công nghiệp Đà Nẵng
Trong thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn Đà Nẵng thời gian qua, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng để các KCN hoạt động có hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng theo hướng bền vững, có nhiều vấn đề đặt ra là:
Thứ nhất, về công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch là vấn đề hết sức quan trọng trước khi quyết định thành lập một KCN. Do đó trước khi tiến hành quy hoạch các chủ thể phải đứng trên lợi ích chung của đất nước, của vùng, tránh tình trạng cát cứ, cục bộ, dẫn đến phân tán; đồng thời phải khảo sát, thăm dị hội đủ các điều kiện của cơng tác quy hoạch. Việc quy hoạch các KCN phảỉ gắn với quy hoạch xử
lý môi trường; quy hoạch nhà ở cho công nhân và các cơng trình cơng cộng khác.Quy hoạch về khơng gian cần coi trọng việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhằm hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp và trong các khu dân cư.
Thứ hai, về môi trường
Vấn đề môi trường và ô nhiễm trong các KCN Đà Nẵng hiện nay, là một trong những vấn đề nóng hiện nay cần được quan tâm xử lý. Ơ nhiễm mơi trường khơng chỉ ảnh hưởng tác động bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt cục bộ các KCN mà lan toả ngày càng nghiêm trọng môi trường sinh sống của nhân dân vùng lân cận.
Đà Nẵng có 6 KCN nhưng mới chỉ có 02 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã đi vào hoạt động trong các KCN nhưng chưa lập báo cáo tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường. Mức độ tuân thủ quy định về lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp trong KCN cho đến nay vẫn ở mức thấp, mới đạt bình quân 46,8%. Trong đó, KCN Hồ Khánh mới có 45,1% cơ sở lập báo cáo tác động môi trường, KCN Liên Chiểu 60,7%, KCN Đà Nẵng 40%, KCN Dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang 71,4 % và KCN Hoà Cầm 17,5%... Một số doanh nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng vận hành không liên tục, chất lượng nước thải sau xử lý vẫn cịn vượt tiêu chuẩn như Cơng ty TNHH WeiXeirSin Industrial Đà Nẵng, Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng, Công ty thép Thành Lợi, Công ty TNHH Xuân Hưng,..
KCN Hồ Khánh có gần 200 doanh nghiệp đang hoạt động, mỗi ngày các nhà máy ở đây thải ra hàng nghìn mét khối chất thải. Mơi trường ở đây đã có hiện tượng ơ nhiễm cục bộ, ơ nhiễm bụi, khí SO2, khí CO tại một số vị trí trong KCN. Nguyên nhân chính là do các loại khí gây ơ nhiễm thải trực tiếp ra mơi trường chủ yếu từ q trình đốt nhiên liệu của các lị cơng nghiệp mà chưa qua xử lý. Để xử lý ơ nhiễm, ở KCN Hồ Khánh đã cho xây dựng hệ thống thu gom nước thải nhưng cho đến nay chưa có đấu nối với các nhà máy sản xuất, hệ thống đường ống dẫn nước thải thi công không đảm bảo chất lượng bị rò rỉ ra đất.
Tại KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng (Thọ Quang), đến nay gần 20 doanh nghiệp đang hoạt động lĩnh vực chế biến thuỷ sản, song lượng nước thải ra lên đến 2000m3 nước/ngày,đêm.Qua khảo sát của Đoàn thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã lấy 2 mẫu nước thải cho thấy, ở mẫu nước thải thẳng ra môi trường, chất BOD5 vượt quy định 8,25 lần, COD vượt 1,88 lần, N tổng vượt 0,67 lần, P tổng vượt 7,31 lần; kể cả ở mẫu nước đã qua hệ thống xử lý thì các chỉ số này cũng cao hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam.
Cịn các KCN khác thì vẫn còn ở khâu lập dự án, thiết kế. Đã nhiều năm nay nước thải từ KCN này đều thải trực tiếp ra hồ Bầu Tràm, sông Hàn, sông Cu Đê của thành phố Đà Nẵng, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, đời sống của dân cư xung quanh KCN, nhân dân phản ánh nhưng việc khắc phục chưa kịp thời.
Do tác động của ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhân dân xung quanh các KCN. Để khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, cần nhiều giải pháp đồng bộ, như tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, các sở, ngành liên quan. Cần đánh giá tác động về môi trường của từng đơn vị sản xuất cụ thể, từng KCN có hướng giải quyết; kiên quyết xử lý nghiêm khắc, thậm chí quyết định đình chỉ sản xuất của các doanh nghiệp gây ơ nhiễm nghiêm trọng.
Do đó, các cấp, các ngành quan tâm đến việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các khu cơng nghiệp Hồ Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Hồ Cầm; xử lý cơ bản ơ nhiễm tại khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang và các "điểm nóng” khác về mơi trường. Đến năm 2015, bảo đảm 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng cơng nghệ sạch, 85% các cơ sở hiện có đạt các tiêu chuẩn cơ bản về môi trường; các khu cơng nghiệp và chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có chế tài xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường và không để phát sinh các điểm ô nhiễm mới.
Thứ ba, về đào tạo nguồn nhân lực
Đội ngũ công nhân lao động qua đào tạo tại các trường dạy nghề trên địa bàn chất lượng thấp.Việc liên kết và phối hợp giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề chưa thường xuyên, hợp đồng khơng cụ thể, đào tạo đại trà khơng tính đến khả năng sử dụng. Một số ngành nghề đào tạo đưa về các KCN không phát huy được, lao động tay nghề yếu khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng về phải đào tạo, bồi dưỡng lại. Có doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động có tay nghề chun mơn, kỹ thuật cao nhưng không tuyển dụng được, nên phải kêu gọi và tuyển dụng từ các tỉnh, thành khác về.
Thứ tư, về việc xác định các ngành mũi nhọn
Hiện nay, các KCN Đà Nẵng đã thu hút các ngành chủ yếu, như dệt, may, giày da; chế biến lâm sản, hải sản; cơ khí, điện, điện tử; giấy, bao bì; dược, hố chất, nhựa, cao su; xây dựng vật liệu xây dựng...Do không xác định được ngành mũi nhọn nên các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và suất đầu tư thấp so với mức bình quân của cả nước. Kỹ thuật, cơng nghệ phần lớn ở trình độ trung bình, thao tác thủ cơng chiếm tỷ lệ lớn trong q trình sản xuất. Vì khơng xác định rõ được ngành nên thiếu vai trò trung tâm và chủ lực trong sản xuất kinh doanh để tạo ra những ngành công nghiệp vệ tinh phụ trợ thúc đẩy ngành mũi nhọn phát triển, khơng có sản phẩm chủ lực ổn định chi phối trên thị trường nên bất lợi trong cạnh tranh.
Thứ năm, các vấn đề xã hội như đời sống, nhà ở, lao động, việc làm.
Các chính sách về sử dụng lao động trong doanh nghiệp không quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo đảm các nhu cầu sống của người lao động. Đời sống văn hoá tinh thần, vấn đề nhà ở cho người lao động ở các KCN chưa được quan tâm đúng mức.Một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, nhưng cho đến nay chưa thành lập được tổ chức cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp, mới thành lập được 74 tổ chức Cơng đồn, với tỷ lệ 23,7% so với tổng số doanh nghiệp trong các KCN. Công tác xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; xây dựng
thang, bản lương, định mức lao động, bảo hiểm lao động để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ.
Bên cạnh đó, quan hệ lao động trong doanh nghiệp chưa hài hoà, thường xuyên tăng ca, cường độ làm việc, nhưng thu nhập vẫn thấp, các chế độ, chính sách lao động chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời cho công nhân. Những vấn đề trên đã khiến cho người lao động chê việc, thường xuyên tự bỏ việc, "nhảy việc” dẫn đến tình trạng khơng ổn định về lực lượng lao động, thiếu hụt lao động tại doanh nghiệp trong các KCN và tình trạng đình cơng, lãng cơng thường xuyên xảy ra trong các KCN Đà Nẵng.
Kết luận chương 2
Đà Nẵng là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở khu vực miền Trung - Tây nguyên và cả nước. Kinh tế thành phố phát triển toàn diện và đạt được tốc độ tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển đồng bộ, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm thay đổi diện mạo đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Các chủ trương về khai thác quỹ đất, tạo vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm” cùng với công tác đền bù, giải toả, tái định cư tuy có quy mơ khá lớn, nhưng đã được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Trong những năm qua, tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả tích cực; đã thu hút được 312 dự án đầu tư vào các KCN, với tổng vốn đầu tư đã thực hiện gần 10 tỷ đồng; tạo được trên 50 vạn người có việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập; đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; đóng góp cho ngân sách nhà nước bình qn hàng năm trên 200 tỷ đồng; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp theo mục tiêu của thành phố đề ra, đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trong thời gian đến, để các KCN của Đà Nẵng trở thành là nơi đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngồi nước, cần có những phương hướng, giải pháp phù hợp.
Chương 3