Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Đà Nẵng từ năm 1993 đến nay

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 42 - 50)

Nẵng từ năm 1993 đến nay

Quy chế KCN được ban hành kèm theo Nghị định 332/HĐBT ngày 18/10/1991của Hội đồng Bộ trưởng (nay Chính phủ) về quy chế Khu chế xuất. Ngày 28/12/1994, Chính phủ đã ra Nghị định 192/CP- CP ban hành quy chế KCN. Ngày 24/4/1997 Chính phủ ra Nghị định 36/CP-CP ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC thay thế hai nghị định trên thành lập các KCN để làm

thí điểm cho một mơ hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng CNH, HĐH đất nước. Ngày 14/3/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đã quy định những nội dung pháp lý chủ yếu có liên quan tới KCN, KCX, khu kinh tế trên các lĩnh vực như: quy hoạch, thành lập, hoạt động, cơ chế vận hành, đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng và quản lý nhà nước.

Từ năm 1993, khi KCN đầu tiên được thành lập (KCN Đà Nẵng), đến nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 6 KCN với tổng diện tích là 1.143,45 ha , trong đó có 06 khu cơng nghiệp được hình thành và đã đi vào hoạt động: KCN Hoà Khánh, KCN Hoà Khánh mở rộng, KCN Liên Chiểu, KCN Đà Nẵng (An Đồn), KCN Dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng, KCN Hoà Cầm do Ban Quản ký các KCN và CX Đà Nẵng quản lý.

Tổng diện tích theo quy hoạch: 1.143,45 ha; tổng diện tích dành cho thuê: 838,46 ha. Tổng diện tích đã cho thuê 529,88 ha chiếm tỷ lệ 63,19% tổng diện tích đất cho th của các KCN (diện tích cịn lại chưa cho thuê 308, 58 ha). KCN công nghệ cao và KCN công nghệ thơng tin, quy hoạch diện tích khoảng 1400 ha được quy hoạch tại huyện Hoà Vang sẽ ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học, viễn thông; công nghệ sinh học…

- Khu cơng nghiệp Hồ Khánh: được thành lập theo Quyết định số

3698/QĐ-UB ngày 12/12/1996 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Tổng diện tích KCN ban đầu là 395,725 ha, địa điểm tại quận Liên Chiểu. KCN Hoà Khánh cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10 km, cách cảng Tiên Sa 20 km, cách ga đường sắt 13 km, cách cảng biển Liên Chiểu 5 km, nằm cạnh đường Quốc lộ 1A.

Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, như hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thơng… đều đã được đầu tư hồn chỉnh, sẵn sang phục vụ các nhà đầu tư đến xây dựng nhà xưởng để sản xuất kinh doanh. Các dịch vụ phục vụ sản xuất cơng nghiệp ln sẵn sang có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngồi nước.

Các ngành cơng nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư là: Cơ khí, lắp ráp, điện tử, may mặc; chế biến nơng lâm hải sản; sản phẩm sau hố dầu như bao bì, nhựa; dệt; vật liệu xây dựng cao cấp với quy mơ trung bình và nhỏ.

Tổng diện tích quy hoạch chi tiết 395,72 ha; diện tích dành cho thuê 298,25 ha; diện tích đã cho thuê 277,53 ha, chiếm tỷ lệ 93,05%. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 442 tỷ đồng,; tổng giá trị đã đầu tư: 385,86 tỷ đồng. Tổng số dự án đã đầu tư: 157(trong nước: 122, nước ngoài: 35). Tổng vốn đầu tư trong nước 4.003,36 tỷ đồng; vốn nước ngoài 398,89 triệu USD.

Chủ đầu tư: Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng.

-Khu cơng nghiệp Hồ Khánh mở rộng: được thành lập theo Quyết định

số 2001/QĐ-UB ngày 25/3/2004 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thuộc, quận Liên Chiểu. Tổng diện tích là 212,12 ha, địa điểm tại phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu. KCN Hoà Khánh mở rộng nằm cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10 km, cảng Tiên Sa 20 km, cảng Sông Hàn 13 km, cảng biển Liên Chiểu 5 km.

Các ngành công nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư là: Cơ khí, lắp ráp, điện tử, may mặc; chế biến nông lâm hải sản; sản phẩm sau hố dầu, như bao bì, nhựa; vật liệu xây dựng cao cấp với quy mơ trung bình và nhỏ.

Tổng diện tích quy hoạch chi tiết 212,12 ha; diện tích dành cho thuê 157,73 ha; diện tích đã cho thuê 29,74 ha, chiếm tỷ lệ 18,86%. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 347,613 tỷ đồng; tổng giá trị đã đầu tư: 219,58 tỷ đồng. Tổng số dự án đã đầu tư: 12 (trong nước: 05, nước ngoài: 07). Tổng vốn đầu tư trong nước 249,70 tỷ đồng; vốn nước ngồi 31,74 triệu USD.

Chủ đầu tư Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

- Khu công nghiệp Liên Chiểu: được thành lập theo Quyết định số

344/QĐ-TTg ngày 18/4/1998 của Thủ tướng Chính Phủ; Tổng diện tích là 307,71 ha, địa điểm tại phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, nằm cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 15 km, cảng Tiên Sa 25 km, cảng Sông Hàn 18 km, nằm sát với cảng biển Liên Chiểu và tiếp giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân.

Các ngành công nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư là: các ngành công nghiệp nặng: luyện cán thép, cao su, sản xuất xi măng, hoá chất; sản xuất chế phẩm vật liệu xây dựng; lắp ráp cơ khí...

Tổng diện tích quy hoạch chi tiết 307,71 ha; diện tích dành cho thuê 220,80 ha; diện tích đã cho thuê 93,23 ha, chiếm tỷ lệ 42,22%. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 486,220 tỷ đồng; tổng giá trị đã đầu tư: 75,47 tỷ đồng. Tổng số dự án đã đầu tư: 21 (trong nước: 20, nước ngoài: 01). Tổng vốn đầu tư trong nước 3.005,47 tỷ đồng; vốn nước ngoài 0,9 triệu USD.

Về giá thuê đất: phương thức trả một lần cho tồn bộ thời hạn th đất: 20 USD/m2/năm. Các loại phí sử dụng cơ sở hạ tầng: 0,2 USD/m2/năm; xử lý nước thải: 0,22 USD/m3/.

Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gịn - Đà Nẵng.

- Khu cơng nghiệp Đà Nẵng (An Đồn): được thành lập theo Giấy phép đầu

tư số 689/GP ngày 21/10/1993 của UBNN về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư).Tổng diện tích là: 50 ha, địa điểm phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, nằm cách cảng Tiên Sa 6 km về phía Bắc, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5 km về phía Tây và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 2 km.

KCN Đà Nẵng (An Đồn) nằm tại khu vực có địa hình bằng phẳng, khơng bị ngập lụt. Địa chất ổn định, khả năng chịu tải tốt. Vị trí gần biển Đơng, Sơng Hàn nên mơi trường rất trong lành nên ưu tiên những ngành không gây ô nhiễm môi trường.

Cơ sở hạ tầng của Khu Công nghiệp Đà Nẵng (An Đồn) được đầu tư khá đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống đường nội bộ hoàn chỉnh. Nguồn điện cung cấp: 110KV/220KV. Khả năng cung cấp hiện tại: 20MW. Cấp nước: Nước thuỷ cục hoặc nước ngầm. Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đủ đáp ứng nhu cầu cho tất cả các đơn vị. Mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng 03 đường dây điện thoại và 01 đường fax trực tiếp.

Các ngành công nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư là: Dệt và may mặc (trừ nhuộm); Giày da, túi xách và các sản phẩm may da hoặc giả da (trừ thuộc da); Sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử; chế biến sản phẩm công nghiệp, thực phẩm và thức uống giải khát; sản xuất bao bì, in ấn; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nữ trang; sản xuất đồ nhựa (trừ hạt nhựa); các dịch vụ thương mại và hỗ trợ đầu tư.

Tổng diện tích quy hoạch chi tiết 50 ha; diện tích dành cho thuê 41,87 ha; diện tích đã cho thuê 41,87 ha, chiếm tỷ lệ 100%. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 12,599 triệu USD. Tổng số dự án đã đầu tư: 40 (trong nước: 28, nước ngoài: 12). Tổng vốn đầu tư trong nước 727,27 tỷ đồng; vốn nước ngoài 72,05 triệu USD.

- Giá thuê đất đối với các dự án đầu tư mới, với phương thức trả từng năm: 0,6 USD/m2/năm; 10 năm một lần: 0,55 USD/m2/năm; trả 20 năm một lần: 0,5 USD/m2/năm; trả 30 năm một lần: 0,45 USD/m2/năm và trả một lần cho toàn bộ thời hạn thuê đất (trên 40 năm): 0,4 USD/m2/năm.

- Các quy định khác: Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngồi, khơng áp dụng phương thức trả tiền thuê đất từng năm. Nhà đầu tư trả tiền thuê đất theo các mức giá tại quy định này với phương thức "trả một lần cho nhiều năm" thì được giữ ổn định mức giá thuê đất đến hết thời hạn đã nộp tiền thuê đất, kể cả khi nhà nước có điều chỉnh giá thuê đất.

Chủ đầu tư: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Massda Land.

-Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng: được thành lập theo Quyết

định số 5210/QĐ-UB ngày 04/9/2001 (Giai đoạn 1) và số 10939/QĐ-UB ngày 31/12/2002 (Giai đoạn 2) của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.Tổng diện tích là 57,9 ha, địa điểm tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km, cách cảng biển Tiên Sa 2,5 km, cách cảng biển Liên Chiểu 18,5 km.

Các ngành công nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư là: công nghiệp chế biến thuỷ sản; Dịch vụ hậu cần cảng cá.

Tổng diện tích quy hoạch chi tiết 57,9 ha; diện tích dành cho thuê 43,43 ha; diện tích đã cho thuê 28,36 ha, chiếm tỷ lệ 65,3%. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 134,58 tỷ đồng; tổng giá trị đã đầu tư: 122,36 tỷ đồng. Tổng số dự án đã đầu tư: 35 (trong nước: 33, nước ngoài: 02). Tổng vốn đầu tư trong nước 468,7 tỷ đồng; vốn nước ngồi 15 triệu USD.

Chủ đầu tư: Cơng ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Đà Nẵng

-Khu cơng nghiệp Hồ Cầm: được thành lập theo Quyết định số 2459/QĐ-

UB ngày 25/4/2003 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích 261 ha, được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1(2003- 2010) có diện tích 120 ha, giai đoạn mở rộng (2010- 2015) có diện tích 121 ha.

KCN Hồ Cầm có vị trí nằm phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng, tại địa điểm phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm lệ, nằm cạnh đường quốc lộ 14B thuộc trục hành lang kinh tế Đông Tây, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8 km, cách cảng biển nước sâu Tiên Sa 18 km, cách bay quốc tế Đà Nẵng 5km, cách ga đường sắt Đà Nãng 7km.

KCN Hồ Cầm tại khu vực có địa hình cao ráo, khơng bị ngập lụt. Địa chất ổn định, khả năng chịu tải tốt. Hệ thống cơ sở hạ tầng: đường giao thơng, hệ thống cấp điện, cấp và thốt nước, cây xanh trong KCN được đầu tư đồng bộ. Đang tiến hành xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong KCN.

Các ngành công nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư là: công nghiệp điện tử, cơ khí, lắp ráp; cơng nghiệp chế biến nơng sản thực phẩm; cơng nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp; cơng nghiệp khác (nhựa, hố, mỹ phẩm, bao bì...).

Tổng diện tích quy hoạch chi tiết (giai đoạn 1): 120 ha; diện tích dành cho thuê 220,80 ha; diện tích đã cho thuê 76,38 ha, chiếm tỷ lệ 59,16%. Tổng

số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 147 tỷ đồng; tổng giá trị đã đầu tư: 77,37 tỷ đồng. Tổng số dự án đã đầu tư: 46 (trong nước: 42, nước ngoài: 04). Tổng vốn đầu tư trong nước 898,9 tỷ đồng; vốn nước ngoài 31,5 triệu USD.

Hiện nay, có một số nhà đầu tư lớn đang tiến hành các thủ tục đăng ký đầu tư vào KCN Hồ Cầm như: Cơng ty R.W. Nijland (Hà Lan); Công ty Cổ phần Smart; Tổng Công ty Cổ phần Y tế DANAMECO; Cơng ty TNHH Sài Gịn Technology; các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản (Fuyita Coparation, Sanko Techno Co.LTD, Daiwa Co. LTD…)…

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Hồ Cầm. Đây là Cơng ty Cổ phần được thành lập và chuyển đổi Chủ đầu tư dự án KCN từ Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizco) theo Công văn số 4890/VPCP ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về đồng ý chủ trương cho phép chuyển đổi chủ đầu tư KCN Hoà Cầm và Quyết định số 2768/QĐ- UBND ngày 03/4/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng quyết định chuyển đổi chủ đầu tư dự án KCN Hoà Cầm.

Từ khi chuyển đổi chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sang Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Hồ Cầm, cơng tác giải phóng mặt bằng ln được Cơng ty chú trọng đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương có KCN, các cơ quan liên quan trong giải quyết việc đền bù, giải phóng mặt bằng, nên đã giải toả, di dời được những trường hợp còn tồn đọng nhiều năm trước. Nguồn vốn phục vụ cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại KCN Hoà Cầm là nguồn vốn thu được từ hoạt động kinh doanh thông qua việc kinh doanh khai thác cơ sở hạ tầng KCN đã đầu tư.

- Khu Công nghiệp Công nghệ cao: UBND thành phố Đà Nẵng, đã quyết

định thành lập Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 9448-/QĐ-UB ngày 18/12/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Địa điểm xây dựng thuộc xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích 1400 ha; tổng vốn đầu tư trên 9.044 tỷ đồng; nằm trên đường tránh hầm đường bộ Nam Hải Vân, cạnh quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với Tây Nguyên. Khu công nghiệp công nghệ cao cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 10 km, cảng Tiên Sa 25 km, cảng Sông Hàn 14 km, nằm sát với cảng biển Liên Chiểu và tiếp giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân.

Khu công nghệ cao là một khu vực quy hoạch nhằm tập trung các ngành sản xuất và dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, đó là các ngành ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, phát triển nhất hiện nay nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị lớn.

Khu công nghệ cao này sẽ ưu tiên kêu gọi các dự án có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao. Các ngành công nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư là: Cơng nghiệp sản xuất máy tính, máy văn phịng; cơng nghiệp sản xuất linh, phụ kiện cho máy bay, ô tô; thiết bị thông tin liên lạc; phần mềm công nghệ thông tin; quang điện tử; mạch tổ hợp, chất bán dẫn; cơ khí chính xác: sản xuất trang thiết bị khoa học (thiết bị y tế, thiết bị đo lường chính xác, dụng cụ quang học, v.v...); cơng nghiệp ứng dụng các công nghệ nền của công nghệ sinh học hiện đại để tạo ra sản phẩm phục vụ các ngành nông nghiệp; chế biến thực phẩm; sản xuất ra các sản phẩm dùng trong ngành y và công nghiệp dược phẩm; bảo vệ môi trường; vật liệu; vật liệu mới; polyme; xử lý môi trường; thân thiện môi trường; năng lượng; vũ trụ (ứng dụng cho dự báo thiên tai và thời tiết). Nhóm cơng nghiệp dịch vụ cơng nghệ cao: truyền thơng;tài chính và bảo hiểm;...

- Các chủ trương, chính sách về phát triển Đà Nẵng thành Trung tâm khoa học và công nghệ. Việc tiến hành xây dựng một khu CNC tầm quốc gia đặt tại Đà Nẵng cho khu vực duyên hải miền Trung là một chủ trương của Đảng và Nhà Nước thể hiện trong nhiều văn bản đã ban hành. Khi khu công nghệ cao quốc gia thứ ba (sau Khu Công nghệ cao Hồ Lạc, Khu Cơng nghệ cao Tp Hồ Chí Minh) hình thành có nhiều ưu thế sẽ được hưởng nhiều chính

sách ưu đãi, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân lực cho mình thuận lợi hơn, thuận tiện trong việc đặt hàng để tuyển dụng vào khu CNC, đây chính là một thời cơ lớn.

Để xây dựng Khu công nghệ cao Đà Nẵng thành cơng, chắc chắn có sự

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w