh bắt cá của ngư dân các phường ven biển của Quận Sơn và quận Thanh Khê có truyền thống lâu đời, có nhiều đội tàu đánh bắt cá xa bờ... Điều đó chứng tỏ lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư xây dựng hàng chục nhà máy, cơng ty, xí nghiệp về chế biến thuỷ hải sản đông lạnh để xuất khẩu đi các nước châu Âu, Mỹ...thu được nhiều lợi nhuận. Tiêu biểu một số Tổng cơng ty có số vốn đầu tư lớn, như Tổng Công ty cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước, với vốn đầu tư 188 tỷ đồng; Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản miền Trung, với vốn đầu tư 74,8 tỷ đồng, Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng, với vốn đầu tư 30 tỷ đồng,.. Hầu hết, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu đang hoạt động có hiệu quả và ngày càng mở rộng đầu tư phát triển.
Đối với ngành công nghiệp, xây dựng: chủ yếu đầu tư các KCN Hoà Khánh, KCN Hoà Khánh mở rộng, KCN Liên Chiểu và KCN Hoà Cầm. Các KCN này cách xa trung tâm thành phố được xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ và có diện tích quy hoạch lớn phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tổng số dự án đầu tư 237, tập trung các lĩnh vực, như cơ khí, ơ tơ có 10 dự án; sản xuất ximăng, vật liệu xây dựng có 10 dự án; sản xuất thép có 22 dự án; sản xuất hố chất, nhựa có 10 dự án; sản xuất giấy có 11 dự án; dệt may- giày da có 9 dự án,...Tiêu biểu có
nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn đầu tư lớn và thu hút được nhiều lao động vào làm việc ở lĩnh vực này, như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mabuchi Motor Việt Nam Đà Nẵng, với vốn đầu tư 77 triệu USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn ITG- Phong Phú Sơn Trà, với vốn đầu tư 66,643 triệu USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn Daiwa Việt Nam, với vốn đầu tư 45 triệu USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn Giấy Sinh Hoà Phát, với vốn đầu tư 171,1 tỷ đồng;...
Đối với ngành dịch vụ: chủ yếu đầu tư KCN Đà Nẵng, KCN Hoà Khánh, KCN Hoà Cầm. Tổng số dự án đầu tư 36 dự án , tập trung các ngành như dịch vụ Bưu điện, dịch vụ Ngân hàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ hậu cần cảng cá,....Các ngân hàng thương mại mở rộng các chi nhánh ngân hàng tại các KCN tập trung để tạo điều kiện các doanh nghiệp các KCN có nhu cầu vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cơng nghệ; đã có các chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Eximbank, ngân hàng Công thương. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu cho hoạt động các KCN hiện nay.
Tổng vốn đầu tư thực hiện là 9896,3 tỷ đồng vào các KCN Đà Nẵng. Trong đó, lĩnh vực cơng nghiệp- xây dựng đạt 8832,27 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 74,5% so với tổng vốn đầu tư thực hiện; lĩnh vực nông- lâm- thuỷ sản đạt 1504,23 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,2% và lĩnh vực dịch vụ đạt 1064,03 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 10,3 %. Cơ cấu vốn đầu tư vào các KCN Đà Nẵng, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản (chủ yếu chế biến thuỷ, hải sản) và dịch vụ, đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đà Nẵng theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Bảng 2.5: Tổng vốn đầu tư phát triển và cơ cấu tổng sản phẩm
của Đà Nẵng, giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng và % TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 (ước) 1 Tổng vốn đầu tư 9.437,1 11.118,7 14.228,4 15.287,6 17.000,0 a Nông nghiệp 230,3 235,6 67,5 42,7 306 b Công nghiệp 3.291,7 4.391,8 4.648,9 5.462,7 6.460 c Dịch vụ 5.915,1 6.491,3 9.512,0 9.782,2 10.234 2 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 a Nông nghiệp 2,4 2,1 0,5 0,3 1,8 b Công nghiệp 34,9 39,5 32,7 35,7 38 c Dịch vụ 62,7 58,4 66,9 64 60,2 Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, tháng 9/2010.
Các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp, dịch vụ, nơng nghiệp. Tính đến năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp thành phố đạt 6.460 tỷ đồng, tăng 3168,7 tỷ đồng so với năm 2006; dịch vụ đạt 10.234 tỷ đồng, tăng 4318,9 tỷ đồng và nông nghiệp đạt 306 tỷ đồng, tăng 75,7 tỷ đồng so với năm 2006. Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực công nghiệp đạt 38%, tăng 3,1% so với năm 2006; dịch vụ đạt 60,2 %, giảm 2,5 % so với năm 2006 và nông nghiệp đạt 1,8%, giảm 0,6% so với năm 2006.
Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo khu vực của Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010
Khu vực 2006 2007 2008 2009 (ước)2010 Tổng % 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 4,3 3,0 3,1 3,1 3,0 Công nghiệp 46,1 61,4 59,2 59,6 46,5 Dịch vụ 49,6 35,5 37,7 37,4 50,5 Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, tháng 9/2010.
Số liệu bảng 2.6, cho thấy thành phố Đà Nẵng về cơ cấu GDP theo khu vực phát triển đúng hướng dịch vụ- cơng nghiệp- nơng nghiệp. Trong đó, năm 2010, cơ cấu GDP các lĩnh vực: dịch vụ chiếm tỷ trọng 50,5%, tăng 0,9% so với năm 2006; công nghiệp chiếm tỷ trọng 46,5%, tăng 0,4% so với năm 2006 và nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3,0 %, giảm 1,3 % so với năm 2006.