Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc trung bộ, nằm trên một số tuyến giao thông huyết mạch của đất nước; là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước. Vị trí địa lý của Nghệ An được coi là một trong những nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế [45, tr.30].
Những năm trước đây, Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo, trình độ sản xuất cịn thấp, khoa học cơng nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển nền công nghiệp hiện đại. Ngành nghề trong tỉnh chưa phát triển. Nghệ An lại không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nên chưa được đầu tư nhiều từ ngân sách của Trung ương [45, tr.68].
Đến nay, Nghệ An có 6 KCN tập trung với tổng diện tích khoảng 13.000 ha, bao gồm KCN Cửa Lị diện tích 50 ha; KCN Bắc Vinh diện tích 143 ha; KCN Hồng Mai diện tích 300 ha; KCN Nam Cấm diện tích 327,83 ha; KCN Phủ Quỳ diện tích 400 ha; KCN Cửa Hội diện tích 100 ha.
- Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo cải cách hành chính và tổ chức thực hiện
chương trình cải cách hành chính. Hiện nay, tất cả những thủ tục được giải quyết một cách nhanh chóng, thuận lợi tại Ban Quản lý các KCN Nghệ An. Công tác thẩm định và cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư vào các KCN, giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp trong các KCN được chú trọng. Thời gian cấp phép đối với dự án đầu tư trong nước và dự án nước ngoài theo quy định, đã được Ban quản lý các KCN Nghệ An rút ngắn xuống còn từ 3 - 5 ngày.
Tuy nhiên, các KCN Nghệ An cịn nhiều hạn chế đó là: các dự án đầu tư vào KCN vẫn hạn chế cả về số lượng, quy mơ vốn đầu tư và trình độ công nghệ; chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cơ cấu ngành nghề đã đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến nơng, lâm, thuỷ sản và thực phẩm. Các nhóm ngành cơng nghệ kỹ thuật cao, như sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị viễn thơng, cơng nghiệp hố chất, phân bón và nhóm luyện kim chưa thu hút được các nhà đầu tư. Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN của Nghệ An chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất; giá thuê đất đã có kết cấu hạ tầng vẫn cao hơn nhiều KCN của các tỉnh khác. Các hình thức vận động, thu hút đầu tư
ở nước ngoài chưa đủ sức mạnh để mời gọi các nhà đầu tư lớn ở nước ngồi đến Nghệ An tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Kết luận chương 1
Trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phát triển các KCN là một phương thức thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Khi các KCN phát triển thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Vốn đầu tư có vai trị quan trọng đối với phát triển KT-XH của địa phương. Việc thu hút vốn đầu tư chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau nhưng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là các nhân tố về mơi trường chính trị xã hội; cơ chế chính sách; kết cấu hạ tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực; các điều kiện về vị trị địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên,… Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trong nước về thu hút vốn đầu tư vào các KCN là những bài học kinh nghiệm về những mặt tích cực và cả mặt hạn chế khi phát triển KCN tập trung.
Thu hút vốn đầu tư vào KCN Đà Nẵng là hết sức cần thiết, nhằm tạo cho các KCN hoạt động có hiệu quả, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế -xã hội của thành phố Đà Nẵng.
Chương 2