các khu công nghiệp
Đây là giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN Đà Nẵng trong thời gian đến. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN và nhằm thu hút vốn đầu tư vào các KCN, cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau:
- Thành phố ban hành văn bản quy định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền giữa thành phố, quận, huyện, các sở, ban, ngành liên quan và Ban Quản lý các KCN và KCX Đà Nẵng trong công tác quản lý nhà nước đối với các KCN Đà Nẵng. Ban Quản lý các KCN và KCX Đà Nẵng thường xun phối hợp với chính quyền các quận, huyện có KCN trên địa bàn, như quận Liêu Chiểu có KCN Hồ Khánh, KCN Hồ Khánh mở rộng và KCN
Liên Chiểu; quận Sơn Trà có KCN Đà Nẵng, KCN Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng và huyện Hồ Vang có khu cơng nghệ cao và KCN Hồ Khương đã được quy hoạch phát triển thời gian đến, nên cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển KCN, những vấn đề về giải phóng mặt bằng; giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất, tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh, tình hình an ninh trật tự xung quanh KCN.
Thành phố cần phân công, phân cấp cho các sở, ban, ngành quản lý các KCN để xử lý trước, trong và sau khi cấp giấy phép đầu tư và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành để kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư vào KCN Đà Nẵng. Xây dựng chế độ kiểm tra, giám sát rõ ràng, minh bạch, công khai. Xây dựng chế độ xử phạt nghiêm minh các vi phạm về pháp luật đầu tư. Đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện thì cần kiểm tra xem xét, đơn đốc triển khai thực hiện như đã đăng ký, nếu vì lý do nào đó mà khơng triển khai thực hiện được thì quyết định rút giấy phép đầu tư để có phương án chuyển sang nhà đầu tư mới. Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển các KCN theo đúng quy hoạch, cần chọn lọc và kiên quyết từ chối đầu tư đối với các dự án gây ô nhiễm môi trường.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo thành phố và các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở các KCN Đà Nẵng nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn xuất phát trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại các KCN tập trung và thông báo những chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong các KCN tiếp cận và thực hiện tốt Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật Thuế và các văn bản mới ban hành. Thành phố luôn tạo môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở, sẵn sàng mở cửa thu hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước vào tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng.
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 514/TTg ngày 17/9/1994 thành lập Ban Quản lý chế xuất Đà Nẵng và nay đổi tên là Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng. Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng được UBND thành phố Đà Nẵng xếp loại hạng I theo Quyết định 7882/QĐ- UBND ngày 12/10/2005 và có chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN. Để cho các KCN hoạt động có hiệu quả thì cần có quan tâm, đồng hành cùng với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; theo dõi và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cho các KCN; phối hợp các ngành liên quan xây dựng đề án tổng thể về quản lý môi trường ở các KCN. Ban Quản lý đảm nhận việc trợ giúp miễn phí các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tiếp nhận thẩm định hồ sơ, dự án; cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án, chấp thuận đầu tư, tổ chức thực hiện dự án đầu tư và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.
Bộ máy Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng tiếp tục củng cố, kiện tồn, hiện nay có 1 trưởng ban, 2 phó ban (1 phó ban thường trực kiêm trưởng ban Dự án xây dựng khu cơng nghệ cao), 6 phịng, 01 trung tâm giới thiệu việc làm và 1 công ty phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng.
Văn phòng ban là bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của ban quản lý; có chức năng tham mưu lãnh đạo ban, thực hiện các nội dung công tác tổng hợp, hành chính quản trị, tổ chức cán bộ và tài vụ của cơ quan.
Phịng quản lý đầu tư có chức năng chủ yếu tham mưu giúp lãnh đạo ban trong lĩnh vực vận động thu hút đầu tư, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ dự án, cấp điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư, quản lý các dự án đầu tư.
Phịng quản lý quy hoạch và mơi trường có chức năng tham mưu cho lãnh đạo ban trong việc quản lý quy hoạch, xây dựng và mơi trường ở các KCN.
Phịng quản lý doanh nghiệp có chức năng trong việc quản lý hoạt động các doanh nghiệp theo dõi và quản lý các cơng ty hạ tầng.
Phịng lao động có chức năng theo dõi tình hình lao động các doanh nghiệp và việc thực hiện bộ luật lao động trong các KCN.
Phòng thanh tra có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trên những ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ban Quản lý.
Trung tâm giới thiệu việc làm khu công nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng có chức năng, nhiệm vụ là quản lý hoạt động giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm và học nghề, cung ứng và tuyển dụng lao động, được tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Công ty phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các KCN và CX Đà Nẵng, hoạt động theo hình thức sự nghiệp kinh tế có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Nhiệm vụ huy động các nguồn vốn để xây dựng hạ tầng các KCN, thu hút các nhà đầu tư vào thuê đất các KCN Đà Nẵng.
Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng, đã quyết định thành lập Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 9448-/QĐ-UB ngày 18/12/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, trực thuộc Ban quản lý các KCN và CX Đà Nẵng.
Ban Quản lý cần bố trí lại cơ cấu nhân sự cho phù hợp với công việc trong điều kiện mới. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của ban; mạnh dạn bố trí và luân chuyển cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực; gắn đào tạo, sử dụng cán bộ với trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng; xây dựng quy chế, chế độ khen thưởng và kỷ luật công khai, minh bạch đối với cán bộ quản lý; tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra ngăn chặn tham nhũng,
lãng phí. Kiên quyết xử lý nghiêm những người vì lợi ích cá nhân mà nhũng nhiễu đối với các nhà đầu tư.
- Vận động các doanh nghiệp trong các KCN thành lập các tổ chức Cơng đồn và các đồn thể; tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp đầu tư trong KCN, thực hiện tốt chính sách pháp luật về lao động đối với công nhân như chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, hạn chế để xảy ra tranh chấp lao động, đình cơng trái pháp luật.