SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG 1 Chủ trương phát triển các khu công nghiệp của

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 40 - 42)

2.1.1. Chủ trương phát triển các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng

Từ khi có thống nhất của Chính phủ cho thành lập các KCN trên địa bàn Đà Nẵng. Ngày 17/9/1994 Chính phủ có Quyết định số 514/TTg về thành lập Ban Quản lý khu chế xuất Đà Nẵng (nay Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng). UBND thành phố Đà Nẵng đã có Quyết định số 9587/-UBND ngày 20/11/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng; Quyết định số 3983/ QĐ-UBND ngày 27/5/2010 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các KCN trên các lĩnh vực.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, lần thứ XX xác định: Phát triển công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị nội địa trong sản phẩm; chú trọng công nghệ cao, sử dụng năng lượng sạch, công nghệ thân thiện với môi trường. Thúc đẩy các ngành sản xuất cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, tạo ra giá trị bền vững của kinh tế thành phố. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và số lượng để khẳng định thế mạnh của ngành công nghệ thông tin và truyền thông; từng bước tăng dần tỷ trọng công nghệ cao. Triển khai thực hiện khu công nghệ cao và KCN Công nghệ thông tin tập trung, đồng thời phát huy hiệu quả các KCN và chế xuất hiện có. Có chính sách khuyến khích phát triển mạnh cơng nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, phấn đấu duy trì vị trí nhóm dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) (năm 2008-2009), nhằm tạo mơi trường thơng thống để thu hút đầu tư. Phá bỏ rào cản, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn, đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và bình đẳng để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, phát triển theo cơ chế thị trường.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế để tận dụng cơ hội phát triển. Đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá về thành phố; mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các địa phương trong khu vực, trong nước và quốc tế nhằm nâng cao vị thế thành phố. Mở rộng quan hệ kinh tế, hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng; khai thác hiệu quả chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông và tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ công, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để thu hút và huy động các nguồn vốn FDI, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cao cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng dưới các hình thức BOT, BT, BO. Đẩy mạnh xúc tiến và quản lý hiệu quả các dự án ODA, NGO; tranh thủ nguồn vốn từ các bộ, ngành Trung ương. Phát triển đa dạng, đồng bộ các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ và các loại thị trường khác.Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động thực hiện phương án tham gia hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững và phát triển các mối quan hệ với các đối tác đã được thiết lập, vươn đến các thị trường tiềm năng ở nước ngoài. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư [16, tr.19].

Ngày 14/3/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đã quy định những nội dung pháp lý chủ yếu có liên quan tới KCN, KCX, khu kinh tế.

- Quy định cụ thể trình tự, thủ tục, điều kiện quy hoạch, thành lập, mở rộng KCN, KKT theo tinh thần đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương trên cơ sở việc xây dựng và phát triển KCN, KKT theo quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KKT, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng và đô thị, quy hoạch kết cấu hạ tầng- kỹ thuật. Tăng cường tự chủ về đầu tư- kinh doanh cho công ty phát triển hạ tầng, mở rộng phương thức huy động vốn, phương thức tham gia của doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hình thức đầu tư và hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KKT;

- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KCN, KCX, KKT với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và đồng bộ với việc xây dựng khu đô thị, khu dân cư, nhà ở cơng nhân, cơng trình dịch vụ, cơng cộng và cơ sở hạ tầng xã hội;

- Hồn thiện mơ hình, cơ chế và chức năng quản lý nhà nước đối với KCN, KCX, KKT từ cơ chế "uỷ quyền” sang cơ chế "phân cấp và giao nhiệm vụ trực tiếp” cho Ban quản lý KCN, KKT một cách toàn diện trên trên nhiều lĩnh vực: đầu tư, lao động, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng đất đai - môi trường, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính,…đối với đầu tư trong nước và nước ngồi trong KCN, KCX, KKT. Tăng cường phân cấp cho UBND cấp tỉnh trong việc quyết định thành lập KCN, KCX, quản lý tổ chức, bộ máy Ban quản lý KCN, KKT.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w