Bên cạnh kết quả đạt được, các khu công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng vẫn còn những hạn chế, yếu kém như sau:
Thứ nhất, công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp chậm và thiếu đồng bộ.
Trước hết, do nhiều yếu tố khách quan trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các KCN thiếu sự quy hoạch đồng bộ nên đến nay, vẫn chưa thể hình thành được các KCN chuyên ngành chủ lực; hầu như chỉ phát triển tổng hợp, đa ngành với cơ cấu ngành nghề phân tán, thiếu tập trung.
Để thành lập nên các KCN hiện nay, ngoài KCN Đà Nẵng và KCN Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng được quy hoạch và xây dựng mới ngay từ đầu, các KCN khác đều bắt đầu hình thành từ việc quy hoạch mở rộng các điểm cơng nghiệp, các cụm cơng nghiệp cũ đã có từ trước.
Diện tích quy hoạch các KCN với quy mơ cịn nhỏ. Chỉ có KCN Hồ Khánh có diện tích trên 395 ha là tương đối lớn, cịn lại diện tích các KCN khác nhỏ, như KCN Đà Nẵng chỉ có 50 ha và KCN này lại bố trí gần trung tâm Thành phố, gần bờ biển nên khó khăn trong việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các KCN Đà Nẵng, hiện nay được thành phố giao cho 04 công ty Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng, Công ty TNHH Massda Land, Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gịn- Đà Nẵng và Cơng ty Cổ phần đầu tư KCN Hồ Cầm; nhưng có chủ đầu tư do nguồn vốn hạn chế nên triển khai vào xây dựng các hạng mục chưa được đồng bộ và đúng kế hoạch.
Một số doanh nghiệp KCN vi phạm về quy hoạch, nhất là các vi phạm trong việc xây dựng nhà xưởng so với tổng mặt bằng đã được phê duyệt. Trong thu hút đầu tư chưa chú trọng đúng mức đến mức các yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN xây dựng chưa đồng bộ; như một số tuyến đường vào KCN luôn bị ngập nước trong mùa mưa bão, làm khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhà ở cho công nhân vẫn chưa được xây dựng. Hiện nay, mới triển khai xây dựng 01 khu chung cư cho cơng nhân ở KCN Hồ Khánh.
Cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cịn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư của các doanh nghiệp, gây tâm lý e ngại các nhà đầu tư. Sự phối hợp giữa chủ đầu tư kết cấu hạ tầng KCN với các cơ quan liên quan của thành phố trong việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa tốt khiến cơng tác này trở nên khó khăn. Chưa làm tốt cơng tác tun truyền, chính sách đền bù thiếu rõ ràng trong giải phóng mặt bằng, nên một số hộ dân khơng nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng, do đó chính quyền phải dùng biện pháp cưỡng chế hết sức khó khăn.
Hoạt động dịch vụ tại các KCN Đà Nẵng chưa có chính sách phát triển lâu dài, chủ yếu diễn ra tự phát, chưa đầu tư chiều sâu, việc phát triển mở rộng dịch vụ chậm và chưa có bước đột phá. Các loại hình dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, kinh doanh vận tải, viễn thông…chưa được quan tâm xây dựng đúng mức.
Thứ hai, công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính vẫn cịn những mặt hạn chế
Cơng tác xúc tiến đầu tư cịn nhiều bất cập, như nguồn lực tài chính; trình độ, năng lực làm cơng tác xúc tiến đầu tư; việc tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư ở nước ngoài chưa nhiều. Một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các lĩnh vực kinh doanh địi hỏi có tính pháp định, chứng chỉ hành nghề chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành liên quan, gây khơng ít khó khăn cho Ban quản lý trong việc xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc diện này.
Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp lợi dụng chiếm dụng đất để thực hiện sang nhượng hơn là quyết tâm đầu tư thực sự, gây nên hiệu quả sử dụng đất kém, đóng góp của doanh nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội thấp.
Triển khai đầu tư theo dự án đăng ký chưa hoàn thiện, nhiều trường hợp hiệu quả đầu tư thấp so với mặt bằng chung hoặc chậm triển khai đầu tư, vốn thực hiện chỉ đạt 48,49% so với vốn đăng ký theo dự án. Do tác động khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới các năm gần đây, nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm đáng kể. Nguồn vốn trong nước cũng giảm sút, do thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, khó khăn về tiếp cận nguồn vốn
Đầu tư xây dựng các hạng mục cơng trình hạ tầng, mở rộng quy mơ sản xuất, đổi mới công nghệ… doanh nghiệp nhỏ và vừa trong KCN rất cần đến nguồn vốn của ngân hàng, Đặc biệt, trong những năm qua theo chủ trương của thành phố di dời các doanh nghiệp bên ngồi vào các KCN tập trung; vì vậy, địi hỏi phải có nguồn vốn lớn để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nhà đầu tư và doanh nghiệp không dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này, vì khó đáp ứng được u cầu của ngân hàng. Các doanh nghiệp mới đầu tư trong KCN thường có nhiều khó khăn về tài chính. Kết quả sản xuất, kinh doanh thấp thường kéo dài sau nhiều năm hoạt động. Điều này đã gây khó cho ngân hàng trong đánh giá năng lực để có thể đầu tư lâu dài. Vì thế, mặc dù các ngân hàng thương mại vẫn xác định KCN là thị trường tín dụng đầy tiềm năng, có độ tin cậy cao và ít rủi ro; nhưng ngân hàng chưa thể đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, do chưa có quy chế riêng, chưa có cơ chế đặc thù về tín dụng đối với doanh nghiệp trong KCN.
Thứ tư, quy mô các dự án nhỏ, công nghệ lạc hậu
Số lượng dự án và tổng số vốn thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn Đà Nẵng tăng lên theo từng năm nhưng cho đến nay hầu hết là các dự án quy mơ nhỏ. Tính đến ngày 16/9/2010, các KCN Đà Nẵng đã thu hút được 312 dự án, với vốn thực hiện bình quân 1 dự án: dự án trong nước là 13,01 tỷ đồng và dự án nước ngoài là 5,49 triệu USD đa số dự án có quy mơ vừa và nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, vốn đầu tư thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Giai đoạn
trước năm 2005, với chính sách ưu đãi cao, mong muốn thu hút nhiều nhà đầu tư và việc thẩm định dự án chưa chặt chẽ, nên dẫn đến nhiều dự án đầu tư có vốn đầu tư nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn cho KCN và vùng dân cư phụ cận. Do vậy, các doanh nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao cịn ít; kết quả thu được từ hoạt động các doanh nghiệp KCN phần nhiều chưa có được từ đầu tư chiều sâu mà chủ yếu nhờ khai thác những lợi thế sẵn có như vị trí địa lý, nguồn lực lao động dồi dào với giá nhân công rẻ.
Thứ năm, công tác bảo vệ môi trường trong KCN chưa được đầu tư đúng mức.
Trong quá trình hoạt động, tại một số KCN đã xuất hiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường khá trầm trọng. Hệ thống xử lý nước thải ở vài KCN chưa đạt yêu cầu, đảm bảo vệ sinh môi trường.Ý thức bảo vệ mơi trường ở các KCN cịn rất thấp, các doanh nghiệp chưa coi đây là trách nhiệm nghĩa vụ của mình đối với mơi trường xung quanh.Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN đã gây ra ô nhiễm môi trường mà các cơ quan chức năng đã cảnh báo nhưng có doanh nghiệp khơng chấp hành nghiêm túc, vẫn cịn tình trạng né tránh và thiếu tinh thần trách nhiệm để khắc phục.Một số loại rác thải công nghiệp thường đổ bừa bãi, không đúng nơi quy định. Việc xác định nơi xử lý chưa được xây dựng phù hợp.Môi trường lao động trong các KCN ở Đà Nẵng bị ô nhiễm nghiêm trọng cả về bụi, khơng khí, nước thải và tiếng ồn. Đây là vấn đề đáng lo ngại, gây tác hại đến sức khoẻ của người lao động và dân cư xung quanh nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Có thể nêu lên vài vài nét chính về tình hình ơ nhiễm mơi trường trong các KCN Đà Nẵng như sau:
Tại KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, có gần 20 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, với lượng nước thải hàng ngày của các doanh nghiệp này đã lên đến 1.000m3/ ngày đếm. Trong khi đó, việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại KCN này vẫn chưa triển khai được vì cịn vướng mắc thủ tục đầu tư.
Tại KCN Hoà Khánh, mặc dù đã được đầu tư một nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 5.000m3/ngày với tổng vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, nhà máy mới chỉ hoạt động được khoảng một phần tư công suất.
Tại KCN Liên Chiểu, nơi tập trung chủ yếu các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng như chế tạo máy, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng…ơ nhiễm chủ yếu khói bụi của các doanh nghiệp thải ra.
Cơng tác phịng cháy, chữa cháy vẫn chưa quan tâm đúng mức. Đã xảy ra nhiều vụ cháy, như gần đây có 02 vụ cháy tại Cơng ty Cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng (KCN Hoà Cầm) và Công ty Cổ phần sản xuất- thương mại Hữu Nghị (KCN Đà Nẵng), tổng thiệt hại gần 20 tỷ đồng.
Để giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường cịn nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn cần giải quyết. Trong đó có một vấn đề khó xử lý đó là mâu thuẫn giữa việc thu hút doanh nghiệp vào KCN, lấp đầy diện tích với yêu cầu các doanh nghiệp khi vào KCN phải đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải cơng nghiệp, bảo đảm môi trường.
Thứ sáu, chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu, thu nhập người lao động còn thấp, điều kiện làm việc trong các KCN còn nhiều bất cập
Lao động trong các KCN có trình độ học vấn, chun mơn, tay nghề thấp. Trong các KCN Đà Nẵng hiện nay, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng- đại học trở lên chiếm 8,34%; lao động có trình độ trung cấp chun nghiệp và cơng nhân kỹ thuật chiếm 30,53%; lao động phổ thông, không qua đào tạo chiếm 61,13%. Trong tổng số lực lượng lao động này thì lao động có trình độ tiểu học chiếm 19,23%; trung học cơ sở chiếm 43,5%; số lao động có trình độ trung học phổ thông chỉ chiếm 37,27%. Phần lớn lao động làm việc trong các KCN có hồn cảnh xuất thân từ khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ khá lớn, nên chưa thích nghi với tác phong lao động trong mơi trường công nghiệp.
Điều đáng quan tâm nữa là đời sống cơng nhân trong các KCN vẫn cịn khó khăn. Mức thu nhập bình qn chung hiện nay hoảng 1.325.000đ/ người/
tháng.Với mức thu nhập thấp nên sự gắn bó giữa người lao động với các doanh nghiệp trong KCN Đà Nẵng khá lỏng lẻo, công nhân sẵn sàng rời bỏ chỗ đang làm để “đầu quân” cho doanh nghiệp khác nếu họ cảm thấy điều kiện làm việc, tiền lương và thu nhập khá hơn và một số công nhân ở ngoại tỉnh khi về quê ăn tết không vào làm việc lại các doanh nghiệp trong các KCN do tìm được việc và điều kiện sinh hoạt quê tốt hơn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, số lao động trẻ chiếm đa số trong tổng số lao động đang làm việc trong các KCN ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện làm việc căng thẳng kéo dài, thu nhập thấp, điều kiện sống không đảm bảo nên đa số lao động không thể tái tạo kịp sức lao động. Từ đó dẫn đến thường xuyên ốm, đau, sức khoẻ không đảm bảo nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và năng suất lao động, nhiều lao động không thể đáp ứng kịp yêu cầu của sản xuất, phải tự bỏ việc làm hiện có.
Vì thế, tình trạng biến động lao động, nhất là lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật trong các KCN ở Đà Nẵng đang là vấn đề bức xúc. Điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân cơng lao động, thợ lành nghề, tình trạng lãng cơng, đình cơng diễn ra tại các KCN.Từ cuối năm 2007 đến nay, ở các KCN Đà Nẵng đã xảy ra 6 vụ đình cơng tại các Cơng ty TNHH Keyhinge Toys, Sinaran Việt Nam, KAD Industrial S.A Việt Nam và Việt Nam Knitwear, Cổ phần sản xuất và thương mại Hữu Nghị.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp lợi dụng khe hở của pháp luật, cố ý lẩn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ của mình về thuê mướn, sử dụng lao động. động hoặc ký kết hợp đồng khơng đúng hình thức để tránh đóng bảo hiểm xã hội. Các điều khoản trong hợp đồng không quy định rõ ràng về điều kiện làm việc, thời gian làm việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội,…Khơng ít doanh nghiệp sa thải cơng nhân trái pháp luật, không thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc trả lương thêm giờ, thường xuyên làm thêm giờ vượt quá
quy định. Một số lao động quản lý là người nước ngồi có những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp trả lương thấp, thường xuyên tăng ca, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của người lao động trong các KCN, nhất là công nhân lao động trực tiếp sản xuất còn thiếu thốn, tạm bợ và nhếch nhác, tiềm ẩn nhiều vấn đề khơng đảm bảo an tồn về đời sống tinh thần do các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa xây dựng các khu nhà ở cho công nhân, cơ sở y tế, giáo dục, văn hoá thể thao, khu vui chơi giải trí phù hợp với đặc thù của người lao động trong KCN. Điều này khơng chỉ có ảnh hưởng rất xấu đến năng suất lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong các KCN ở hiện tại, mà còn cản trở đến việc thu hút lao động vào làm việc trong các KCN ở địa bàn Đà Nẵng trong tương lai.