Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Đà Nẵng đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 66 - 71)

được nhiều việc làm cho người lao động

Kết quả thu hút lao động vào các KCN Đà Nẵng tăng khá trong những năm gần đây. Đến cuối năm 2009, các KCN trên địa bàn thành phố đã thu hút được 50661 người, trong đó tuyển dụng mới 18.141 người; lao động nước ngồi là 198 người.

Các loại hình doanh nghiệp trong các KCN đã thu hút lao động, tạo việc làm, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Doanh nghiệp FDI: Cơng ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam Đà Nẵng có số lao động lớn nhất là 4784 người; Công ty TNHH Keyhingge Tors Việt Nam có 3576 lao động, Cơng ty TNHH Maxtric Việt Nam có 3206 lao động,...Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có quy mơ lao động cao hơn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Từ 2005 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã ban hành các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề như:

+ Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 65/2005/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 5 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng;

+ Đề án giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động của thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 142/2005/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 10 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng;

+ Đề án củng cố và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 178/2005/QĐ- UBND, ngày 22 tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng;

+ Danh mục, mức chi đào tạo nghề ngắn hạn tại các cơ sở dạy nghề và mức hỗ trợ kèm nghề, giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 55/2006/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 5 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng;

+ Quy định Chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 6 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng;

+ Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- UBND, ngày 14 tháng 02 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng;

+ Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 5 năm 2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo các chính sách hỗ trợ tài chính cho các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh có tiếp nhận lao động vào dạy nghề miễn phí và giải quyết việc làm cho những người lao động thuộc diện chính sách như: lao động thuộc diện di dời, giải toả, thu hồi đất sản xuất; bộ đội xuất ngũ, con em gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có cơng cách mạng, lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc các dân tộc thiểu số, lao động nơng thơn... Mức hỗ trợ tính theo số lượng học viên học nghề sơ cấp thực tế tốt nghiệp khố học, nhưng tối đa khơng q 2 triệu đồng/người/ khoá.

Trong tổng số lao động được đào tạo nghề miễn phí thì số lao động tham gia học các nghề công nghiệp bao gồm: may công nghiệp và dân dụng, điện công nghiệp và dân dụng, điện tử, điện lạnh, cơ khí (hàn), mộc trong 3 năm qua 5594 người, với tổng mức phí hỗ trợ đào tạo nghề là 7,77 tỷ đồng.

Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số: 4416/QĐ-UB ngày 19/11/1997 của UBND thành phố Đà Nẵng và được đổi tên thành Trung tâm giới thiệu việc làm KCN được thành lập theo số 2052/QĐ-UBND ngày 03/4/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng. Trong thời gian qua, đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao: tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của các các doanh nghiệp; tổ chức dạy nghề theo quy định pháp luật; liên kết với các trường và các tổ chức khác để đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn và quản lý.

Từ năm 1997- 2009, Trung tâm giới thiệu việc làm KCN, đã thu được những kết quả: tư vấn việc làm cho 60.169 lượt người, tư vấn nghề cho 6048 người, giới thiệu việc làm cho 44.279 người và có việc làm ổn định 30.370 người. Ngồi ra, Trung tâm tập trung cho cơng tác dạy nghề, nhất là là nghề may công nghiệp, điện công nghiệp, điện tử cho các đối tượng có nhu cầu tìm việc làm, đối tượng hộ nghèo, các hộ diện giải toả. Tống số lao động được đào tạo nghề là 2201 người. Hàng năm, UBND thành phố cũng thực hiện chính sách ưu đãi thơng qua việc hỗ trợ phí đào tạo nghề lao động cho địa phương, như năm 2008 có 250 triệu đồng, năm 2009 có 400 triệu đồng và năm 2010 có 305 triệu đồng [51, tr.3].

Thu nhập của người lao động ở các KCN Đà Nẵng đạt mức khá với mức lương bình qn của cơng nhân khoảng 1.400.000 đồng/ tháng. Lao động trong các KCN đã được đào tạo, nâng cao tay nghề, được rèn luyện trong môi trường công nghiệp và được tiếp cận với công nghệ hiện đại. Phần lớn lao động tuyển dụng vào các KCN là lao động phổ thơng chưa qua đào tạo, do đó

các doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo nghề tại chỗ, vừa làm vừa học đã đào tạo đội ngũ lao động đơng đảo và có nhiều lao động có tay nghề cao.

Các KCN Đà Nẵng đã tạo điều kiện thu hút một lực lượng lao động, giải quyết việc làm ở Đà Nẵng và nhiều địa phương khác trong cả nước. Nhờ đó mà tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề cao, có tác phong cơng nghiệp và giai cấp công nhân công nghiệp.

2.3.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong thu hút vốn

đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng trong thời gian qua

Một là, sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn và

quan trọng; kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển, chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế mở rộng, vị thế thành phố được nâng cao, tạo thế và lực mới cho thành phố đẩy mạnh phát triển và hội nhập.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Thành uỷ, UBND thành phố Đà Nẵng luôn năng động, đề ra những chủ trương thu hút đầu tư phát triển đúng hướng, chính sách ban hành phù hợp thực tiễn, có tác dụng giải phóng sức sản xuất, khai thác các tiềm năng, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội thành phố nói chung và các KCN Đà Nẵng nói riêng.

Hai là, Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của vùng trọng điểm miền

Trung có sức lan toả về kinh tế xã hội đến các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên, có quan hệ với hầu hết các vùng và trung tâm kinh tế lớn trong cả nước.Các KCN Đà Nẵng lại rất gần với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và quốc tế. Hầu hết các KCN nằm sát hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, như đường quốc lộ 1A , đường 14 B nối với các tỉnh Tây nguyên, ga đường sắt, cảng biển nước sâu Tiên Sa, Cảng Liên Chiểu, Cảng Sơng Hàn, sân bay quốc tế Đà Nẵng có nhiều đường bay thẳng đến Tokyo (Nhật Bản), Xơun (Hàn Quốc), Băng Cốc (Thái Lan), Malaixia, Singapo,...và tỉnh, thành phố lớn trong nước, như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Lâm Đồng, Hải Phịng...

Thành phố đã tập trung triển khai các dự án về xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN Đà Nẵng, nhất là đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thơng chính; hệ thống cấp thốt nước; cấp điện; thơng tin liên lạc và trạm xử lý môi trường các KCN.

Ba là, Đà Nẵng ban hành nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới cơng nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mơi trường thơng thống để thu hút đầu tư; 3 năm liên tiếp (2005, 2006, 2007) đứng thứ nhì và 2 năm 2008, 2009 được công nhận dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng làm tốt công tác tham mưu cho UBND thành phố và phối hợp tốt các sở, ban, ngành liên quan thành phố đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến đầu tư và quảng cáo về tiềm năng, cơ hội và môi trường đầu tư tại các KCN trên các phương tiện thơng tin. Đón tiếp hàng trăm đồn khách trong nước và nước ngoài (Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Anh, Malaysia, Nam Phi, Pháp, Hồng Kơng...) đến tìm hiểu mơi trường đầu tư tại các KCN Đà Nẵng và tổ chức các đoàn của thành phố đi các nước phát triển học tập kinh nghiệm và vận động thu hút đầu tư.

Bốn là, Thành phố đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi

trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, thơng thống và hấp dẫn. Được đánh giá cao về vị trí thuận tiện, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giá đất và các loại dịch vụ khá cạnh tranh. Các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư, quy hoạch, giải phóng và bàn giao mặt bằng, hợp đồng thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng nhận ưu đãi đầu tư được thực hiện theo cơ chế "một cửa, tại chỗ”.

Ngồi ra, thành phố được quan tâm của Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương về đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị xác định "về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng hiện nay. (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w