Kinh nghiệm của Bình Dương

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 35 - 37)

Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trước khi Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển KCN với điểm xuất phát điểm thấp, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như

chưa có hạ tầng cơng nghiệp. Nhưng có lợi thế về vị trí địa lý, với thế đất cao thống và nền đất vững chắc, rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị. Bình Dương là tỉnh biết phát huy lợi thế, tiềm năng của mình đã có những giải pháp thích hợp phát triển các KCN nhằm mục đích thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước vào Bình Dương.

Đến nay, Bình Dương đã có 21KCN với tổng diện tích phê duyệt 4.921 ha, thu hút được 470 dự án đầu tư sản xuất. Trong đó, 168 dự án đầu tư trong nước với vốn là 1.409 tỷ đồng và 302 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,35 tỷ USD. Qua kinh nghiệm phát triển các KCN ở tỉnh Bình Dương, có thể cho ta những kinh nghiệm để vận dụng phù hợp:

- Chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, với nhiều mơ hình xây dựng, như KCN do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp nhà nước liên doanh với tư nhân trong nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư, KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng KCN. Đây là chủ trương mới, linh hoạt nên đã thu hút được nhiều nguồn lực đã tạo được lượng vốn lớn vào đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và với nhiều hình thức đầu tư phù hợp. Do đó, các KCN ở Bình Dương phát triển nhanh và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở các KCN.

- Việc thành lập mới KCN được tiến hành theo phương thức “cuốn chiếu, lan toả dần”. Diện tích đất KCN được sử dụng cho thuê trên 60% khi đó mới được thành lập KCN khác. Đa dạng hố các loại hình KCN để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư. Ngoài các KCN đa ngành nghề đã có, tỉnh hình thành các KCN chun ngành hoặc cụm cơng nghiệp chun mơn hố trong KCN.

- Quy hoạch các KCN của tỉnh, luôn xác định quan điểm KCN nên bố trí vào vùng đất hoang hố, càng tránh được khu dân cư càng giảm được nguồn

vốn đầu tư và tránh được những phát sinh trong giải phóng mặt bằng. Khi cần phải giải toả, đền bù thì tỉnh áp dụng nhiều chính sách hợp lịng dân, bảo đảm cơng bằng, công khai. Người dân trong diện giải toả, đền bù được hưởng lợi ích trực tiếp từ KCN.

- Với phương châm "trải chiếu hoa” đã tạo được sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Các KCN được xây dựng hài hoà trong khu liên hợp công nghiệp- dịch vụ- đô thị. Chủ trương ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có trình độ cơng nghệ cao, vốn đầu tư lớn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên liệu nội địa, đầu tư mới cơ sở sản xuất phụ trợ, cải tiến và tăng thêm mặt hàng để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Bình Dương có nhiều hình thức giới thiệu như mời gọi các tập đồn lớn đầu tư vào các ngành cơng nghệ cao, tạo điều kiện cho việc xây dựng và sử dụng kết cấu hạ tầng của các trung tâm công nghệ cao, nghiên cứu và công bố danh mục ưu tiên thu hút các dự án cơng nghệ cao, cơ khí chính xác, vật liệu mới với dây chuyền sản xuất hiện đại và sử dụng ít lao động.

- Bình Dương có kế hoạch hàng tháng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan đến với các doanh nghiệp trong các KCN để tìm hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và những đề xuất từ phía doanh nghiệp.Tỉnh phân công rõ trách nhiệm cụ thể đồng thời hồn thiện sự phối hợp cơng tác giữa Ban Quản lý các KCN với các sở, ban, ngành có liên quan trong tỉnh. Chính những cách làm của Bình Dương đã được niềm tin, sự hài lòng, yên tâm của các nhà đầu tư, từ đó có sức lan toả thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới đến với Bình Dương.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w