công nghiệp Đà Nẵng
Theo Quyết định số 1170/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Nghị quyết Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010- 2015) xác định:
Phát triển các khu công nghiệp tập trung; gắn sự phát triển các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ. Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng
ưu tiên sản phẩm sạch, giá trị cao, gắn với chuyển đổi ngành nghề cho lao động nơng nghiệp. Có chính sách khuyến khích phát triển mạnh cơng nghiệp phụ trợ; các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, các nguồn năng lượng sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp...); tạo ra những mô hình doanh nghiệp xanh, tăng trưởng sạch, bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở đó, nhanh chóng hình thành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, như công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp phần mềm, công nghiệp phục vụ kinh tế biển và những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu [16, tr.25].
Thành phố Đà Nẵng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho 6 KCN hiện có hoạt động có hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào những lĩnh vực, ngành ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển, mở rộng các KCN tập trung, giai đoạn 2010- 2015:
- Thành lập mới KCN công nghệ cao và KCN cơng nghệ thơng tin, diện tích khoảng 1400 ha, tại huyện Hồ Vang sẽ ưu tiên thu hút các dự án công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học,...
- Mở rộng KCN Hoà cầm (giai đoạn 2), với tổng diện tích quy hoạch 141 ha, diện tích khai thác có 91 ha.
- Thành lập mới KCN Hồ Khương (Hồ Vang), với diện tích 500 ha; Phát triển các KCN hiệu quả và bền vững lấy hiệu quả kinh tế -xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất; đảm bảo hiệu quả và bền vững ngay tại các KCN và trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, với các ngành, lĩnh vực khác như nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Phát triển các KCN theo hướng hiện đại và phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và các vùng lãnh thổ, đồng bộ với sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt là các ngành kết cấu hạ tầng cơ bản.
- Về không gian: chủ trương phát triển các KCN xa trung tâm thành phố để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng ven thành phố, giảm bớt áp lực về môi trường, xã hội cho khu vực trung tâm thành phố.
- Về ngành ưu tiên thu hút đầu tư các ngành khơng gây ơ nhiễm mơi trường, ngành cơng nghiệp có cơng nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cơng nghiệp.
Để các KCN Đà Nẵng hoạt động có hiệu quả cao thì trong thời gian tới tập trung giải quyết tốt một số phương hướng cơ bản về thu hút vốn đầu tư.
- Công tác thu hút vốn đầu tư các dự án trước hết phải tính đến hiệu quả kinh tế- xã hội, đây là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá việc thu hút vốn đầu tư. Hiệu quả kinh tế- xã hội đối với thành phố là tạo ra lực lượng sản xuất, ngành nghề, công nghệ, thị trường, việc làm và tay nghề mới, các nguồn thu ngân sách, góp phần xố đói giảm nghèo đồng thời nhà đầu tư thu được lợi nhuận doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, khơng ít trường hợp các dự án đầu tư có hiệu quả tài chính thể hiện bằng đồng tiền cao, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích kinh tế -xã hội, như nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường sống và môi trường xã hội.
- Thu hút các dự án đầu tư phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho mục tiêu đó, phù hợp với quy hoạch chung; tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá tương đối lớn, nhất là hàng xuất khẩu có chất lượng với giá cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ một cách hợp lý; tạo ra nhiều việc làm và nâng cao được
mức sống người lao động với ít vốn đầu tư; thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề khác trong nước có liên quan đến dự án; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn; đóng góp được nhiều ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, các nguồn vốn trong nước, tranh thủ tối đa các nguồn vốn bên ngoài để tăng nguồn vốn đầu tư phát triển.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX xác định: Nâng cao chất lượng các dịch vụ công, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ quốc tế để thu hút và huy động các nguồn vốn FDI, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cao cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng dưới các hình thức BOT, BT, BO. Đẩy mạnh xúc tiến và quản lý hiệu quả các dự án ODA, NGO; tranh thủ nguồn vốn từ các bộ, ngành Trung ương.
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động thực hiện phương án tham gia hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững và phát triển các mối quan hệ với các đối tác đã được thiết lập, vươn đến các thị trường tiềm năng ở nước ngoài. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư [16, tr.29].