Từ khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997, thành phố đã tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của thành phố, cũng như bên ngoài các KCN đã được triển khai đồng bộ như nâng cấp đường quốc lộ 1A, quốc lộ 14 B, nâng cấp đường Ngô Quyền, đường Ngũ Hành Sơn, cầu Tuyên Sơn tạo giao thông thuận lợi đối với các KCN Đà Nẵng, KCN Hoà Cầm và KCN Dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng. Nâng cấp cảng nước sâu Tiên Sa, hiện đại sân bay quốc tế Đà Nẵng, mở rộng và nâng cấp đường Nguyễn Tất Thành, đường Điện Biên Phủ, cầu Thuận Phước, đường qua hầm đường bộ Hải Vân đã qua KCN Hoà Khánh, KCN Hoà Khánh mở rộng và KCN Liên Chiểu.
Từ 2005 đến nay, vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng các KCN cũng không ngừng tăng lên. Vốn ngân sách huy động xây dựng kết cấu hạ tầng được huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước; thông qua các công ty liên doanh, công ty cổ phần đã huy động các nguồn vốn của nước ngoài và khu vực dân cư đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng với nhiều hình thức phù hợp.Đến cuối năm 2005 tổng số vốn đầu tư thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN là 455,9 tỷ đồng và 6,3 triệu đô la. Cuối năm 2009 đã tăng lên 802,202 tỷ đồng và 113,665 triệu USD. Trong đó, năm 2009 tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN đạt 119,68 tỷ đồng. Nhờ đầu tư nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN Đà Nẵng đã tạo hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, kết cấu hạ tầng các KCN khá hoàn chỉnh, như KCN Hoà Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Hồ Cầm. Hệ thống điện, nước, thơng tin liên lạc được kéo đến tường rào dự án, luôn đáp ứng tốt nhu cầu của nhà đầu tư. Với hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, các KCN gần cảng biển nước sâu Tiên Sa, Cảng Sông Hàn, Ga Đường sắt, sân bay được nâng cấp, mở rộng và
tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) là cửa ngõ giao thương với các nước Lào, Đông bắc Thái Lan và Myanmar là điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian và khoảng cách vận chuyển hàng hố, tiết kiệm được chi phí cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Đà Nẵng.
Từ năm 2006, thực hiện cơ chế mới theo chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng về chuyển giao đầu tư các KCN Đà Nẵng theo hướng xã hội hố, với nhiều mơ hình mới, như Cơng ty TNNH có vốn đầu nước ngồi (Cơng ty TNHH Massda Land, là công ty liên doanh với Malaysia), các Công ty cổ phần, Công ty là doanh nghiệp nhà nước.
Hiện nay, có 04 cơng ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN Đà Nẵng, gồm Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) đây là doanh nghiệp nhà nước, Công ty TNHH Massda Land, Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gịn- Đà Nẵng (SDN) và Cơng ty Cổ phần đầu tư KCN Hoà Cầm (IZI).
Từ đó, đã huy động được nguồn vốn của nước ngoài và trong dân cư với số lượng vốn lớn đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các KCN Đà Nẵng trong thời gian qua. Đồng thời, đã thu hút được nhiều dự án mới vào thuê đất tại các KCN Đà Nẵng, tỷ lệ lấp đầy các KCN được nâng lên, như KCN Đà Nẵng, KCN Hoà Khánh (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Tỷ lệ lắp đầy của các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
STT Tên KCN DT đất tự nhiên(ha) DT đất dành để cho thuê DT đất đã cho thuê (ha) Độ lấp đầy(%) 1 Hoà Khánh 395,72 298,25 277,53 90,53 2 Hoà Khánh mở rộng 212,12 157,73 29,74 18,86 3 Đà Nẵng (An Đồn) 50,00 41,87 41,87 100 4 Liên Chiểu 307,71 220,80 92,23 42,22 5 Hoà Cầm 120,00 76,38 59,15 77,44 6 Dịch vụ Thuỷ sản 57,9 43,43 28,36 65,30 Tổng cộng 1.143,45 838,46 529,88 63,19
Số liệu bảng 2.3 cho thấy, về tình hình diện tích đã cho th tại các KCN Đà Nẵng. Diện tích đất tự nhiên có 1.143,45 ha, diện tích đất dành cho th 838,46 ha, diện tích đã cho thuê 529,88 ha và độ lấp đầy bình quân các KCN là 63,19%. Nhiều KCN đã thu hút nhiều dự án đầu tư và diện tích đất đã cho thuê với tỷ lệ cao, như KCN Đà Nẵng đạt 100 %, KCN Hoà Khánh đạt 93,05%, KCN Hoà Cầm đạt 77,44%, KCN Dịch vụ Thuỷ sản đạt 65,3%. Tuy nhiên, cịn một số KCN mặc dù đã hồn thành kết cấu hạ tầng chưa tạo sự hấp dẫn được các nhà đầu tư vào KCN, diện tích đất cho th cịn tỷ lệ thấp, như KCN Liên Chiểu với tỷ lệ 42,22%, KCN Hoà Khánh mở rộng với tỷ lệ 18,86% nên hiệu quả đầu tư không cao.
Hiện nay, KCN Liên Chiểu và KCN Hoà Khánh mở rộng được thành phố Đà Nẵng giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư, nhưng trong thời gian qua việc công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng chậm, nên tỷ lệ lấp đầy ở hai KCN này chưa đạt.
- Khu công nghệ cao: Chủ trương của thành phố tranh thủ các nguồn lực
và hỗ trợ của Trung ương để xây dựng và đưa vào hoạt động khu công nghệ cao trong thời gian đến. Địa điểm xây dựng thuộc xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích 1400 ha; tổng vốn đầu tư 9.044 tỷ đồng.
Hiện nay, thành phố đã thơng qua quy hoạch, báo cáo Chính phủ phê duyệt. Thành phố quyết định thành lập Ban Quản lý xây dựng dự án khu công nghệ cao, trước mắt tập trung triển khai quy hoạch, xây dựng các đề án phân khu thực hiện từng giai đoạn, tranh thủ các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đang xúc tiến kêu gọi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng các phân khu trong khu cơng nghệ cao. Đây là dự án có tính chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm đến.